Dù đã dự cảm những khó khăn trong năm 2023, nhiều người bất ngờ với con số tăng trưởng của quý 1 của TP HCM là 0,7% và 3,32% của cả nước. Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, những khó khăn về thị trường, tiền tệ thắt chặt, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm…từ cuối năm ngoái vẫn kéo dài đến hiện nay…
“Ở đầu sản xuất, đóng góp cho tăng trưởng của cả nước gồm: nông nghiệp 8,85%; công nghiệp âm 4,76% và dịch vụ 95,9%. Dịch vụ gánh gần như toàn bộ tăng trưởng của cả nền kinh tế. Các trung tâm công nghiệp như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và Vĩnh Phúc tăng trưởng âm hoặc thấp hơn trung bình chung. Tăng 9,65% như Hải Phòng là hiếm hoi.
Ở phía sử dụng sản phẩm cuối cùng, tiêu dùng đóng góp 46% vào tăng trưởng kinh tế quý I, chỉ tăng 3% so với cùng kỳ, cho thấy tâm lý thận trọng trong chi tiêu của người dân.
Đầu tư là nghiêm trọng nhất. So với cùng kỳ, vốn đầu tư danh nghĩa chỉ tăng 3,7% với vốn nhà nước tăng 18%; tư nhân trong nước 1,8%; và đầu tư nước ngoài giảm 1,1%. Sau khi khử lạm phát thì tổng đầu tư không tăng và đóng góp cho tăng trưởng chỉ có 0,14%. Cả đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài đều âm.
Cả nước là như vậy. TP HCM còn khó khăn hơn, với mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương. Lần đầu tiên sau khoảng 40 năm, TP HCM rơi vào nhóm 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất cả nước.”(1).
Doanh nghiệp đang rất suy kiệt.
“Tích luỹ tài sản cố định hầu như không tăng. Tích luỹ tài sản lưu động giảm 2,94% phần nào phản ánh đúng thực trạng các doanh nghiệp hiện nay trong trạng thái rất suy kiệt; không mở rộng sản xuất mà phải bán nguyên vật liệu để thu hồi vốn hoặc hầu như chỉ sản xuất cầm chừng, phá sản hoặc sắp phá sản. Bên cạnh đó, xuất nhập khẩu hàng hoá của Quý 1-2023 cũng giảm rất sâu tương ứng là -12,35% và -11,23%.
Doanh nghiệp rút ra khỏi thị trường là 60.200 doanh nghiệp, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý 1-2023 đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, thấp hơn nhiều so với quý 1-2022 (chỉ có 24,3%). Đây là những chỉ dấu cho thấy doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế đang thực sự trong tình trạng rất khó khăn.”(2)
Ngành công nghiệp dầu nhớt Việt nam phát triển phụ thuộc vào đâu?
Trong lịch sử hiện đại của ngành công nghiệp dầu nhớt Việt nam, được tính từ năm 1990 của thế kỷ trước, đến nay cũng tròm trèm hơn 33 năm. Ngành dầu nhớt Việt nam là ngành công nghiệp có độ mở lớn nhất trong ngành dầu khí và các sản phẩm hoá dầu vốn bị quản lý rất chặc chẽ từ nhà nước Việt nam. Cho nên, thị trường có sự tham gia của các công ty/tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới từ những ngày đầu tiên như Esso, BP, Total, Mobil, Caltex…Đồng thời xuất hiện một số doanh nghiệp tư nhân Việt nam có nguồn gốc nhập khẩu sản phẩm dầu nhớt từ các công ty quốc doanh của Thanh niên xung phong như Vilube/Sotrans, hay tư nhân thuần tuý như Mekong, Đông Dương, Tiến Thành,v.v… Xem thêm: https://eska.vn/eskas-blog/di-tim-thuong-hieu-dau-nhotsai-gon/
Các nhãn hiệu quốc tế ngày đầu đã xây dựng một hệ thống phân phối chuyên nghiệp, sau này các nhãn hiệu nội địa cũng bắt chước làm theo. Với tập quán đầu tư tín dụng hay cho hệ thống phân phối “gối đầu” của người Việt nên dần dần hình thành một thói quen trong ngành là mua bán phải có “ăn chịu” hay nợ nần với nhau. Vô tình, hệ thống phân phối nợ nhà cung cấp thì khách hàng lại nợ nhà phân phối/đại lý…Sau này các nhãn hiệu quốc tế hay các nhãn hiệu lớn không còn cho “tín dụng” nửa, nhưng vẫn tồn tại tình trạng này.. Có thể thấy trừ một số nhà phân phối dầu nhớt “cố cựu” làm lâu năm từ những ngày đầu..thì hiện nay, hệ thống phân phối dầu nhớt tại Việt nam đa phần là những công ty nhỏ, siêu nhỏ…không như các nước khác, họ xây dựng hệ thống phân phối điều đầu tiên là dựa vào tiềm lực tài chính! Nên ngành công nghiệp dầu nhớt Việt nam cũng như nền kinh tế Việt nam phát triển nhờ tín dụng là như vậy!
…còn tiếp!
Theo ESKA singapore, 6-4-2023
Bài viết theo quan điểm cá nhân có sử dụng tư liệu:
- https://vnexpress.net/lieu-thuoc-cho-tp-hcm-4588575.html, Huỳnh Thế Du, Nhà Kinh tế học.
- Theo TBKT Sài Gòn: “Số liệu quý 1 cho thấy doanh nghiệp đang rất suy kiệt”, Bùi Trinh, số 6-4-2023.