Ngành công nghiệp dầu nhớt Việt Nam: năm covid-19 lần thứ nhất (P3): Dầu nhớt cho ngành vận tải

Phân khúc vận tải nhẹ và ô tô (PCMO)

Năm 2019, trang web Seasia (trụ sở tại Indonesia) đưa ra một dữ liệu đánh giá về tỷ lệ sở hữu ô tô trên mỗi 1,000 người của các nước Đông Nam Á. Theo đó, Brunei đứng đầu danh sách với 721 xe/1,000 dân, tiếp đến là Malaysia với 443 và Thái Lan 225. Việt nam đứng gần cuối bảng với chỉ 23 xe/1,000 người dân.

Hạ tầng giao thông bị hạn chế

Nếu như năm 2004, Việt Nam chỉ có hơn 223.000km đường bộ, thì đến năm 2018 đã phát triển trên 668.000km; trong đó đường cao tốc có xuất phát điểm bằng 0, đến nay đã có trên 900km.

Điều này đã củng cố vai trò của đường bộ là phương thức vận tải chủ lực cho cả hành khách và hàng hóa tại Việt Nam.

Tuy nhiên, mạng lưới đường bộ Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế, như nhiều khu vực mật độ đường bộ vẫn còn thấp nên xảy ra tắc nghẽn giao thông cục bộ trên các tuyến đường vành đai và các cửa ngõ quốc tế; thực trạng xe quá tải tiếp tục khó được kiểm soát triệt để, thiếu ngân sách cho công tác bảo trì thường xuyên.

Philippe Richart, Giám đốc điều hành của INSEE Việt Nam nói với Nikkei: “Một trong những động lực chính [của sự phục hồi] sẽ là việc Chính phủ ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng. “Tất cả các doanh nghiệp trong ngành sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này”. Đến nửa đầu năm 2020, Việt Nam đã đẩy nhanh tiến độ của hơn một chục dự án lớn bằng vốn đầu tư công.

Cũng như phần lớn khu vực Đông Nam Á, các tuyến đường bộ của Việt Nam vẫn còn chưa theo kịp nhịp độ phát triển của một nền kinh tế đang tiến sâu hơn vào thương mại toàn cầu. Các dự án đang được thực hiện để thúc đẩy năng lực hạ tầng, từ một sân bay Long Thành, đến đường quốc lộ mở rộng và các tuyến cao tốc chuẩn bị khởi công từ Bắc đến Nam. Thế nhưng thời gian để hoàn thành một dự án kéo dài gây nên điểm nghẽn trong phát triển kinh tế.

Một thực tế, các tỉnh hay địa phương có sự đầu tư hạ tầng kết nối thông suốt như Bình Dương, BR-VT hay Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang thì tốc độ phát triển kinh tế cao cũng như năng lực vận chuyển cao song song với mức sống được nâng cao, tốc độ sở hữu phương tiện cá nhân tăng cao. Tuy nhiên, các trung tâm kinh tế xã hội như Tp. HCM hay Hà nội là nơi có mật độ sở hữu ô tô cao nhất mặc dù hạ tầng dường như kém nhất so sánh trên phương diện diện tích đường lưu thông/1,000 người.

Dung lượng thị trường ô tô tại Việt nam

Việt Nam là quốc gia có trên 96 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sống ngày càng nâng cao do đó nhu cầu sử dụng ôtô ngày càng nhiều, đủ để các doanh nghiệp ôtô đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Tuy nhiên, hiện nay dung lượng thị trường trong nước chưa phát triển so với tiềm năng, do ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa đủ các điều kiện về thị trường cũng như các yếu tố khác để phát triển như các quốc gia trong khu vực. Hiện, Việt Nam chỉ có hơn 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm. Trong số 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô… với sản lượng sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi trong nước

Năm 2019, thị trường ô tô Việt Nam đạt quy mô 430 nghìn xe các loại.

