Báo cáo thị trường Dầu nhớt Việt nam, năm 2020- Bài 6: Nhu cầu tiêu thụ: phân khúc

Trong suốt thập niên từ 2000-2019, thị trường dầu nhớt Việt nam ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 6% hàng năm, là thị trường lớn thứ 3 trong khu vực Đông nam Á và chỉ thua sau IndonesiaThái Lan.

Nhu cầu tăng trưởng đều đặn được phản ánh qua lượng dầu nhớt sản xuất nội địa và thành phẩm nhập khẩu, trong đó, nhập khẩu có mức tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên nhu cầu thị trường tập trung cao trong phân khúc dầu nhớt “bình dân” và phân khúc này “nở rộ” bởi nhiều nhãn hiệu riêng.

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sự suy thoái kinh tế của tất cả các quốc gia, nhưng có vẻ như Việt nam vẫn giữ được sự cân bằng trong “phong toả” và “mở cửa” trong gia đoạn đầu năm 2020, nền kinh tế vẫn tăng trưởng dương (+) và nhưng lượng dầu nhớt tiêu thụ vẫn giảm 3,9%, đạt 426 kT (ngàn tấn), trong đó, suy giảm đáng kể trong phân khúc dầu nhớt vận tải.

Dầu nhớt vận tải, kể cả xe máy, luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong lượng tiêu thụ dầu nhớt tại Việt nam với 72% trên tổng tiêu thụ. Và đây cũng là phân khúc mà sản phẩm bị làm giả mạo các nhãn hiệu quốc tế nhiều nhất.

Dầu nhớt vận tải

Nhu cầu tiêu thụ dầu nhớt vận tải năm 2020, giảm 4,6% so với năm trước, đạt 306 kT, chiếm 72% tổng tiêu thụ dầu nhớt nội địa (không kể nhớt hàng hải). Trước đại dịch, phân khúc vận tải có mức tăng trưởng đều đặn hàng năm 3,9% trong suốt cả thập kỷ.

Trong thời gian dài, Việt nam vẫn là đất nước “đang phát triển”, nền kinh tế vẫn còn nhỏ bé với GDP dưới 200 Tỷ USD, cho nên mức tăng trưởng hàng năm GDP ngoạn mục trên 7%/năm. Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, vận chuyển hàng hoá và tăng phương tiện vận chuyển cá nhân đã thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ dầu nhớt trong phân khúc vận tải. Tuy nhiên, Việt nam cũng đối mặt với nhiều thách thức khi tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng chi phí vận hành doanh nghiệp, logistic và thuế…cao. Đầu tư về hạ tầng nhưng thiếu vốn nên các dự án công luôn luôn chậm trễ gây nhiều hệ luỵ về ngân sách phát sinh, và kết nối hạ tầng không đồng bộ.

Việt nam, cũng kêu gọi tư nhân hoá các dự án xây dựng và nâng cấp hạ tầng với các hình thức BOT, PPP…Đây là các hình thức làm chảy máu tài sản nhà nước vào một số ít công ty tư nhân “thân hữu” cũng là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, hối lộ …sinh sôi, đồng thời làm tăng chi phí vận tải hàng hoá…

Dầu nhớt xe máy là phân khúc chiếm tỷ trọng cao nhất trong phân khúc dầu nhớt vận tải tại Việt nam với 40%, theo sau là HDEO với 30%. PCMO chiếm 9%, một phần do tỷ lệ ô tô sở hữu trong người dân còn thấp. Nghiên cứu phản ánh dầu cho máy móc công trình chiếm 3%.

Việt nam vẫn là một nước nông nghiệp, là vựa lúa của cả thế giới. Năm 2020, diện tích trồng lúa khoảng 7,28 triệu hecta (ha), nhưng trung bình hàng năm, Việt nam thu hẹp diện tích trồng lúa khoảng 59 ngàn ha vì nhiều lý do…Dầu nhớt tiêu thụ cho nông nghiệp trong khoảng 10 năm trở lại đây sôi động đáng kể từ khi các hãng máy móc nông nghiệp như Kubota, Yanmar, John Deer…xâm nhập và “dạy” cho nông dân cơ giới hoá đồng ruộng. Sản lượng tiêu thụ dầu nhớt nông nghiệp có thể tương đương với lượng dầu nhớt cho máy móc công trình cơ giới như xây dựng hạ tầng, thủy điện, …Một số nhãn hiệu dầu nhớt OEMs như Kubota, Yanmar…phát triển mảng dịch vụ tại Việt nam được nông dân tin dùng trong thời gian đầu, nhưng sau đó vì giá cao, người tiêu dùng tìm đến những nhãn hiệu dầu nhớt có sản xuất Dầu nhớt nông nghiệp như BP Castrol, hay Fuchs, Eska,…

Dầu nhớt công nghiệp

Năm 2020, dầu nhớt sử dụng trong công nghiệp giảm 12% so với năm trước vì nhiều nhà máy và khu vực bị phong toả do dịch Covid-19. Lượng tiêu thụ đạt 118 kT. Trước đại dịch, mức tăng trưởng trung bình hàng năm giao động mức 6,5% kể từ 2001-2019.

