Chỉ số giá tiêu dùng và tỷ giá tăng cao (tháng 5/2018). Xu hướng giá cho sản phẩm dầu nhớt?
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2018 tăng 0,55% so với tháng trước, là tháng có CPI tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây.
Trong tháng, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, đặc biệt, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 1,72%, chủ yếu do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 8/5/2018 và thời điểm 23/5/2018 (tác động làm CPI chung tăng 0,16%).
Chuyên gia cho rằng xu hướng tăng của tỷ giá thời gian gần đây chủ yếu phụ thuộc vào biến động của đồng USD trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, số liệu về lạm phát mới được công bố cũng là một yếu tố làm cho tỷ giá “nóng” lên.
Khoảng 1 tuần trở lại đây, giá USD trên thị trường tự do tăng tương đối mạnh, có lúc vượt mức 22.900 đồng đổi 1 USD. Giá bán USD tại các NHTM cũng phổ biến ở mức trên 22.880 đồng.
Nhiều lo ngại đặt ra rằng, sự gia tăng mạnh của tỷ giá và lạm phát hiện nay là những biến động nhất thời hay báo hiệu một xu hướng mới?
Sau khi dầu thô chạm mốc kỷ lục US$80/thùng, UEA và Nga cùng tuyên bố sẽ tăng lượng dầu thô khai thác sẽ bù đắp lượng dầu thiếu hụt do suy thoái từ Venezuela và khả năng cấm vận kinh tế Iran sắp tới của Mỹ; dầu Bent mất 6% qua về mức US$ 76/Thùng; kéo theo đó thị trường hàng hóa các sản phẩm liên quan tới dầu thô và hàng hóa cơ bản giảm nhẹ.
Thị trường dầu nhớt Việt Nam cũng sẽ duy trì mức giá hiện nay theo xu hướng đi ngang trước biến động như vậy. Các đơn hàng dầu nhớt nhập khẩu đã điều chỉnh giá theo giá dầu gốc tại Singapore, Hàn Quốc…Riêng các loại nhớt từ Trung Đông (UEA) sau thời gian rất nhiều người nhập khẩu vì giá rẻ, xu hướng chững lại và thiếu hàng vì giá tăng cao.
Theo ESKA, tổng hợp