Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam năm 2020- Bài 13: Các thương hiệu chính.

Shell – Thương hiệu mạnh xuyên suốt tất cả phân khúc từ tiêu dùng, thương mại và công nghiệp.

Shell vươn lên vị trí thứ 2 chỉ sau BP-Castrol ở Việt nam, với sản lượng khoảng 31 kT (ngàn tấn) và thị phần tương đương 7% năm 2020.

Shell cung cấp cho thị trường nội địa với gần như toàn bộ công suất của nhà máy 30 kT/năm được vận hành năm 2001, trị giá 11 triệu USD lúc đó.Trước đây nhà máy cũng pha chế cho một số OEMs như Honda (MCO), Hyundai (HDEO) vào năm 2019. Một số sản phẩm công nghiệp đặc biệt, mỡ, dầu động cơ Shell cũng nhập khẩu với số lượng 3.3 kT năm 2020.

Shell có sản lượng đa số trong phân khúc vận tải (MCO và HDEO), các sản phẩm này chiếm 30% và 35% tính tương đối theo thứ tự trên. Trong khi đó chỉ riêng dầu thuỷ lực đã chiếm 16%, các loại dầu công nghiệp khác và PCMO chiếm % còn lại.

Trong phân khúc MCO, Shell thách thức sự thống trị của Castrol với thế mạnh không kém về các sản phẩm cao cấp bán tổng hợp và tổng hợp toàn phần như Shell Advance 4T AX7, Scooter AX7…cùng mối quan hệ với Ducati, BMW và Honda.

Trong phân khúc vận tải thương mại, các nổ lực marketing Shell tập trung vào dòng sản phẩm Rimula cho tải nặng và các sản phẩm cao cấp Helix Ultra 0W40 đối với ô tô.

Shell chiếm 6% thị phần trong phân khúc dầu công nghiệp, trở thành nhà cung cấp hàng đầu trong dầu công nghiệp và dầu biến thế ở Việt nam (?). (Có thể Shell công bố một số hợp đồng hợp tác với một số thành viên, cty con của EVN năm 2019)

Bên cạnh mảng dầu động cơ, các sản phẩm về công nghiệp như Shell Telus và mỡ Shell Radus khá nổi tiếng tại việt nam. Shell đang thúc đẩy mảng dầu công nghiệp đặc biệt ở các địa phương xung quanh Tp HCM như Bình Dương, Long An, Đồng Nai…

Shell vẫn duy trì truyền thống với cách phân phối phụ thuộc và Npp địa phương. Tuy nhiên Shell thu hẹp lại hệ thống “ tier one” – đội 1, từ 30-40 npp của thập kỷ trước chỉ còn lại khoảng 20-30 npp.

TotalEnergies – Mở rộng hệ thống Total Moto Zone với mục đích tăng thị phần phân khúc MCO.

Tập đoàn của Pháp, TotalEnergies ( trước đây là Total) tiếp tục phát triển mở rộng thị phần tại Việt nam, có sự tăng trưởng vượt bậc sau khi mua lại hạ tầng ExxonMobil năm 2009.

Năm 2020, TotalEnergies tiêu thụ 18 kT (ngàn tấn) chiếm thị phần 4% tại Việt nam.

Sản lượng trong pha chế OEMs phân khúc Automotive và MCO của Total đã chiếm 20% lượng bán ra. Total cung cấp PCMO cho Nissan, Trường Hải Auto,Peugeot và cả Military VN.

TotalEnergies cung cấp cho thị trường qua nhà máy tại Đồng nai, có công suất mở rộng 25 kT/năm và cả nhập khẩu các sản phẩm nhu dầu động cơ, mỡ bôi trơn, dầu gia công kim loại và các sản phẩm công nghiệp khác… Ước tính nhập khẩu khoảng 3 kT, cho năm 2020.

Trong phân khúc MCO, sản phẩm Total Hi Perf 4T chiếm 70% doanh số tổng MCO tại Việt nam của Total

Cùng với việc xây dựng hệ thống phân phối trên toàn quốc, TotalEnergies cũng xây dựng nhận diện thương hiệu thông qua hệ thống Total Moto Zone để phát triển phân khúc MCO. Mô hình Total Moto Zone của TotalEnergies rất chuyên nghiệp từ khâu đầu tư, đào tạo và tư vấn sử dụng sản phẩm đến người tiêu dùng. Năm 2021, TotalEnergies đã xây dựng 110 điểm trong cả nước.

Total là thương hiệu hàng đầu trong dầu hàng hải với các sản phẩm Aurelia cho máy phát, Disola và Atlanta cho dầu máy tàu.

ESKA Singapore, 19/12/2022

Trong phần này, ESKA dịch một cách trung thực nhất theo kiến thức của ESKA trong ngành và KHÔNG chèn quan điểm cá nhân vào bài viết.