Tối đa hóa độ tin cậy của xe máy thông qua dầu nhớt- Phần 2: Sử dụng dầu gốc và phụ gia

Bản chất phát triển dầu xe máy và mô tô.

Khi đánh giá dầu nhớt thành phẩm, không có công thức nào phù hợp để có thể hỗ trợ tối ưu tất cả mọi ứng dụng. Điều này đặc biệt đúng với dầu nhớt được nghiên cứu cho xe máy và xe khách.

Cho đến cuối những năm 1990, dầu nhớt thông dụng cho xe chở khách, ô tô thường được sử dụng để bôi trơn động cơ xe máy. Tuy nhiên, khi công nghệ động cơ ô tô bắt đầu thay đổi để đáp ứng yêu cầu công suất tăng lên, dầu nhớt cũng thay đổi phù hợp. Những loại dầu nhớt cho động cơ ô tô và xe chở khách mới này chế tạo với các phụ gia tăng  VII (Viscosity Index Imrover) và phụ gia biến tính ma sát (Fiction Modifier-FM) mới nên không tương thích với động cơ, hộp số và ly hợp trong xe máy.

Để phân biệt đúng và chính thức một số khác biệt giữa dầu nhớt ô tô và dầu xe máy, Tổ chức Tiêu chuẩn Ô tô Nhật Bản, còn được gọi là JASO, đã giới thiệu tiêu chuẩn T903 cho dầu xe máy bốn thì vào năm 1998.

Theo tiêu chuẩn này, JASO MA được xác định cho các loại dầu được sử dụng trong xe máy có ly hợp ướt với mức ma sát phù hợp để ngăn ngừa trượt ly hợp trong khi vẫn duy trì hiệu suất tổng thể.

Tiêu chuẩn JASO MB được xác định cho các loại dầu nhớt được pha chế với phụ gia biến tính ma sát (FM) để tăng lợi ích tiết kiệm nhiên liệu trong xe máy tự động, hay còn gọi là xe ga.

Đối với các ứng dụng xe máy hai thì, JASO cũng giới thiệu tiêu chuẩn M345 đặt ra mức độ bảo vệ động cơ tối thiểu và hiệu suất kiểm soát khí thải. Các tiêu chuẩn JASO luôn được xem xét và cập nhật để đảm bảo rằng xe máy ngày nay đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn hiệu suất, an toàn và khí thải áp dụng.

Vấn đề dầu gốc trong xe máy.

Dầu bôi trơn được sử dụng trong một loạt các ứng dụng trong xe máy, bao gồm động cơ, bộ truyền động và hộp số. Dầu gốc có thể chiếm 75%-99% trong công thức của dầu nhớt bôi trơn xe máy và mô tô  nên việc sử dụng cho mỗi ứng dụng khác nhau cần được đánh giá cẩn thận.

Khi đánh giá dầu gốc sử dụng cho từng ứng dụng, một số tính chất chính cần xem xét:

  • Chỉ số độ nhớt: Chỉ số độ nhớt đề cập đến sự thay đổi độ nhớt của dầu liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ. Khi ứng dụng trong xe máy, dầu bôi trơn sẽ thay đổi độ nhớt liên tục, vì sự thay đổi nhiệt độ xảy ra thường xuyên tùy thuộc vào hiệu suất động cơ.
  • Độ bay hơi: Sự bay hơi  của dầu bôi trơn chủ yếu được kiểm soát bởi dầu gốc trong công thức. Dầu xe máy thường đòi hỏi sự biến động thấp để giảm thiểu tỷ lệ tiêu thụ dầu và ngăn cản sự gia tăng độ nhớt của dầu để duy trì tính tiết kiệm nhiên liệu. Độ bay hơi thường được xác định bởi thử nghiệm Noack, là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của dầu động cơ xe máy.
  • Tính ổn định oxy hóa: tác động của tiếp xúc với oxy đối với dầu bôi trơn, đặc biệt khi nhiệt độ cao, làm cho dầu bôi trơn bị giảm tác dụng bảo vệ, dẫn đến các thành phần bị hư hỏng cuối cùng có thể dẫn đến lỗi động cơ. Quá trình oxy hóa có thể được kiểm soát bằng cách lựa chọn dầu gốc và / hoặc phụ gia thích hợp. Nếu dầu gốc càng có khả năng chống oxy hóa, càng ít có khả năng dầu nhớt bôi trơn thành phẩm bị suy thoái bởi nhiệt và gia tăng độ nhớt cũng như có thể tăng tính bay hơi bới các thành phần bị cracking (bẽ gãy mạch carbon trong phân tử hydrocarbon).

Đứng trên góc độ kỹ thuật sản xuất thì dầu gốc Nhóm II là linh hoạt nhất để pha chế dầu nhớt xe máy. Vì theo phân loại dầu Nhóm II có thành phần lớn hơn 90% phân tử hydrocarbon bão hòa (không có liên kết đôi) và hàm lượng lưu huỳnh dưới 0,03%. Dầu gốc Nhóm II cung cấp sự ổn định oxy hóa được cải thiện rất nhiều so với dầu gốc Nhóm I. Liệu dầu gốc nhóm II là một trong những loại dầu gốc đáng tin cậy nhất trên thị trường hiện nay?

