Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam, năm 2020- Bài 5: Nhập khẩu – Xuất khẩu: dầu gốc, phụ gia, dầu nhớt và cả …thương hiệu.

Nhập khẩu và xuất khẩu

Việt nam vẫn nhập khẩu 100% dầu gốc và phụ gia để sản xuất trong nước, tuy nhiên, vì các Hiệp định thương mại ưu đãi thuế xuất trong ASEAN, Hàn Quốc, Châu Âu,..nên Việt nam vẫn nhập khẩu một lượng lớn dầu nhớt thành phẩm. Một phần, năng lực sản xuất nội địa ở Việt nam thiếu đầu tư về R&D (nghiên cứu và phát triển) về ngành khoa học dầu nhớt hay bôi trơn (tribology) nên các sản phẩm về chuyên dụng cho các ngành công nghiệp: thực phẩm, thép, xi măng,..phải nhập khẩu. Thêm nữa, chi phí sản xuất tại nhà máy Việt nam có phần cao hơn ở các nước xung quanh vì chi phí logistic và nhiều chi phí “lo lót” không tên khác…nên có vẻ như giá sản phẩm dầu nhớt tại Việt nam cao hơn một số nước trong khu vực.

Mặc khác, năng lực dư thừa sản xuất của tất cả nhà máy có tại Việt nam, các thương hiệu cố gắng đưa sản phẩm xuất khẩu sang các nước trong khu vực, nhất là các sản phẩm thông dụng (commodity), đa số là các thương hiệu quốc tế.

Năm 2020, Việt nam nhập khẩu xấp xỉ 117 kT (ngàn tấn) sản phẩm dầu nhớt thành phẩm, thấp hơn 3 kT năm 2019.

Dầu vận tải nhập khẩu vẫn chiếm ưu thế với 60%, còn tất cả các sản phẩm phi vận tải khác chiếm 40%. Đều này dễ hiểu vì các sản phẩm dầu nhớt vận tải chiếm đa số tại thị trường Việt nam, dễ có hệ thống phân phối, nhưng lợi nhuận mảng này không tốt, ngoại trừ dầu cho xe máy và mô tô (MCO)

Việt nam cũng dựng lên các hàng rào về kỹ thuật để ngăn dầu nhập khẩu, nhất là đối với dầu động cơ đốt trong, như QCVN 14:2018/BKHCN là Quy chuẩn quốc gia về dầu động cơ đốt trong sản xuất tại Việt nam và nhập khẩu.

Ngoài ra, một số công ty sản xuất trong ngành: điện tử, nhựa, may mặc, và giày da cũng nhập khẩu trực tiếp, chiếm 40%. Trong khi đó, các công ty dầu nhớt, thương nhân, nhà phân phối uỷ quyền nhập khẩu 60% lượng hàng hoá thành phẩm nhập khẩu.

Trong những nhãn hiệu kinh doanh dầu nhớt tại Việt nam, các công ty nội địa nhập khẩu 13 kT, trong khi các thương hiệu quốc tế như GS, ExxonMobil, Sinopec…không có nhà máy tại Việt nam nhập khẩu 29 kT, năm 2020.

Việt nam xuất khẩu 24 kT, năm 2020, giảm so với 27kT năm 2019. Các nhãn hiệu xuất khẩu chính trong đó kể đến Idemitsu, Motul, JX Nippon…sử dụng nhà máy tại Việt nam để xuất khẩu đến các nước châu Á như Malaysia và Nhật Bản.

PLCTotal cũng là nhà xuất khẩu chính, nhất là dầu hàng hải (marine oil).

Thương hiệu nhập khẩu.

Về thương hiệu, thị trường vẫn chia đẳng cấp rõ rệt, thương hiệu quốc tế và thương hiệu gia công nước ngoài. Ngoài ra, một số thương hiệu sản xuất tại Việt nam nhưng vẫn tự nhận là hàng nhập khẩu.

