Thị trường nguyên liệu dầu gốc Châu Á, tháng 7: giá giảm, nguồn cung cải thiện!

Sau nhiều tháng nguồn cung dầu gốc cực kỳ thiếu hụt và giá tăng liên tục, điều kiện đáp ứng một số loại dầu gốc bắt đầu cải thiện, nhưng thị trường vẫn chưa dồi dào. Điều này đã dẫn đến các xu hướng hỗn hợp về giá cả, với giá giao ngay cho một số loại tăng lên,có loại ổn định và một vài loại giảm nhẹ…

Biên lợi nhuận dầu gốc tăng cao, một số nhà máy lọc dầu đã khởi động lại sau thời gian tạm dừng vì lý do bất khả kháng hay kế hoạch bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, việc khởi động lại một số nhà máy dầu gốc ở châu Á, cụ thể là ở Hàn Quốc và Nhật Bản, trùng hợp với nhu cầu tiêu thụ giảm từ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi coronavirus tăng vọt . Nhiều nước phong tỏa trở lại dẫn đến giảm hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh, hạn chế sự di chuyển của dân số dẫn đến một cảm giác sự hồi phục kinh tế không chắc chắn tại châu Á.

Ngay cả Trung Quốc, nước đã bắt đầu phục hồi sau đợt đại dịch đầu tiên sớm hơn hầu hết các quốc gia vào năm ngoái cũng có dấu hiệu chậm lại. Sau vài tuần tăng tốc sản xuất nội địa, trữ lượng dầu gốc Trung Quốc khá dồi dào và có hiện tượng xuất khẩu ngược ra khu vực Đông nam Á và Ấn Độ. Thì nay, trước chính sách giảm hạn ngạch nhập khẩu dầu thô và các điều kiện nghiêm ngặt hơn đối với việc xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ tinh chế, Trung quốc đã nhập khẩu trở lại dầu gốc, đặc biệt là một số loại có độ nhớt cao thuộc Nhóm I từ Thái Lan.

Trung Quốc đã giảm mua sản phẩm nhập khẩu trong ba tháng qua, đặc biệt là khi dầu gốc từ Đông Nam Á được bán dưới dạng phải đấu thầu và ưu tiên cho vận chuyển tới các nhà máy pha chế trong khu vực.

Thị trường Ấn Độ, đã có sự hồi sinh khi các lệnh phong tỏa được gỡ bỏ, sau khi chính quyền kiểm soát được làn sóng lây nhiễm khủng khiếp của Coronavirus với biến chủng Delta. Trong khi đó, những quốc gia khác đang phải đối phó với tỷ lệ lây nhiễm gia tăng. Indonesia – một quốc gia tiêu thụ dầu nhớt ô tô lớn – đã trở thành tâm chấn COVID-19 mới của châu Á. Điều này có thể ảnh hưởng đến tiêu thụ dầu gốc và dầu nhớt giảm mạnh trong những tuần tới.

Phân khúc Nhóm II dự kiến sẽ vẫn còn thiếu hụt khi nhà máy Formosa đang bảo dưỡng ở Mailiao, Đài Loan. Nhà máy có công suất 600.000 tấn/năm, dầu gốc nhóm II. Nguồn cung giao ngay không có tại đây để đảm bảo tồn kho cho các hợp đồng đã ký.

Giá dầu gốc Nhóm I và II ổn định và giảm nhẹ. Đồng thời, nguồn cung Nhóm III đang thiếu đã đẩy giá lên mức cao hơn.

Giá Ex- tank Singapore ổn định  trong tuần. Nhóm I SN150 ổn định ở mức $ 950 /t – $ 980 / t, nhưng SN500 đã giảm $ 20 / t xuống $ 1,480 / t – $ 1,520 / t. BS giảm 20 USD/t ở mức 1.830 USD/t-1.870 USD/t.

Nhóm II 150N giảm 20 USD/t ở mức 960 USD/t-1.000 USD/t, trong khi 500N đang giữ mức 1.450 USD/t-1.490 USD/t.

Giá FOB Châu Á, Nhóm I SN150 giảm 20 USD/t xuống còn 810 USD/t-850 USD/t, và SN500 cũng giảm 20 USD/t xuống 1.450 USD/t-1.490 USD/t. BS điều chỉnh giảm mạnh hơn 40 USD/t xuống 1.730 USD/t-1.770 USD/t.

Nhóm II 150N giảm $ 20/ t ở mức $ 820/ t – $ 860/ t, trong khi 500N và 600N ổn định ở mức $ 1,290/ t – $ 1,330/ t, FOB Asia.

Trong phân khúc Nhóm III, giá tăng do thiếu hàng. Loại 4 cSt tăng 10 USD/t ở mức 1.420- 1.460 USD/t và 6 cSt cũng cao hơn 10 USD/t ở mức 1.430 USD/t-1.470 USD/t. Loại 8 cSt tăng 10 USD/t cũng  lên 1.360-1.400 USD/t, FOB Asia.

Tính từ đầu tháng 7, giá dầu gốc Nhóm I,II giảm trung bình $40/tấn, có loại giảm $60/tấn., theo FOB Châu Á. Giá Nhóm III, ngược lại, tăng cũng $30-40/tấn tùy theo độ nhớt.

Thượng nguồn, hợp đồng tương lai dầu thô tăng sau khi giảm vào đầu tuần khi nhu cầu dự kiến sẽ vượt qua nguồn cung trong nửa cuối năm do các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi sau tác động của đại dịch coronavirus.

Vào ngày 22/7, hợp đồng tương lai tháng 9 dầu Brent được giao dịch ở mức $73,62/ thùng trên sàn giao dịch ICE Futures Europe có trụ sở tại London, từ mức $73,99/thùng vào ngày 15/7.

Thị trường dầu nhớt Việt nam, tháng 7/2021.

Kể từ đầu tháng 6/2021, Việt nam đã đối diện với làm sóng lây nhiễm Coronavirus lần thứ 4 với mức độ lây lan nhanh bởi biến chủng Ấn Độ (Delta). Sự bùng lên của dịch bệnh tập trung vào các trung tâm công nghiệp và các đô thị tập trung mật độ dân cư cao cả phía Bắc và phía Nam.

Gần 2 tháng, Việt nam tiếp tục các biện pháp mạnh với tiêu chí “mục tiêu kép” vừa kiểm soát bệnh dịch và vừa phát triển kinh tế. Trong đó kể đến các biện pháp thông dụng như cách ly, truy vết, giãn cách hay phong tỏa,…đã ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động kinh tế trên cả khu vực rộng lớn.

Thị trường dầu nhớt Việt nam tháng 6,7 vẫn trong tình trạng…trầm lắng do nhu cầu giảm mạnh và sự biến động giá tăng cao từ đầu năm đến hết tháng 6/2021. Việt nam vẫn đang cần động lực sản xuất công nghiệp, chế tạo,..phục vụ xuất khẩu, nhưng mảng tiêu thụ dầu nhớt lớn nhất: giao thông vận tải…đang gặp thách thức lớn khi các doanh nghiệp đang cố “tồn tại” trong “bất động”!

Tất cả các phân khúc đều có mức tiêu thụ giảm kỷ lục và tình hình khó cải thiện cho đến hết năm nếu Việt nam không đủ lượng Vaccine tiêm chủng cho người dân để mở cửa lại nền kinh tế.!

24/7/2021, Hà nội bắt đầu giãn cách!

Theo ESKA, Made in Singapore

Lược dịch Lube Report Asia, 16-23/6/2021.