Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam, năm 2020- Bài 2: Nhiên liệu, Công nghiệp và Ô tô.

Nhu cầu về nhiên liệu

Việt nam tiêu thụ 21.6 Mt (triệu tấn) các sản phẩm về dầu mỏ, giảm 8.4% so với trung bình các năm trước đó. Mức tiêu thụ này phản ánh bởi tăng trưởng kinh tế thấp do ảnh hưởng bởi Covid-19.

Nhiên liệu cho ngành hàng không ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, giảm 61% vì đóng cửa tất cả đường bay quốc tế. Trong khi đó, nhiên liệu cho xe (xăng và dầu diesel) cũng giảm ước tính khoảng 3%. Trước đại dịch, nhu cầu nhiên liệu tăng trung bình trên 5% giai đoạn 2015-2019.

Tiêu thụ nhiên liệu cho động cơ lệch về dầu diesel, sử dụng hầu hết cho xe tải nặng và xăng, sử dụng cho xe máy. Sự tắc nghẽn về hạ tầng cùng với chính sách thuế nhập khẩu và sản xuất của ngành công nghiệp ô tô ngăn cản phương tiện ô tô cá nhân phát triển.

Nhu cầu về diesel cho đường bộ tiếp tục tăng một phần do gia tăng các loại hình vận tải hành khách và vận chuyển hàng hóa nội địa cùng với việc đầu tư của nước ngoài sản xuất hàng hóa định hướng xuất khẩu.

Sản xuất công nghiệp

Các ngành công nghiệp của Việt nam chiếm 30% GDP bao gồm các lĩnh vực then chốt như xây dựng, điện tử, chế biến thực phẩm, dệt may, giày da, cao su, giấy và hóa chất. Năm 2020, sản xuất công nghiệp tăng 3.7% so trung bình hàng năm, tăng chậm hơn so với mức 9% của năm 2019.

Các hoạt động sản xuất của Việt nam dần dần chuyển sang chuỗi giá trị hơn như sản xuất điện thoại thông minh và hàng điện tử khác mang về nhiều ngoại tệ từ xuất khẩu hơn là giá trị mang lại của ngành dệt may như trước đây.

Việt nam cũng đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề cao vận hành các dây chuyền hiện đại trong hãng xưởng đầu tư của nước ngoài, phản ảnh một phần do nền giáo dục thiếu định hướng về dạy nghề chuyên môn. Việt nam dường như thừa cử nhân và kỹ sư nhưng lại thiếu công nhân lành nghề, đòi hỏi phải có sự tuyển dụng và huấn luyện kỹ năng công việc từ lao động trình độ thấp, hay phải huấn luyện lại từ cấp kỹ sư.

Sản xuất xe động cơ

Ngành công nghiệp ô tô đặc biệt tập trung vào sự hỗ trợ của chính quyền bởi các chính sách về công nghiệp hoá. Để thúc đẩy sản xuất nội địa, Việt nam cắt giảm thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN về linh kiện ô tô từ năm 2018 còn 5% so với 15% trước năm 2017.

Tổng cộng 400 công ty nước ngoài/nội địa và liên doanh với hơn 100,000 công nhân đang hoạt động sản xuất trong 23 thương hiệu ô tô trong đó có cả: Toyota, Trường Hải Auto, Mazda, Honda, Ford, GM và Daimler. Việt nam sản xuất (lắp ráp) 194,000 chiếc ô tô và tải năm 2020, tăng 5,5% so năm trước.

Các thương hiệu ô tô đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm đa số tại Việt nam. Gộp 2 thương hiệu Hyundai và Kia của Hàn Quốc chiếm đến 45% lượng xe sản xuất, trong khi, các OEMs Nhật Bản nhiều như Toyota, Mazda, Honda và Mitsubishi chiếm tổng cộng 42%.

Sản xuất nội địa với “tỷ phú” VinFast được bắt đầu từ năm 2017, được tổng cộng 8,400 xe năm 2020, chiếm 4% tổng ô tô sản xuất, và đặt mục tiêu đạt 49,000 xe cho đến năm 2024. VinFast sản xuất ô tô dựa trên nền tảng của BMW, Bosch, Itadesign, Pininfarina, Siemens, Torino Design và Zagato cũng như sự hỗ trợ của Văn phòng Thương mại và Công nghiệp CHLB Đức.

Các xe VinFast sản xuất có xu hướng “bình dân hoá hàng cao cấp” như dòng xe sedan nhỏ, cho đến SUV động cơ đốt trong với công nghệ và nền tảng của hãng BMW. Công ty cũng sản xuất xe máy điện, và có kế hoạch xuất khẩu vào năm 2022 với thị trường Hoa Kỳ, Canada và Châu Âu.

Thế nhưng khi báo cáo này được xuất bản (Tháng 12/2021) thì VinFast tuyên bố chấm dứt sản xuất ô tô có động cơ nhiên liệu hoá thạch (xăng và dầu diesel) và tập trung và mảng xe điện cho tương lai. VinFast dường như theo “xu hướng” của thế giới với say mê điên cuồng xe điện. Một phần có thể thấy chiến lược và tầm nhìn của VinFast khi muốn sử dụng tiền của nước ngoài để phục vụ cho thị trường nước ngoài thông qua ý định IPO (niêm yết lần đầu) tại Hoa kỳ với thương hiệu Việt nam, nhà máy Việt nam và có dự án sản xuất tại Hoa kỳ.

 Tầm nhìn VinFast có thể phù hợp nhưng rủi ro với xe điện khi có những dự án về xe điện ngày càng nhiều hãng phá sản. Quan trọng của xe điện là phải sở hữu các nhà máy sản xuất pin nhiên liệu và hạ tầng cũng như công nghệ sạc pin. VinFast từ bỏ tất cả để tập trung vào mảng cốt lõi khi phát triển dự án pin xe điện tại Hà Tĩnh-Việt nam. VinFast dường như muốn độc lập theo đuổi mảng ô tô điện riêng biệt ở nước ngoài để tách hẳn hệ sinh thái của công ty mẹ khởi nguồn VinGroup với nhiều mảng kinh doanh: Bất động sản, chăm sóc y tế, giáo dục và R&D…

 …còn tiếp.

Theo ESKA Singapore, 25/9/2022

 Bài viết được thực hiện bởi ESKA Singapore, dựa trên tài liệu nghiên cứu của nước ngoài. Eska Singapore cố gắng diễn giải và cung cấp thông tin một cách trung thực nhất có thể, tuy nhiên, không thể không chèn vào ý kiến/quan điểm/nhận định cá nhân ở phần in nghiên. Người đọc nên lựa chọn số liệu được trích dẫn ở bài viết và Eska Singapore không chịu trách nhiệm về các ý kiến cũng như số liệu trên.