Kinh tế thế giới dần hồi phục ở các quốc gia đã đạt chủng ngừa Covid-19 bởi vaccine ở mức có thể mở cửa và sống chung với coronavius như Hoa kỳ, Châu Âu, Trung Đông và một phần Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore,..
Các nhà máy lọc dầu bắt đầu tăng công suất khi nhiên liệu được tiêu thụ nhiều hơn bởi các rào cản hạn chế di chuyển được gỡ bỏ. Các sản phẩm hóa dầu như nhựa, dung môi, hóa chất,…v.v, có giá cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, biên lợi nhuận sản xuất tăng vọt. Dầu gốc sản xuất dầu nhớt cũng không nằm trong ngoại lệ đó: khi giá tăng cao, các nhà máy tăng năng suất tối đa để tìm kiếm lợi nhuận sau năm 2020 bị khủng hoảng vì Covid-19.
Theo nhà máy Dầu gốc S-Oil, báo cáo lợi nhuận hoạt động quý II là 249 triệu USD tăng 175%, so với trong cùng quý năm ngoái. Hyundai Shell Base Oil, một liên doanh giữa Hyundai Oilbank (60%) và Shell (40%) của Hàn Quốc, đã báo cáo thu nhập ròng 60,8 triệu usd trong quý II, tăng 363% so với giai đoạn đầu năm.
Ở chiều khác, một số quốc gia vẫn còn vật lộn trong vòng quay: gỡ bỏ các hạn chế hay phong tỏa đi lại đồng nghĩa nền kinh tế gần như bị tê liệt bởi biến chủng Delta, khu vực Đông nam á bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt nam,..là điển hình. Đẩy nhu cầu về nguyên liệu dầu gốc xuống mức trung bình trong các tháng 6 và 7, tạo nên sự cân bằng về cung và cầu cũng như giá ổn định trong khu vực suốt 2 tháng qua.
Tất nhiên, dầu gốc có rất nhiều loại và độ nhớt khác nhau, sự dư thừa loại này và thiếu hụt loại khác là chuyện thường xảy ra.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển về kỹ thuật và công nghệ, dầu gốc được sản xuất nhiều ở Nhóm II và Nhóm III bởi hydrocracking và isomerization với GTL (gas-to-liquid) hay CTL (coal-to-liquid). Sự quan ngại về môi trường cũng như hạn chế về tính năng dầu gốc Nhóm I với công nghệ lọc sáp (wax) và xử lý bởi dung môi (solvent neutralisation); các nhà máy sản xuất dầu gốc đã dầu chuyển đổi công nghệ sang dầu gốc Nhóm II hay đóng cửa nhà máy, tập trung nhiều tại Châu Âu, Úc Đại Lợi, và cả tại Châu Á (Đài Loan),..
Thế nhưng nhu cầu về dầu gốc Nhóm I vẫn tồn tại bởi các tính năng khác biệt mà dầu gốc Nhóm II và III bị hạn chế như : độ nhớt cao hay tính hòa tan (solvency) tốt..cũng như hàm lượng lưu huỳnh (Sulfur) cao tương thích với các loại phụ gia cho dầu công nghiệp như dầu bánh răng công nghiệp,…v.v.
Cho nên, dầu gốc Nhóm I hiện tại vẫn đang mất cân đối và giá cao hơn Nhóm II ở một số loại độ nhớt như SN500/600 hay BS ,…vì thiếu nhà máy sản xuất.
Trong tháng 7, mức sản lượng nhóm II và III ở Hàn Quốc đã tăng lên sau khi khởi động lại các hoạt động tại các nhà máy dầu gốc. Các nhà sản xuất đang tập trung vào việc đáp ứng các cam kết hợp đồng trong khu vực cho Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Các đơn hàng theo kế hoạch được báo cáo từ Yosu, Ulsan và Onsan đến Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ vào tháng 8.
Trong khi đó tình trạng thiếu hụt dầu gốc khu vực Bắc Mỹ vẫn đang tiếp diễn. Giá dầu nhớt tại đây tăng lên mức kỷ lục.
