Điện gió sẽ bùng nổ trong khủng hoảng năng lượng toàn cầu? Dầu nhớt bôi trơn!

Khủng hoảng năng lượng thời gian gần đây ảnh hưởng đến toàn cầu, làm tác động tăng giá hay gây lạm phát ở tất cả các quốc gia, trong đó ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ Trung quốc và châu Âu và “đốt cháy giá lương thực, thực phẩm trên toàn thế giới, theo Tổ chức lương nông thế giới- FAO”(1).  Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ sự thiếu đầu tư các dự án khai thác dầu khí hay các dự án khai thác nhiên liệu hóa thạch như dầu, than đá trong suốt 10 năm qua.

Sự cam kết của các nước lớn tiêu thụ nhiều năng lượng hóa thạch dần chuyển sang năng lượng tái tạo hay các loại năng lượng sạch khác để giảm dần lượng carbon phát thải, tiến tới trở thành “zero carbon” trong việc bù đắp hay mua bán carbon phát thải (Cacbon Dioxide) là mục tiêu chung theo Hiệp định Paris về khí hậu được ký kết năm 2015. Đây là hiệp định được ký kết giữa 190 quốc gia, không có tính ràng buộc, nhằm mục đích giảm khí phát thải và chống tác động và biến đổi khí hậu.

Các nước có cam kết giảm khí do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch gây nhiệt độ nóng lên toàn cầu trong đó đi đầu là châu Âu, Trung quốc,…Nên dần chuyển sang các loại năng lượng tái tạo như năng lượng thủy triều, gió hay năng lượng mặt trời, cũng có thể tương lai là năng lượng từ sự đốt cháy Hydro (hydrogen)…

Việt nam nằm trong khu vực nhiệt đới với lượng nắng và gió quanh năm, là tiềm năng để phát triển loại năng lượng tái tạo này…

“Một nghiên cứu mới được các chuyên gia quốc tế thuộc chương trình nghiên cứu trọng điểm về năng lượng tái tạo thuộc Đại học Quốc gia Australia, Trung tâm Năng lượng ASEAN, Viện Ngoại giao Na Uy và Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội thực hiện cho thấy tỷ trọng năng lượng Mặt Trời và gió trong cơ cấu điện ở Việt Nam trong năm 2020 tăng cao hơn nhiều so với tốc độ đạt được ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và trên toàn thế giới.

Số liệu của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IREA) cho thấy tổng công suất quang điện Mặt Trời của Việt Nam đạt khoảng 16.500 MW vào cuối năm 2020. Con số này vượt xa mục tiêu do chính phủ đề ra lúc ban đầu vào năm 2016 là 850 MW, thậm chí đang tiến gần đến mục tiêu dự kiến là 18.600MW công suất điện Mặt Trời lắp đặt vào năm 2030 được nêu trong bản dự thảo Quy hoạch Điện 8 của Việt Nam

Trong khi điện Mặt Trời đạt mức phủ rộng lớn nhất tại Việt Nam, công suất điện gió được lắp đặt cũng tăng nhanh. Vào cuối năm 2020, công suất điện gió lắp đặt đạt 600MW, chỉ sau Thái Lan (1.507MW) trong số các nước ASEAN.

Báo cáo nghiên cứu cho biết, năm 2020, tốc độ tăng trưởng công suất điện gió tính theo năm của Việt Nam là 70%, trong khi các nước ASEAN khác không mở rộng công suất điện gió.

Việt Nam cũng là quốc gia có quy hoạch phát triển điện gió tham vọng nhất trong ASEAN, với mục tiêu dự kiến là 11.800MW công suất điện gió vào năm 2025. Trong khi đó, mục tiêu của Thái Lan và Philippines lần lượt là khoảng 3.000MW vào năm 2036 và 2.378MW vào năm 2030” (2)

Tác động của các dự án điện mặt trời và điện gió

Ngoài nhiều tác động đến môi trường, sinh cảnh ảnh hưởng đến con người, thảm thực vật động vật,..và cả tác động về lượng mây trong các khu vực rộng lớn của dự án thì tác động lớn nhất của các dự án này là chiếm lượng lớn diện tích đất đai, mặt nước,..Là sự xung đột lợi ích về nguồn tài nguyên đất và mặt nước giữa các dự án và cư dân bản địa…Tại việt nam, tác động này không nhỏ đặc biệt ảnh hưởng đến nhóm cư dân địa phương vốn đã rất khó khăn kinh tế vì vùng triển khai dự án chủ yếu ở vùng sâu vì bắt buộc nhường phần đất canh tác nông, lâm nghiệp cho các dự án này.

Các dự án điện gió tại Việt nam tập trung tại Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ…

Dầu nhớt cho turbin điện gió

Các hãng lớn trên thế giới đều kết hợp với các công ty năng lượng điện gió nghiên cứu dầu nhớt ứng dụng trong điện gió. Chúng ta đã biết dầu nhớt bôi trơn giảm ma sát cho các chi tiết chuyển động trong đó chủ yếu là các bánh răng trong hộp số/bánh răng, nhưng bản thân dầu nhớt cũng là một trở lực cho chuyển động, độ nhớt, và các tính chất khác như “bọt” chẳng hạn …! Vậy các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tính hiệu suất của turbin ảnh hưởng bởi dầu nhớt bôi trơn.

Các vị trí bôi trơn trong điện gió chủ yếu là các hộp số, động cơ mở cánh, hệ thống thủy lực phanh, mỡ cho bánh răng chỉnh hướng gió,…không nhiều, nhưng sử dụng loại cao cấp hay đa số dùng dầu/mỡ tổng hợp để tăng thời gian sử dụng do điều kiện bảo dưỡng khó khăn.

Tác động của tuabin đối với chất bôi trơn sẽ… được phân tích bằng cách sử dụng một loạt các phân tích khác nhau, bao gồm kim loại vi lượng, tạo bọt, độ nhớt, độ ổn định, quá trình oxy hóa và các phân tích khác, cũng như xem xét hiệu suất tuabin, dữ liệu theo dõi điều kiện rung động và hình ảnh ống khoan, để xác định chất bôi trơn ảnh hưởng đến hiệu suất của tuabin gió như thế nào…!”, theo Ông Chua C.S., Giám đốc kỹ thuật của UNP Singapore trao đổi.

Theo ESKA Singapore

(1) https://thesaigontimes.vn/khung-hoang-nang-luong-de-doa-dot-nong-gia-thuc-pham-toan-cau/

(2) https://www.vietnamplus.vn/ty-trong-dien-gio-dien-mat-troi-cua-viet-nam-tang-nhanh-nhat-khu-vuc