Phân khúc dầu ô tô (PCMO)
Việt nam ở đâu trên bản đồ ô tô của khu vực?
“Theo thống kê, lượng xe ô tô mới bán ra tại Việt Nam trong năm 2022 đạt mức kỷ lục 508.547 xe. Theo đó, người Việt lần đầu tiên vượt mốc tiêu thụ nửa triệu ô tô năm 2022.
Dữ liệu từ Cổng thông tin Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến tháng 9/2022, tổng số ô tô đang lưu hành tại Việt Nam là 4,94 triệu chiếc. Như vậy, số xe hơi trên 1.000 dân Việt Nam là khoảng 50 chiếc. Con số này được tính dựa trên toàn bộ số xe đăng ký, không phải số xe sở hữu cá nhân.
Với Hàn Quốc, số lượng ô tô đăng ký ở quốc gia gần 52 triệu dân này đã đạt 25,5 triệu vào cuối tháng 12/2022, tương đương cứ 1.000 người Hàn Quốc thì có 490 người sở hữu xe. Tính đến tháng 9/2022, quốc gia đông dân nhất thế giới – Trung Quốc – có 315 triệu ô tô đang lưu hành, theo Bộ Công an Trung Quốc (MPS), số xe trung bình trên 1.000 dân sẽ khoảng hơn 223.
Ở Đông Nam Á, tính đến tháng 12/2022, Singapore có 852.654 chiếc ô tô được đăng ký, tương đương với cứ 1.000 dân sẽ có 149 ô tô. Còn tại Thái Lan, số xe hơi được thống kê vào tháng 1/2023 là 19,9 triệu xe, đồng nghĩa với có 280 ô tô trên mỗi 1.000 dân.” (1)
Có thể nói lấy so sánh tỷ lệ người dân sở hữu ô tô của Việt Nam với các quốc gia khác, có nền kinh tế “đi trước” Việt nam thì có hơi khập khiễng. Với dân số khoảng 100 triệu dân, kinh tế phát triển đều đặn khoảng 6% qua từng năm, nhu cầu cuộc sống càng cao thì điều tất yếu là tỷ lệ sẽ tăng theo từng năm. Đó là cách nói về nhận xét tiềm năng của thị trường theo bất kỳ cuộc khảo sát nào từ sinh viên viết luận cho đến các chuyên gia. Thực tế thị trường ô tô có tăng trưởng hay không là do sự quản lý của chính quyền, do chính sách muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô hay không của Việt Nam?
Hạn chế về phát triển mật độ giao thông đô thị.
Hạn chế của ngành công nghiệp ô tô tại Việt nam là chính sách thuế cao để hạn chế người dân sử dụng ô tô cá nhân, đồng thời về mức thu thuế của ngân sách nhà nước mà người sở hữu hay các doanh nghiệp sản xuất ô tô và ngành phụ trợ cho ô tô đóng góp là rất lớn.
Trước đây có ý kiến yêu cầu giảm thuế để người dân sở hữu ô tô, nhưng hạ tầng giao thông Việt nam thuộc kiểu “đang phát triển” nên tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất đô thị (theo quy định của Luật Giao GTĐB năm 2008), phải đảm bảo từ 16% – 20%. Tuy nhiên, tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị hiện nay còn thấp hơn so với quy định, như tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn khác, con số này mới chỉ đạt từ 5 – 12% tùy theo từng khu vực. Hơn nữa hiện nay, mật độ đường phố tại khu vực trung tâm cũng rất thấp. Đơn cử khu vực nội đô Hà Nội chỉ đạt khoảng 0,74km/km2. Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông tĩnh cũng rất thấp, mới chỉ đạt được dưới 1%. (Theo Báo giao thông đô thị)
Cũng lý do đó nên chính quyền hạn chế sự phát triển của phương tiện di chuyển cá nhân như ô tô (chiếm diện tích mặt đường lớn). Tóm lại là do quản lý yếu kém của chính quyền với tư duy nhiệm kỳ cho nên không thực hiện đúng quy hoạch đã định trước, phát sinh hậu quả mà muốn khắc phục không phải dễ, nhất là liên quan đến lĩnh vực đất đai xây dựng hạ tầng.
Hạn chế về chuỗi cung ứng.
