Khi giá dầu thô ở mức US$80/Thùng, Châu Á tiêu tốn ngàn tỷ USD. Khó khăn cho doanh nghiệp vận tải.

Khi giá dầu thô ở mức US$80/Thùng, Châu Á tiêu tốn ngàn tỷ USD. Khó khăn cho doanh nghiệp vận tải.

Giá dầu thô đang “sôi” tuần trước và phá ngưỡng US$80/Thùng, đẩy giá trị nhu cầu của toàn Châu á về dầu thô lên 1 ngàn tỷ USD, cao gấp 2 lần so với thời gian trầm lắng giai đoạn 2015/2016.

Kể từ tháng 1/2018 cho đến nay, giá dầu đã tăng 20%. Trong khi đó, tại Việt Nam, tính từ 1.1.2018 cho đến 24.5.2018, giá xăng tăng 11.74% (A95) và giá dầu Diesel tăng 16.68% (0.05S)

Châu Á tổn thương

Cùng với đó, đồng USD tăng giá, khiến chi phí nhập khẩu xăng dầu càng tăng, đặt ra lo ngại về tác động tiêu cực với nhiều nước ở Châu Á – khu vực có mức độ phụ thuộc cao vào nguồn năng lượng nhập khẩu. Những ảnh hưởng này có thể rơi vào cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp.

“Châu Á là khu vực dễ tổn thương nhất do giá dầu tăng”. Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chiếm hơn 35% trong tổng số khoảng 100 triệu thùng dầu mà thế giới sử dụng mỗi ngày. Châu Á cũng là khu vực sản xuất dầu ít nhất thế giới, chỉ chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng dầu toàn cầu.

Các nước Châu Á như Ấn Độ và Việt Nam,… dễ tổn thương hơn trước giá dầu tăng, rơi vào những quốc gia không chỉ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu xăng dầu, mà còn không đủ tiềm lực tài chính để hấp thụ sự tăng giá nhiên liệu bất ngờ.

“Những nước nghèo hơn với khả năng vay nợ giới hạn có thể đối mặt với khó khăn tài chính trong bối cảnh hóa đơn nhập khẩu xăng dầu phình to”, RBC nhận định.

Tại các nền kinh tế đang phát triển như Ấn Độ, Việt Nam hay Philippines, chi phí xăng dầu chiếm 8-9% lương tháng bình quân của một người – theo nghiên cứu của Reuters và dữ liệu từ trang thống kê Numbeo. Trong khi đó, tỷ lệ này ở những nước giàu như Nhật Bản và Australia chỉ là 1-2%.

Những ảnh hưởng tiêu cực khi giá dầu và xăng dầu tăng cao như giá cả hàng hóa tăng, lạm phát tăng.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0,08% so với tháng trước. CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm ngoái tăng 2,8%. Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 1,18%, chủ yếu do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào ngày 7/4 và 23/4 (tác động làm CPI chung tăng 0,11%).

Giá dầu diesel ảnh hưởng đến chi phí logistic.

“Giá dầu diesel tăng hơn 16% kể từ đầu năm, kéo theo đó, giá dầu nhớt và chi phí bảo trì bảo dưỡng đoàn xe tăng. Trong khi đó giá dịch vụ cung cấp cho khách hàng vận chuyển chúng tôi thương lượng tăng chưa đến 5% nhưng cũng gặp phản ứng từ khách hàng”.

Ông Hùng Anh, chủ một hãng vận chuyển 50 xe cho biết.

Thông tin từ các Hiệp hội vận tải, khi giá nhiên liệu tăng tình hình trở nên tồi tệ hơn khi giá cả dịch vụ phải cạnh tranh khốc liệt. Trong khi đó số lượng các đầu xe vận chuyển tại các thành phố lớn và trung tâm hàng hóa đã được đầu tư vượt quá nhu cầu. Khi kỳ vọng kinh tế tăng trưởng nhưng lượng hàng hóa không đáp ứng đủ thì công việc sẽ khó khăn hơn cho các hãng logistic. Sự cần thiết để tồn tại chính là năng lực hiệu quả của chính từng doanh nghiệp.

Thị trường dầu nhớt Việt Nam, hiện nay, sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp vận tải chiếm 75-80% tổng tiêu thụ của ngành công nghiệp dầu nhớt.

Theo ESKA, tổng hợp từ Reuter, vneconomy.vn.

Trả lời