Khi các Trạm “thu phí” BOT đổi thành Trạm “thu giá”, hiểu nổi không?
Vài tháng trước, đi dọc đường cái quan từ Bắc vào tận Cà Mau, tài xế ngạc nhiên khi trước mỗi trạm “thu phí BOT” đổi thành “thu giá BOT”, việc này diễn ra từ khi có vụ “lùm xùm” BOT. Nghĩ rằng Tiếng Việt thật là vô cùng phong phú khi không hiểu được từ “giá” và “phí”.
Việc đổi tên gọi trạm thu phí BOT sang trạm thu giá BOT là căn cứ Luật Phí và lệ phí được Quốc hội ban hành tháng 11-2015. Từ đó Bộ GTVT có quyền điều chỉnh giá khi biến động.
Chiều 22-5, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về những băn khoăn của dư luận về việc đổi tên gọi trạm thu phí BOT thành trạm thu giá BOT, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết: “Giờ mình xem BOT là 1 sản phẩm của doanh nghiệp (DN) nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà Nước”
Trước câu hỏi rằng dư luận đặt vấn đề Bộ GTVT đang đánh tráo khái niệm “thu phí” thành “thu giá”, Bộ trưởng GTVT khẳng định: “Không phải do bộ quy định mà do nghị định của Chính phủ quy định. Ví dụ, sản phẩm sản xuất nhà máy thì họ ấn định giá bán, và BOT là 1 sản phẩm của DN…” (1)Thanhnienonline.vn
Nói là vậy nhưng theo Ông Thể, doanh nghiệp BOT muốn tăng “giá” hay giảm “giá” thì phải trình lên Bộ GTVT quyết định.
Khái niệm “thu giá” này không được sử dụng trong Tiếng Việt từ xưa đến nay, hay cũng có thể nói chỉ cố bám vào Luật phí và lệ phí để sử dụng khái niệm “phí” độc quyền theo như giải thích trên.
Ngày mai, phụ huynh phải đóng tiền “học giá” cho con trẻ đi học thay vì “học phí” Bệnh nhân phải trả “viện giá” thay vì “viện phí” khi điều trị trong bệnh viện…và còn nhiều “giá” khác nữa. Buồn cho Tiếng Việt.
Chuyện này “chuẩn”: ngày mai 23.5.2018, xăng dầu sẽ có đợt điều chỉnh giá “tăng”