Việt nam thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực công nghiệp nên máy móc, thiết bị được đầu tư theo làn sóng dịch chuyển từ một số quốc gia hiện đại. Dầu nhớt công nghiệp cũng được sử dụng với chất lượng đầu tư về kỹ thuật cao theo “khuyến nghị” của nhà sản xuất. Đây là lợi thế của một số nhãn hiệu dầu nhớt quốc tế như Shell, Total,…Một số nhãn hiệu quốc tế khác cũng mở VPĐD để cung cấp dầu nhớt thông qua các thương nhân nhập khẩu như Sinopec, Fuchs,…

Ngành xây dựng là một trong những ngành nghề chủ chốt, năm 2020, xây dựng tăng trưởng 6,8%, là mức thấp so với 9,6% so với trung bình của 5 năm trước đó. Dầu nhớt vận tải trong xây dựng và các nhà máy xi măng vẫn chiếm 15% trong tổng số dầu động cơ HDEO và các loại dầu nhớt phục vụ trong công nghiệp.

Tháng 3, 2021, chính phủ tuyên bố dành 120 tỷ USD đầu tư cho các dự án công về hạ tầng trong giai đoạn 2021-2025, tương đương 1/3 GDP năm 2020. Nhưng tại Việt nam, giai đoạn công bố ngân sách luôn luôn là liều thuốc “an thần” tạo hứng khởi trong cộng đồng doanh nghiệp, sau đó giai đoạn, thực thi các dự án lại là liều thuốc “ru ngủ” người dân. Vần đề của Việt nam là năng lực thực hiện và năng lực nhận trách nhiệm, các dự án luôn kéo dài vì vấn đề lập lại: giải phóng mặt bằng, tính khả thi, năng lực thực hiện…và vốn được giải ngân.

Thực chất kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 thấp hơn nhiều so với số báo cáo (94,94%), theo kết quả giám sát của cơ quan chuyên trách của Quốc hội. Với 21 bộ và 05 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 70% kế hoạch, trong đó có 05 bộ có tỷ lệ giải ngân dưới 20% kế hoạch…” ( Theo Cafef)

Công nghiệp khai khoáng, mỏ, trước đây luôn luôn đóng góp tỷ trọng lớn trong GDP của Việt nam, nhưng lại giảm -27%, năm 2020. Hàm lượng xuất khẩu dầu thô, than đá của Việt nam ngày càng giảm do trữ lượng đã đến mức cạn kiệt.

Việt nam, từ một nước xuất khẩu thuần than đá, nay phải nhập khẩu than đá từ Úc, Indonesia và cả Trung Quốc để phục vụ cho các tổ hợp nhà máy điện than (nhiệt điện) theo công nghệ Trung Quốc.

Ngành công nghiệp lớn thứ 3 của Việt nam là điện tử, máy móc thiết bị, tăng trưởng 12%, đóng góp cho lĩnh vực công nghiệp 20%. Đây là lĩnh vực mang nhiều ngoại tệ (USD) cho Việt nam nhất thông qua xuất khẩu của Samsung, Apple…nhưng cũng là ngành nghề có “giá trị gia tăng” thấp vì hàm lượng sản xuất tại Việt nam thấp, gần như gia công lắp ráp là chủ yếu.

Việt nam dần trở nên là công xưởng sản xuất của thế giới như Trung quốc trước đây. Khác với Trung Quốc họ có thể “liên doanh” và “bắt chước”, dần dần có thể tự sản xuất và phát triển công nghệ…Việt nam thuần gia công lắp ráp vì có nguồn tài nguyên “con người” được trả lương thấp. Chính phủ Việt nam khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài FDI, nhưng thiếu đánh giá những ngành nghề tác động nhiều đến môi trường, tài nguyên và an sinh xã hội nên có sự xung đột về lợi ích giữa doanh nghiệp-nhà nước và người dân. Trong đó, thu nhập của người dân vẫn ở mức “sống và tồn tại” trong cả một thời gian dài, nên không có sự tích luỹ …

….còn tiếp

Theo ESKA Singapore, 23/10/2022

Bài viết được thực hiện bởi ESKA Singapore, dựa trên tài liệu nghiên cứu của nước ngoài. Eska Singapore cố gắng diễn giải và cung cấp thông tin một cách trung thực nhất có thể, tuy nhiên, không thể không chèn vào ý kiến/quan điểm/nhận định cá nhân ở phần in nghiên. Người đọc nên lựa chọn số liệu được trích dẫn ở bài viết và Eska Singapore không chịu trách nhiệm về các ý kiến cũng như số liệu trên.