Giá giao ngay đối với dầu gốc Nhóm III đã ổn định trong tuần. Giá Nhóm I và II tiếp tục giảm nhẹ.
Giá tại Singapore đã thấp hơn tuần trước khi nguồn cung tăng và nhu cầu chậm lại do tình trạng phong tỏa ở một số quốc gia Đông Nam Á.
Nhóm I SN150 giảm 20 USD/t ở mức 930 USD/t-960 USD/t, nhưng SN500 giảm 10 USD/t xuống còn 1.470 USD/t-1.510 USD/t. BS cũng thấp hơn 10 USD/t ở mức 1.820 USD/t-1.860 USD/t.
Nhóm II 150N giảm 20 USD/t ở mức cao nhất của phạm vi xuống còn 940 USD/t-$980/t, và 500N cũng giảm 20 USD/t xuống còn 1.430 USD/t-1.470 USD/t.
Ở phân khúc nhóm III, giá đã ổn định, mặc dù nguồn cung vẫn thấp. Loại 4 cSt đang giữ ở mức $ 1,420- $ 1,460/t và 6 cSt được giao dịch ở mức $ 1,430/t – $ 1,470/t. Loại 8 cSt dao động ở mức $ 1,360-1,400/t, theo giá FOB Châu Á.
Trong tháng 7/2021, giá dầu gốc Nhóm I và II giảm tương đương 5%, Nhóm III tăng 3%. Mức tăng và giảm này chưa ảnh hưởng đến giá dầu nhớt thành phẩm.
Về thượng nguồn, vào ngày 29/7, hợp đồng tương lai tháng 9 của dầu Brent được giao dịch ở mức 74,97 đô la mỗi thùng trên sàn giao dịch London, từ mức 73,62 đô la / thùng vào ngày 22/7.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp lên các nhà máy sản xuất Dầu nhớt tại Việt nam.
Ngày 29/7, Castrol đã ra thông báo tạm ngưng sản xuất tại Nhà máy pha chế Dầu nhớt tại Nhà Bè do nhân sự tại đây được xác nhận có ca nhiễm Covid-19 với biến chủng Delta. Trong bối cảnh chính quyền Việt nam yêu cầu các nhà máy “sản xuất phải an toàn” với gợi ý “ 3 tại chỗ” hay “2 điểm đến, 1 cung đường” đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch, tiến độ và thời gian đáp ứng của tất cả doanh nghiệp cả thương mại dịch vụ và sản xuất.
Với biến chủng Delta của Coronavirus thì không có môi trường cô lập nào có thể an toàn khi nhà máy sản xuất cần cả nguồn lực hỗ trợ bên ngoài lẫn bên trong. Cho nên, với tốc độ tiêm chủng Vaccine hiện nay tại Việt nam, hay tại địa phương có các nhà máy sản xuất dầu nhớt, thì hiện tượng đứt gãy sản xuất sẽ xảy ra thường xuyên và kéo dài cho đến khi Việt nam đạt tỷ lệ tiêm chủng vaccine đáp ứng miễn dịch cộng đồng, dự kiến cuối năm 2022. Đó là thách thức về cung ứng đối với nhà máy sản xuất Dầu nhớt tại Việt nam.
Thế thì, liệu thị trường dầu nhớt có khan hiếm không? Hoàn toàn không! Nhu cầu dầu nhớt hiện nay tại thị trường Việt nam đang ở mức thấp kỷ lục vì nền kinh tế đang gần như bị phong tỏa, đặc biệt là khu vực phía Nam. Khi các biện pháp giãn cách gỡ bỏ trên toàn quốc, dự kiến cuối năm 2021, thì nhu cầu tăng trở lại, các nhà máy sẽ khắc phục việc tạm dừng. Ngoài ra, lượng hàng hóa nhập khẩu từ các nước trong khu vực sẽ đảm bảo nguồn cung bị thiếu hụt.
Ngày 3/8/2021, Sài Gòn kéo dài lệnh phong tỏa.
Theo ESKA, Made in Singapore
Bài viết sử dụng số liệu từ Lube Report Asia, ngày 30/7/2021