Báo cáo dầu gốc khu vực Châu Á và thị trường dầu nhớt tại Việt Nam (26.4.2021)

Sự thiếu hụt một số loại dầu gốc, giá cao và ảnh hưởng của đại dịch đang diễn ra đã đè nặng lên giao dịch dầu gốc trong tuần. Trong khi nhu cầu dầu nhớt vẫn đều đặn, thì  tình hình dịch bệnh tăng cao tại các thị trường trọng điểm như Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến tiêu thụ nhiên liệu và dầu nhớt  trong thời gian tới.

Các nhà máy pha chế dầu nhớt ở một số quốc gia ở châu Á và Trung Đông cũng nói rằng đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng lâu dài đến kinh doanh – bất chấp các chiến dịch tiêm chủng đang diễn ra ở nhiều quốc gia. Nhiều công ty nhỏ hơn đã buộc phải ngừng sản xuất tạm thời hoặc đóng cửa khi chi phí sản xuất tiếp tục tăng, trong khi giá sản phẩm trên thị trường không theo kịp với những sự gia tăng này.

Tuy nhiên, cho đến nay, Ấn Độ vẫn là một thị trường sôi động, với nhu cầu về dầu gốc không giảm và thương nhân vẫn đang tìm kiếm các loại dầu gốc có độ nhớt cao. Nhu cầu dầu gốc không bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Vấn đề giá mua của Ấn Độ không cao như ở các thị trường khác,  nên đất nước này không thu hút được nhiều hàng hóa. Một nhà cung cấp Trung Đông lưu ý rằng các giá đã tăng rất nhiều ở các khu vực khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nam Mỹ, đến nỗi hầu hết các lô hàng đã bị lôi kéo chuyển đến các điểm đến này.

Trung Quốc cố gắng hút nhiều hàng hóa hơn từ Đông Nam Á, vì nguồn cung trong nước của một số loại dầu gốc độ nhớt cao không đủ để đáp ứng nhu cầu. Cũng đã có nhiều nguồn từ Hàn Quốc và Đài Loan nhóm II chuyển đến Trung Quốc trong những tuần gần đây.

Sự cố gần đây khi tàu Green Given  bị mắc cạn trên kênh đào Suez, dẫn đến việc vận chuyển dầu gốc bị trì hoãn và chi phí tăng lên khi các tàu mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành một chuyến đi. Một vấn đề khác là tìm đủ tàu container cho các lô hàng linh hoạt trên một số tuyến đường nhất định. Nhiều tàu vận chuyển sản phẩm từ Trung Quốc sang Mỹ, nhưng không có nhiều hàng hóa di chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc, vì vậy các container bị mắc kẹt ở đó, chờ được lấp đầy.

Trong khi đó, về mặt sản xuất, các nhà máy xoay vòng bảo dưỡng ở Hàn Quốc đã dẫn đến nguồn cung căng thẳng. Nhà máy của SK ở Ulsan dự kiến sẽ hoàn thành công việc bảo trì trong tuần này, trong khi nhà máy của GS Caltex ở Yeosu cũng dự kiến sẽ khởi động lại trong vài ngày tới. Không có xác nhận nào có sẵn tại thời điểm viết bài.

Nguồn cung tại chỗ nhóm III từ Trung Đông cũng bị hạn chế, với các nhà sản xuất thực hiện các hợp đồng kỳ hạn, nhưng có thể cung cấp rất ít nguồn cung giao ngay. Tương tự, thiếu hụt nguồn cung nhóm I do vấn đề sản xuất ở Iran, một nguồn chính của dầu gốc nhóm I.

Các nhà máy mở rộng nhóm I ở Singapore, Nhật Bản và Ấn Độ, việc ngừng bảo trì gần đây ở Thái Lan và sự cố mất điện ngoài dự định ở Nhật Bản vào cuối tháng 3 đã dẫn đến hạn chếhàng hóa có sẵn giao ngay trong phân khúc đó. Nhà sản xuất Nhật Bản ENEOS đã buộc phải ngưng nhà máy sau một vụ hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu Wakayama vào ngày 29 tháng 3. Các báo cáo hiện nay  rằng ExxonMobil, người nắm quyền thương mại cung cấp sản phẩm tại nhà máy lọc dầu ENEOS sẽ chỉ  đáp ứng các thỏa thuận hợp đồng và hoạt động pha chế riêng mình, đã tuyên bố bất khả kháng (không bán)  đối với dầu gốc nhóm I ở châu Á Thái Bình Dương vì cơ sở riêng của họ ở Singapore cũng đã giảm kể từ tháng 6 năm 2020. Nhà sản xuất (ENEOS) không xác nhận tuyên bố bất khả kháng.

Do đó, giá giao ngay ở châu Á đã tăng ít mạnh hơn so với những tuần trước, với những điều chỉnh tăng thể hiện ảnh hưởng đến mức khan hiếm.  BS (Bright stock) là loại khó xác định vị trí nhất và giá đã tăng trở lại trong tuần này. Hoạt động pha chế vẫn bị khuất phục do thiếu nguồn cung tại chỗ trong khu vực.

Tại Việt nam, tình trạng khan hiến và giá dầu gốc tăng cao cũng đẩy một số nhà sản xuất nhỏ vào tình trạng ngưng sản xuất và không có sản phẩm cung cấp cho hệ thống bán hàng. Một số ông lớn như Castrol cũng rất hạn chế giao hàng cho hệ thống phân phối vì thiếu dầu gốc. Sự thông minh của nhãn hàng là biết lựa chọn những sản phẩm có lợi nhuận tốt để sản xuất trong khi các sản phẩm còn lại tạm thời… đóng băng. Với nguồn HSB thì Shell có lợi thế lớn so với các nhãn hiệu còn lại…

Tất cả các nhãn hiệu lớn đều thông báo tăng giá lần thứ 3 trong vòng 2 tháng. Mức tăng tính chung tùy theo nhãn hiệu nhưng tổng cộng không dưới 25% như trước đây ESKA có đề cập để tồn tại theo tình hình hiện nay.

Ngoài các hãng lớn có hợp đồng kỳ hạn, các nhãn hiệu nhỏ phải “ăn đong” theo nguồn dầu gốc không ổn định. Giá dầu sẽ còn tăng không vì giá dầu thô (crude oil) tăng mà vì đại dịch sẽ còn kéo dài ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu liên quan.

Khu vực Châu á sẽ còn bất ổn vì tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp trong khi đó dịch bùng lên mạnh mẽ tại Nam á (Ấn độ) và Đông nam á (Thái Lan, Lào, Cambodia…)

Lược dịch từ Lube Asia và theo ESKA Singapore.