Tháng 10/2020, lượng ô tô bán tăng 14.9% so với cùng kỳ, theo như VAMA (Hiệp hội ô tô Việt nam) là tháng có lượng bán ô tô cao kỷ lục. VAMA cũng cho biết, tổng doanh số bán hàng toàn thị trường tính đến hết tháng 12/2020, đạt 296.634 xe, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: Xe du lịch (ô tô) đạt 221.274 xe, giảm 7%;  xe thương mại đạt 71.507 xe, giảm 10%; xe chuyên dụng đạt 3.853 xe, giảm 26%.

Tính đến hết tháng 12/2020, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 1%, trong khi xe nhập khẩu giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Một phần do nhà nước hỗ trợ ngành ô tô lắp ráp trong nước bằng cách giảm lệ phí trước bạ.

Cho đến hết 2020, Việt nam có hơn 4,2 triệu ô tô lưu hành trong đó lượng ô tô cá nhân và vận tải nhẹ (Passenger Car) chiếm khoảng 3 triệu chiếc.

Thị trường dầu nhớt cho phân khúc PCMO

Dầu nhớt cho phân khúc tải nhẹ và ô tô cá nhân (du lịch) tại Việt nam có sự chuyển biến trong nhận thức người sử dụng cũng như tại các cơ sở, garage bảo dưỡng. Sự thay đổi nhanh nhất về độ nhớt từ SAE 20W-50 như vài năm trước đây, thì hiện tại thị trường đã xuất hiện độ nhớt SAE 0W-20. Các loại độ nhớt như SAE 15W-40 hay 5W-30 là loại độ nhớt thông dụng hiện nay. Tuy nhiên, xu hướng này nhận biết rõ ràng chỉ ở nhiều đô thị lớn, sau sẽ lan dần đến các đô thị nhỏ hơn. Đó chính là sự nhận thức phù hợp với khuyến cáo độ nhớt sử dụng của các hãng ô tô OEM, cũng phần khác là do tư vấn của người bán cho người sử dụng đúng với chủng loại khi người dùng còn tâm lý kiểu DIFM (Do It For Me- phó thác cho người bảo dưỡng). càng ngày, người dân càng có nhu cầu mua xe mới nhiều hơn (trước đây mua xe cũ cho rẻ) nên vấn đề bảo dưỡng phụ thuộc vào các hãng ô tô, kéo theo thị trường phải phù hợp với tình hình chung.

Trong vấn đề chất lượng, sự nâng cấp đồng loạt trong tiêu chuẩn API Hoa kỳ hay ACEA Châu Âu, Hiện tại các cấp API SN hay ACEA A5/B5 là phổ biến với dòng từ bán tổng hợp hay tổng hợp hoàn toàn là phổ biến. Phân khúc PCMO rất kén nhãn hiệu vì dường như uy tín của thương hiệu là niềm tin cho người sử dụng vì phương tiện vẫn là một tài sản có giá trị đa số với người dân Việt nam. Một khuynh hướng sử dụng chung các dòng có chất lượng cao nêu trên cho cả động cơ xăng và dầu diesel, khi dầu diesel Việt nam đạt tiêu chuẩn Euro IV và V.

Các nhãn hiệu riêng (genuine oil) vẫn chiếm thị phần lớn trong phân khúc như Honda, Toyota, bên cạnh là OEM của Vinfast, Thaco, TCM…Vì đa phần xe mới bán ra được đổ dầu trong hãng cũng là dầu nhớt của các hãng dầu lớn: Castrol, Idemitsu, Shell, Total,..Một số thị phần nhỏ còn loại dành cho dầu nhập khẩu đi theo các thương hiệu xe nhập khẩu.

Thị trường vẫn tồn tại nhiều nhãn hiệu sản xuất nội địa nhỏ với chất lượng theo quan điểm của Eska là không biết gì về chất lượng dầu nhớt để sản xuất. Một số yếu tố về kỹ thuật rất quan trọng cho nhớt ô tô như độ nhớt CCS (độ nhớt ở nhiệt độ thấp) không được quan tâm. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến 70% mài mòn động cơ khi khởi động.

(Còn tiếp,…)

Ngày 2/2/2021, Covid-19 bùng phát trở lại tại Việt nam.

Theo ESKA, Made in Singapore

Trong bài có sử dụng tư liệu, số liệu từ internet, VAMA.