 Người tiêu dùng Việt nam không hẳn là chuộng thương hiệu nhập khẩu hay chính thống, được sản xuất từ một nước văn minh, hiện đại…mà người Việt có tính đa nghi người Việt. Thật vậy, các thương hiệu quốc tế đã tồn tại ở Việt nam như Castrol, Shell, Total,..nhưng vì lợi nhuận và lòng tham một số “nhà pha chế” đã làm giả sản phẩm của các thương hiệu này. Tâm lý, như con chim sợ cành cong, về lâu dài ảnh hưởng đến ưu tín của các thương hiệu quốc tế nói trên. Nhưng phải công nhận các nhãn hiệu quốc tế có cách làm bài bản về thương hiệu tạo nên sự nổi tiếng, thậm chí in sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng như :”Khoái ông ba mươi” của Esso, hay “Không chỉ là dầu nhớt mà là tinh hoa của công nghệ” theo Castrol.

Việt nam chuộng hàng hoá của Mỹ, nên sinh ra các thương hiệu dầu nhớt Mỹ tại… Việt nam. Hiện nay, lại chuộng các thương hiệu châu Âu như Đức, Hà Lan, Bỉ, Anh…do người tiêu dùng bị “tẩy não” là “công nghệ đỉnh cao” bởi các tay đua xe tốc độ,..v.v. Đó là do người Việt tin người nước ngoài hơn chính người trong nước. Dầu nhớt nào cũng như nhau cả, cũng có công thức riêng nhưng cũng tương tự nhau. Muốn sản xuất dầu nhớt tốt thì chỉ cần dùng dầu gốc tốt và phụ gia chuẩn là có chất lượng tốt, ngoài ra, cần thêm một chút kinh nghiệm nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng là được. Dựa vào thương hiệu nước ngoài cũng có cái hay nhưng đa phần là thiếu tự tin vào sản phẩm người Việt làm ra.

 Như các số liệu phân tích, dầu nhớt sản xuất tại Việt nam đều phải nhập khẩu dầu gốc và phụ gia từ nước ngoài. Muốn có dầu nhớt tổng hợp thì phải mua được dầu gốc tổng hợp. Các nhãn hiệu nội địa không có đủ nguồn lực để làm điều này, mặc dù có tiền cũng không mua được. Đôi khi họ mua dầu gốc “thấp cấp” để sản xuất các sản phẩm có tiêu chuẩn cao ngất ngưỡng.

 Không phải là sản xuất dầu nhớt là chỉ cần dựa trên cái công thức “khuyến nghị” của Hãng phụ gia thì có thể sản xuất …tất tần tật! Đó là quan điểm hoàn toàn sai. Cho nên khi người tiêu dùng sử dụng, họ mới có cảm nhận về chất lượng không bằng các thương hiệu lớn, nên dần dần xa rời các nhãn hiệu như vậy. Trên thị trường nhiều nhãn hiệu hiện nay đang “nhập nhằng” về dầu tổng hợp lắm!

 Thương mại toàn cầu là một dòng chảy, chỗ nào có lợi nhuận tốt tự dưng hàng hoá sẽ tấp nập nơi đó. Việt nam vẫn được đánh giá là thị trường “bò sữa” ngành dầu nhớt, như nhìn vào lợi nhuận của BP Castrol hàng năm,..Cho nên hàng hoá nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng, thương hiệu dầu nhớt nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng hàng năm tại Việt nam, đó là điều tất nhiên. Vấn đề là chọn lựa con đường đi trên thị trường như thế nào cho bền vững, vì tương lai kinh tế mịt mù trước mắt!

 

…Còn tiếp!

 

Theo ESKA Singapore, 23/10/2022

 Bài viết được thực hiện bởi ESKA Singapore, dựa trên tài liệu nghiên cứu của nước ngoài. Eska Singapore cố gắng diễn giải và cung cấp thông tin một cách trung thực nhất có thể, tuy nhiên, không thể không chèn vào ý kiến/quan điểm/nhận định cá nhân ở phần in nghiên. Người đọc nên lựa chọn số liệu được trích dẫn ở bài viết và Eska Singapore không chịu trách nhiệm về các ý kiến cũng như số liệu trên.