Giá trị của dầu gốc Nhóm II+

Nhu cầu ngày càng tăng về loại dầu nhớt bôi trơn với khả năng tiết kiệm nhiên liệu thông qua tính chất HTHS thấp , SAE thấp nhưng vẫn bảo vệ cần thiết cho các chi tiết chuyển động trong động cơ  xe máy. Điều này làm các hãng sản xuất dầu nhớt “tử tế” quan tâm nhiều trong việc sử dụng các sản phẩm hiệu suất cao hơn. Đây là điểm then chốt khi sử dụng công thức dầu nhớt với dầu gốc NhómII+.

Dầu gốc Nhóm II+, có chung đặc điểm tương tự với loại dầu gốc Nhóm III, theo phân loại API. Về cơ bản, Nhóm II + có độ nhớt tương tự như dầu gốc Nhóm II, nhưng chúng đi kèm với một số tính chất được cải thiện như chỉ số độ nhớt cao hơn, và độ nhớt cP thấp phù hợp khả năng bơm trong điều kiện nhiệt độ thấp. Các đặc điểm nhóm II + này cho phép các nhà nghiên cứu và sản xuất dầu nhờn giảm hoặc thậm chí loại bỏ  hẳn dầu gốc Nhóm III khỏi các công thức nhất định trong khi vẫn lợi thế hiệu suất so với dầu gốc Nhóm II truyền thống.

Với sự phức tạp liên quan đến việc sản xuất một công thức dầu bôi trơn xe máy thành phẩm, việc chọn đúng dầu gốc là yếu tố quan trọng của chất lượng của dầu nhớt cho ứng dụng này.

Thực tế tại Việt nam.

Hiếm có nhà sản xuất tại Việt nam nghiên cứu kỹ lưỡng và đánh giá tác động của việc sử dụng phụ gia và dầu gốc trong việc phát triển các sản phẩm dầu nhớt cho xe máy và mô tô. Phụ gia liên quan đến cân bằng của bảo vệ mài mòn trong động cơ và bảo vệ các bộ lọc xúc tác giảm thiểu khí thải. Vấn đề lớn là nhà sản xuất sử dụng quá nhiều phụ gia gia tăng Chỉ số độ nhớt (Viscosity Index Improver) để tăng độ nhớt (Viscosity) trong việc thay thế lựa chọn dầu gốc có độ nhớt cao như sử dụng các loại Bright Stock (BS) cho SAE 20W50 hay N500/600. Với quan niệm thay thế dầu gốc bằng một loại phụ gia như các loại co-polymere (Elthyl-Propylene Dimere-EPDM) gây hiện tượng trượt cả trong động cơ và bộ ly hợp. Các loại EPDM rất dễ bị oxy hóa sinh cặn bùn và làm tăng độ nhớt. Song song đó, sử dung các loại dầu gốc có độ nhớt thấp vì giá thành và thiếu nguồn cung gây bay hơi và thiếu ổn định oxy hóa.

Thông thường, các nhà sản xuất tại Việt nam sử dụng công thức của các hãng phụ gia khuyến nghị nhưng bỏ qua: lựa chọn dầu gốc phù hợp với phụ gia đó và các loại phụ gia hỗ trợ như loại VII thông dụng khác. Tất nhiên, việc công bố tiêu chuẩn API hay JASO là công bố của nhà sản xuất chứ không phải do xác thực từ API và JASO. Có vẻ như các tiêu chuẩn quản lý chất lượng dầu nhớt cho động cơ đốt trong của Việt nam rất lạc hậu khi không kiểm soát tính năng thật sự dầu động cơ (performance) mà chỉ kiểm soát lý tính (physical) cơ bản.

Đối với các thương hiệu lớn, họ vẫn cân bằng giữa sản phẩm thông dụng được sản xuất tại Việt nam vì sử dụng dầu gốc “linh hoạt” cho nhiều sản phẩm dầu bôi trơn khác nhau như Nhóm II. Một số sản phẩm cao cấp vẫn duy trì nhập khẩu.

ESKA Singapore được nghiên cứu và sản xuất tại Singapore.

Sài Gòn, ngày 23-09

Theo ESKA, Made in Singapore.

 

Lưu ý: Nhóm II + và III + là các “danh mục” không chính thức, được đặt tên và phát triển để đáp ứng nhu cầu pha chế  phù hợp cho công thức dầu động cơ đa cấp SAE 10W-XX và 5W-XX. Là các thuật ngữ tiếp thị, không phải định nghĩa API chính thức. Nhóm II+ có chỉ số độ nhớt cao (112 đến 119) hơn so với nhiều loại dầu gốc Nhóm II.