Khi Vinfast kỳ vọng sản xuất xe điện, ước mơ người Việt có hiện thực hay không?
Năm 2017, chỉ có 4% xe hơi trên toàn cầu và xe tải nhẹ ở Hoa Kỳ được bán ra là “xe điện hóa”. Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới có tầm nhìn dài hơi như:” tất cả xe hơi mới được bán ra sẽ là xe điện từ năm 2040”. Khái niệm “xe điện hóa” bao gồm cả “xe lai” hay xe trang bị “động cơ, mô tơ điện” bên cạnh động cơ xăng truyền thống hay động cơ đốt trong diesel (Internal combustion-IC) với mục đích tiết kiệm nhiên liệu/năng lượng và đáp ứng “ít khí thải”.
Sự chuyển đổi “điện hóa” có thể thấy là mối đe dọa thật sự đối với công nghiệp động cơ truyền thống, tuy nhiên, động cơ IC sẽ tồn tại một thời gian dài nữa, mặc dù có sự gia tăng các kiểu động cơ khác.
Thông thường, đề cập đến “xe điện hoàn toàn”, người ta hình dung xe chạy với pin/acquy điện (BEV, Battery Electric Vehicle) không có khí thải, không tiếng ồn, chi phí năng lượng thấp đáp ứng di chuyển cho cá nhân và giải quyết vấn đề khí thải.. Nhưng chỉ 1% lượng xe hơi trên toàn cầu là loại này hay chỉ có 850 ngàn xe so với 86 triệu xe hơi và tải nhẹ bán năm 2017. Xe BEV đã xuất hiện cả một thập kỷ trước nhưng tại sao doanh số bán không được nhiều?
Đơn gián là xe BEV ít nhận được sự quan tâm của mọi người và có rất nhiều trở ngại về chủng loại và thời gian nạp năng lượng. ở Châu Âu, chiếc Jaguar’s I-PACE là loại BEV mới nhất có thể di chuyển được 168 dặm (271 kms) với thời gian sạc điện 1 giờ (50KW). Trong khi đó, một loại xe diesel thông dụng có thể di chuyển 700 dặm (1,229 kms) với thời gian nạp nhiên liệu chưa đến 10 phút.
Vấn đề thứ 2 là giá thành BEV rất cao. Nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền nước sở tại chuyển đổi xe “sạch”, thị trường cho BEV sẽ là một cuộc chiến để tồn tại. Sản lượng sản xuất thấp và chi phí cho pin/acquy không giảm đồng nghĩa với BEV chưa thể cạnh tranh với chi phí sản xuất của động cơ IC khi mà lượng sản xuất được đồng bộ hóa và lên đến hàng triệu chiếc.
Điều quan trọng là hạ tầng cơ sở, sự thông dụng của các trạm sạc điện là rào cản lớn về chi phí đầu tư cho các nhà sản xuất xe BEV và chính quyền sở tại. Thêm vào đó rất ít mẫu mã so sánh với các cỗ máy IC hiện tại cũng lung linh không kém là lý do vì sao thị trường BEV chuyển động chậm chạp.
Ý cuối cùng, khi các điều luật/quy định bắt buộc thay đổi, động cơ IC khó có thể cải tiến để đáp ứng về khí thải CO2 về lâu dài. Bên cạnh “xe lai”, xe BEV sẽ cần một số lượng đủ lớn trước khi hiện diện thường xuyên trong cuộc sống. Sẽ cho đến giữa thế kỷ này, với các yếu tố phân tích trên thì xe điện sẽ thật sự tăng tốc chiếm lĩnh thị trường xe hơi và tải.
Đỉnh điểm của thời đại xe động cơ đốt trong (IC) đã thấy, nhưng trên thế giới với dự đoán của nhiều tổ chức nghiên cứu về mức sống/ô tô và luật lệ cho biết rằng đến năm 2040 thì lượng xe mới bán ra thị trường Châu Âu vẫn chiếm 40% động cơ IC (Theo LMC Automotive) và tỷ lệ này sẽ cao hơn rất nhiều ở Châu Á và đặc biệt là Việt Nam.
Thị trường dầu nhớt cho vận tải tại Việt Nam vẫn chiếm ưu thế trước khi đi xuống theo trào lưu của thế giới. Nhưng Việt Nam sẽ chậm hơn khoảng 30 năm vì phải “kiên trì” loại bỏ lượng xe máy trước khi chuyển hẳn vào ô tô. Điều này cũng rất khó xảy ra, đừng nói gì là phát triển thị trường xe điện như kỳ vọng Vinfast sẽ tiên phong.
Theo ESKA, tham khảo và dịch từ Al Bedwell, Director, Global Powertrain, LMC Automotive.