Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam, năm 2020- Bài 11: Các thương hiệu chính

Idemitsu – Định vị hoàn toàn vào phân khúc tầm trung thông qua cung cấp OEMs của Nhật Bản.

Idemitsu hoạt động tại Việt nam thông qua Cty TNHH Dầu nhờn Idemitsu Vietnam, được thành lập năm 2012 tại Hải Phòng.

Năm 2020, Idemitsu ước tính bán ra khoảng 19 kT (ngàn tấn), chiếm thị phần 5%, hầu hết trong phân khúc dầu vận tải.

Idemitsu đặc biệt chú trọng vào các hợp đồng cung cấp dầu nhớt cho các công ty công nghiệp Nhật Bản và các khách hàng lắp ráp ô tô, xe máy  thương hiệu Nhật Bản tại Việt nam. Idemitsu phát triển nhanh chóng tại Việt nam nhờ sự ưa chuộng xe máy của Nhật như Honda và Yamaha của người Việt. Sản lượng cung cấp chỉ riêng cho Honda hàng năm trong khoảng 15 kT. Idemitsu cũng cung cấp OEMs cho Mitsubishi và Hino truck.

Nhà máy pha chế dầu nhớt công suất 35 kT/năm tại Hải Phòng, hoàn thành và bắt đầu sản xuất vào tháng 1/2014. Tập trung sản xuất phân khúc MCO, PCMO và dầu công nghiệp. Năm 2020, ước tính nhà máy đã sản xuất khoảng 24 kT, cung cấp thêm cho một số khách hàng OEMs trong khu vực Đông Nam Á của Nhật Bản. Idemitsu xuất khẩu khoảng 7 kT, 2020, cung cấp cho Honda, Toyata, Mitsubishi và Nissan trong ASEAN.

Thương hiệu Idemitsu được sử dụng trong phân khúc dầu vận tải, trong khi đó thương hiệu Daphne được sử dụng trong phân khúc dầu công nghiệp.

Không giống như nhiều thương hiệu nước ngoài hoạt động tại Việt nam, idemitsu không xây dựng mạng lưới phân phối và tập trung nhiều vào bán hàng trực tiếp B2B.

Idemitsu ít tập trung xây dựng thương hiệu kiểu đầu tư vào các cửa hiệu sửa/rửa xe máy, tập trung vào các điểm dịch vụ có uỷ quyền của các OEMs. Idemitsu tăng nhận diện thương hiệu/hình ảnh trực tiếp đối với người sử dụng thông qua các hình thức quảng bá trong phân khúc ô tô từng địa phương và xe máy.

Trong 5 năm qua, Idemitsu tổ chức các sự kiện chăm sóc xe máy ở các thành phố chính: Hà Nội, Hải Dương, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hoá… Năm 2020, có hơn 2,500 người tham dự “Ngày chăm sóc xe máy” tại Hà nội.

Idemitsu có 35.1% cổ phần trong Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Thanh Hoá, song song với 25.1% của PetroVietnam và Kuwait Petroleum Int’l 35.1% và Mitsui Chemicals 4.75%. Nhà máy không có phân xưởng sản xuất dầu gốc, nhưng sự hiện diện của nhà máy đưa tên tuổi Idemitsu được quản bá rộng rãi khi tham gia vào việc cung cấp xăng/dầu diesel cho thị trường Việt nam.

Idemitsu được báo cáo có dự định xây dựng thêm nhà máy pha chế dầu nhớt tại Việt nam, nhưng chưa tiến hành với khoản đầu tư này.

Mekong Lubricants – Thương hiệu nội địa “đang lên”, hiện đang sở hữu 49% cổ phần bởi SK Lubricants.

Mekong là thương hiệu nội địa độc lập, thành lập năm 1996 để cung cấp dầu nhớt cho khu vực miền Tây Nam bộ (Đồng bằng Cửu Long), là một thương hiệu nội địa tầm trung lớn nhất Việt nam.

Tháng 2/2020, SK Lubricants mua 49% cổ phần của Hoá dầu Mekong , giá trị 42.1 triệu USD. Có thể hiểu, SK cung cấp dầu gốc cho Mekong, năm 2020, ít nhất là 8,700 kT. Mekong trở thành Nhà phân phối sản phẩm SK Lubricants tại Việt nam. Ngược lại, Mekong kỳ vọng sẽ pha chế thương hiệu dầu nhớt SK tại Việt nam.

Năm 2020, Mekong bán khoảng 21 kT, chiếm thị phần 5% chủ yếu tập trung trong phân khúc vận tải tầm trung và tầm giá thấp. Mekong là thương hiệu đặc biệt được ưa thích tại các vùng nông thôn với các sản phẩm dầu MCO cho các loại xe máy cũ, và máy móc đường thuỷ cũng như nông nghiệp.

Năm 2013, Mekong khánh thành nhà máy pha chế dầu nhớt công suất 35 kT tại Long An, sau khi nhà máy tại Vĩnh Long bị giải toả di dời. Mekong cũng sản xuất mỡ bôi trơn, công suất 5 kT/năm, ngoài ra, Mekong còn tham gia thị trường dầu gốc bằng cách cung cấp lại cho các nhà máy pha chế nhỏ hơn, hạ tầng kho bãi đặt tại Vũng Tàu.

Mekong tập trung vào phân khúc công nghiệp với sản phẩm chủ đạo như Dầu hoá dẻo cao su, dầu cáp ? cũng như dầu cho động cơ diesel và hàng hải? Đặt target cung cấp cho các công ty/doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu vùng đồng bằng sông Cửu Long.

…còn tiếp

ESKA Singapore, 4/12/2022

Trong phần này, ESKA dịch một cách trung thực nhất theo kiến thức của ESKA trong ngành và KHÔNG chèn quan điểm cá nhân vào bài viết.