Với chuỗi cung ứng ô tô, vấn đề lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là sản lượng.
“Doanh nghiệp nội địa, hầu hết chưa sẵn sàng để sản xuất linh kiện ô tô. Không phải vì doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ kém nên họ không sản xuất được linh kiện ô tô, mà bởi vì sản lượng không đủ nên không đầu tư. Giống như xe máy, không cần chính sách hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp tự đầu tư, tự hình thành ngành linh kiện xe máy.
Hiện nay, sản xuất linh kiện ô tô tại Việt Nam còn nhiều khó khăn, khi giá thành đang cao hơn 2 tới 3 lần so với khu vực. Do đó, ngay cả khi chi phí nhân công của Việt Nam được đánh giá ở mức cạnh tranh hơn, thì chiếc xe sản xuất nội địa vẫn có chi phí sản xuất cao hơn 10-20% so với Thái Lan, Indonesia.” (2)
Với dân số đông, với điều kiện địa lý hơn 330 ngàn km2 và chiều dài 2.000 km từ Bắc vào Nam, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển phương tiện giao thông. Và nếu công nghiệp ô tô không phát triển, thì thị trường này là bò sữa cho nhiều hãng ô tô nước ngoài. Thực tế đã diễn ra như vậy khi nhiều thương hiệu ô tô nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam. Không có một thương hiệu thuần Việt nam nào (trước đây có Vinfast, nhưng nay Vinfast chuyển sang làm xe điện).
Dầu nhớt cho phân khúc ô tô PCMO
Thị trường dầu nhớt cho ô tô (PCMO) tại Việt nam phản ánh rõ ràng thế mạnh về kỹ thuật của nhiều nhãn hiệu nước ngoài hay các thương hiệu nhập khẩu. Thị trường này không dành cho “tay mơ” về sản xuất và cả về chiến lược xâm nhập thị trường. Xu hướng của các OEMs ô tô khuyến nghị dầu nhớt với chất lượng ngày càng cao cấp và độ nhớt ngày càng loãng hơn. Hiện tại, đã có xuất hiện độ nhớt SAE XW-20, nhất là các thương hiệu nhật Bản.
Một số thương hiệu Việt nam sản xuất với quảng cáo có thể sử dụng kéo dài đến 20 ngàn km, nhưng sẽ không có người sử dụng và nếu có sử dụng thì người tiêu dùng sẽ không quay trở lại vì nhiều lý do không tiện đề cập…”Thông thường, dầu nhớt PCMO tốt nhất hiện nay và thông dụng thì thời gian sử dụng được khuyến nghị theo 1 chu kỳ bảo dưỡng của các OEMs là 10,000 Km (6.000-7,000 dặm). Các loại dầu bảo dưỡng khoảng 5,000 Km (3,000 dặm) là các loại dùng cho xe rất cũ, vùng nông thôn, và thông thường sử dụng độ nhớt cao như SAE XXW-40/50. Thông dụng cho ô tô hiện nay là SAE XW-30”(3)
Sản lượng dầu PCMO, Việt nam, năm 2022 tiêu thụ khoảng 70 ngàn tấn (kT), chiếm 16% tổng lượng dầu nhớt tiêu thụ. Các thương hiệu tạo dựng tên tuổi từ phân khúc này bao gồm Castrol, Shell, TotalEnergies,…và một số thương hiệu nhập khẩu khác như Hyundai, Mobil, Maxpro1…cũng là các thương hiệu có đăng ký sản phẩm (còn hiệu lực) trên trang của Viện Dầu mỏ Hoa kỳ (API), hàng năm được kiểm tra độc lập bởi API ở một số thị trường nhãn hiệu này hiện diện trong đó có Việt nam.
…còn tiếp.
Theo ESKA Singapore, 19/2/2023
Tham khảo:
(1): Theo Cafef.vn
(2): Theo báo Nhịp sống thị trường,
(3): (Theo Steve Swedberg là một chuyên gia với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu nhớt, đã làm việc tại Pennzoil và Chevron Oronite. Ông là thành viên lâu năm của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, ASTM International và SAE International, nơi ông là chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật 1 về dầu động cơ ô tô, viết tại https://www.lubesngreases.com/magazine/29_2/how-many-years-do-quick-lubes-have-left/