Nhu cầu dầu nhớt các nước ASEAN dự kiến sẽ tăng

Xe máy bị kẹt xe trong giao thông đông đúc tại một trạm kiểm soát ở Ciq Johor Bahru, Malaysia, dẫn vào Singapore. © Nashriq Mohd

Nhu cầu dầu nhớt ở 9 quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dự kiến sẽ tăng với tốc độ kép hàng năm (CARG- Compound Annual Rate Grow) là 2,1%, đạt 3,5 triệu tấn vào năm 2027 và 1,5% lên gần 4 triệu tấn vào năm 2032, được thúc đẩy bởi quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, khi khu vực này phục hồi và trở lại mức tiêu thụ dầu nhớt như trước đại dịch,  theo Hãng nghiên cứu Kline & Co. dự kiến.

“Từ năm 2027 đến năm 2032, thị trường dầu nhớt các nước ASEAN sẽ có mức tăng trưởng tương đối thấp hơn, do xe máy chạy điện ở các quốc gia ngày càng tăng như ở Indonesia và Việt Nam,” theo Bà Sushmita Dutta, giám đốc dự án trong lĩnh vực năng lượng của Kline & Co., cho biết. Ngoài ra, sự tăng trưởng của thị trường sẽ bị ảnh hưởng do sự chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm dầu tổng hợp chất lượng cao, có thời gian thay dầu lâu hơn”.

Phân tích của Kline dự đoán rằng Singapore sẽ là quốc gia duy nhất trong khu vực chứng kiến sự giảm sút nhu cầu dầu nhờn trong khoảng thời gian 10 năm. “Trong khoảng thời gian 5 năm tới, nhu cầu dầu nhớt ô tô của Singapore sẽ tăng lên, nhưng nhu cầu dầu nhờn công nghiệp sẽ giảm”. Tuy nhiên, sau năm 2027, nhu cầu dầu ô tô của nước này dự kiến sẽ giảm”.

Ba quốc gia hàng đầu – Indonesia, Thái Lan và Singapore– chiếm khoảng hai phần ba nhu cầu dầu nhớt ước tính của khu vực từ 3 triệu đến 3,5 triệu tấn vào năm 2022. Báo cáo phân tích chuyên sâu thị trường dầu nhớt thành phẩm ô tô và công nghiệp tại tám quốc gia hàng đầu ở Đông Nam Á – Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar, Campuchia và Lào – và cũng bao gồm một báo cáo ngắn về thị trường dầu nhớt của Singapore.

Kline ước tính tiêu thụ dầu nhờn công nghiệp ở mức 1,2 triệu đến 1,4 triệu tấn vào năm 2022, với dầu hàng hải chiếm gần một nửa nhu cầu do tiêu thụ đáng kể ở Singapore, IndonesiaPhilippines. Bà Dutta cho biết, phân khúc dầu nhờn công nghiệp dẫn đầu thị trường vào năm ngoái, chiếm gần một nửa nhu cầu. Dutta lưu ý dầu động cơ hàng hải ở Singapore có mức tiêu thụ lớn.

Công ty ước tính mức tiêu thụ dầu động cơ xe du lịch (PCMO) ở mức 400.000-500.000 tấn vào năm2022. Trong số đó, dầu tổng hợp và bán tổng hợp chiếm gần một nửa. Dutta ghi nhận chất lượng dầu nhớt trong khu vực ngày càng được cải thiện, đặc biệt là dầu nhớt ô tô. “Mức chất lượng dầu nhớt của khu vực theo truyền thống thấp hơn so với các nước tiên tiến hơn trên thế giới. Tuy nhiên, Singapore là một quốc gia ngoại lệ, với tỷ lệ sử dụng cao sản phẩm dầu nhớt tổng hợp có chất lượng cao và độ nhớt thấp. Các quốc gia khác , ở Đông Nam Á, đang thay đổi dần dần sang các loại dầu nhớt này”. Sự chuyển đổi này được thúc đẩy bởi các khuyến nghị của nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs) và bởi các quy định về khí thải của chính phủ, “Các OEM được yêu cầu sử dụng phương tiện hiệu quả hơn và một cách để cải thiện hiệu quả là sử dụng dầu bôi trơn có độ nhớt thấp, thời gian thay dầu lâu hơn”.

Dầu đa cấp chiếm gần như tất cả các cấp độ nhớt cho PCMO được tiêu thụ vào năm ngoái. Bà lưu ý rằng các loại độ nhớt 10W-30/40, 20W-40/50 và 15W-40 chiếm hơn 75% nhu cầu đó. Tiếp theo là 5W-XX, 0W-XX và một phần rất nhỏ dầu có độ nhớt đơn cấp.

Kline ước tính mức tiêu thụ dầu xe tải nặng, thương mại  (HDEO) ở mức 600.000-700.000 tấn vào năm 2022. Trong đó, dầu khoáng chiếm ưu thế, chiếm hơn 75% nhu cầu. Bán tổng hợp và một lượng rất nhỏ nhu cầu dầu tổng hợp chiếm phần còn lại. Dầu đơn cấp chiếm khoảng 40% nhu cầu HDEO ở các nước hàng đầu Đông Nam Á, tiếp theo là dầu có độ nhớt đa cấp 15W-40, 10W-30/40 và các loại khác.

Công ty ước tính số lượng xe của các nước ASEAN được chọn là 300 triệu đến 400 triệu chiếc vào năm 2022. Indonesia duy trì vị trí dẫn đầu của mình, với gần 50% xe của khu vực, tiếp theo là Việt nam, Thái Lan, Philippines và Malaysia.

Xe hai bánh, do chi phí sở hữu thấp hơn ô tô, là loại xe được sử dụng nhiều nhất trong khu vực, chiếm hơn 75% đội xe của khu vực. Xe du lịch và xe thương mại chiếm phần còn lại.

Bốn trong số năm nhà cung cấp dầu nhớt hàng đầu ở các nước quan trọng của ASEAN năm 2022 là các công ty dầu mỏ quốc tế, theo Kline. Shell đứng đầu, tiếp theo là BP, công ty dầu mỏ Pertamina– thuộc sở hữu của nhà nước Indonesia, ExxonMobil Chevron.Bottom of Form

Theo George Gill  – January 6, 2023, Lube’N’grease magazine:” Asean Lube Demand Projected to Grow “, Eska Singapore lược dịch