Nguy cơ khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ 10 năm.

Nguy cơ khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ 10 năm.

Thế giới

Theo nhà đầu tư George Soros, việc đồng USD vẫn đang trên đà tăng giá cùng với xu hướng rút vốn từ các thị trường mới nổi có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng khác. Ông cũng đưa ra lời cảnh báo rằng Liên minh Châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một mối đe dọa về nguy cơ tan rã.

Trong một bài phát biểu tại Paris vào hôm thứ Ba (30/5), ông Soros nói, việc “chấm dứt” thỏa thuận hạt nhân với Iran và mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa EU và Mỹ bị phá vỡ “rất có thể sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Châu Âu và nhiều mối đe doạ khác”, bao gồm sự tụt dốc không phanh của đồng tiền từ các thị trường mới nổi. “Có thể chúng ta đang sắp phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính lớn khác.”

Tỷ phú này đưa ra lời cảnh báo rất quả quyết khi lợi suất trái phiếu của Italy leo lên mức cao nhất trong nhiều năm và các thị trường mới nổi gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina đang phải chật vật trong việc ngăn chặn hậu quả của lạm phát. Ông Soros – người luôn phải hứng chịu sự giận dữ từ chính phủ của quê hương mình là Hungary, đã nói về một tương lai ảm đạm nhất của EU.

Điều tiên đoán của Ông hiện thực khi cách đây vài ngày Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đồng ý giúp Argentina 50 tỷ USD để cứu nền kinh tế nước này.

Tại Indonesia, Đông Nam Á.

Đồng Rupiah của Indonesia đang yếu đi tới mức đáng lo ngại, và Ngân hàng Trung ương nước này (Bank Indonesia) gần như chưa gặt hái được kết quả gì sau nhiều nỗ lực vực dậy tỷ giá đồng nội tệ.

Theo hãng tin CNBC, Bank Indonesia tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc họp vào ngày thứ Tư, và thị trường đang đồn đoán rằng ngân hàng trung ương này đang chuẩn bị tung ra những biện pháp mới để cứu tỷ giá.

Đồng Rupiah đã trở thành một trong những đồng tiền chịu tác động nặng nề nhất ở khu vực Châu Á khi các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường khu vực và chuyển về Mỹ trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và đồng USD mạnh lên.

Giá trị sa sút của đồng Rupiah có thể gây ra vấn đề lớn cho khối nợ ngoại tệ không hề nhỏ của Indonesia, và dòng vốn chảy khỏi thị trường trái phiếu Indonesia là một tin xấu đối với Chính phủ nước này.

Tại Việt nam, ngày 10/6/2018,

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đưa nhận định : “Nền kinh tế Việt Nam đang có độ mở rất lớn với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 193% GDP năm 2017 nên dễ chịu tác động của các bất ổn của thế giới. Chúng tôi đang lo ngại chu kỳ “khủng hoảng 10 năm” khi ông tham dự Hội thảo “Củng cố và tạo lập nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh mới ở Việt Nam”

Phó thủ tướng nêu thực tế của Việt Nam khi tăng trưởng kinh tế cải thiện nhưng giá trị gia tăng của nền kinh tế lại giảm đi.

Chất lượng tăng trưởng của Việt Nam đạt con số ấn tượng năm 2017 và Quý 1 năm 2018 cao nhất trong 10 năm, nhưng con số đó dựa vào các doanh nghiệp FDI như Samsung,..là chủ yếu. Trong khi FDI không hình thành một cộng đồng doanh nghiệp cộng hưởng đi theo tạo chuỗi cung ứng. Bên cạnh doanh nghiệp nội tại Việt Nam vẫn còn nhỏ bé nhưng đóng góp lượng lớn thuế cho ngân sách và một gánh nặng duy trì bộ máy doanh nghiệp nhà nước “ì ạch”…

Một chu kỳ kinh tế sẽ rơi vào tầm khoảng trên dưới 10 năm bao gồm 4 giai đoạn:

1. Phát triển: yên ổn làm ăn, lạm phát & lãi suất tăng nhẹ và đều qua các năm.

2.Hưng thịnh: sau thời gian dài tích lũy ai cũng có đống tiền, và muốn đầu tư: chứng khoán, BĐS,..và các kênh này tăng giá trị điên cuồng

3.Khủng hoảng: lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường quá nhiều (như hiện nay) dẫn đến lạm phát tăng cao, lãi suất tăng trên mây, dòng tiền bất ổn, bong bóng phình to,..

4.Hồi phục : lạm phát thấp, lãi suất ưu đãi,..hàn gắn vết thương,…

Thời gian 10 năm có thể là tương đối, nhưng 4 giai đoạn phát triển của nền kinh tế là bất biến.

+Năm 1987: Khủng hoảng tín dụng Mỹ bắt nguồn từ sụp đổ thị trường chứng khoáng.

+Năm 1997: Khủng hoảng tiền tệ Châu Á, sau đó lan rộng ra thế giới. Điển hình là sụp đổ của đồng Bath Thái Lan do George Soros thao túng.

+Năm 2007-2008: Khủng hoảng BĐS Mỹ lan rộng gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

+Năm 2018: đã có dấu hiệu,…

Thị trường dầu nhớt Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng nếu điều dự báo này thành hiện thực. Chỉ có những tên tuổi lớn, có thực lực mới trụ nổi qua cơn bão này.

Theo ESKA tổng hợp

Trả lời