Góc nhìn ESKA: Kinh tế vĩ mô tác động đến công nghiệp dầu nhớt Việt nam – Bài 2: Vòng xoáy suy giảm đầu ra, tín dụng và nợ nần.

PMI Việt Nam tháng 3 giảm còn 47,7 điểm. (3)

Báo cáo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Purchasing Managers’ Index™ (PMI®) mới nhất của S&P Global chỉ ra rằng, sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm giảm do nhu cầu khách hàng giảm.

Theo đó,  Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Manufacturing Purchasing Managers’ Index™ (PMI®) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3/2023 giảm xuống còn 47,7 điểm từ mức 51,2 điểm hồi tháng 2.  S&P Global đánh giá, mặc dù các điều kiện kinh doanh suy giảm ít hơn so với khoảng thời gian cuối năm ngoái đầu năm nay, nhưng sự suy giảm này vẫn tương đối mạnh.

Doanh nghiệp kinh tế tư nhân liêu xiêu từ đâu?

“Theo chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực, khu vực kinh tế tư nhân vẫn đang trong hành trình tiến tới trở thành động lực của nền kinh tế, chứ chưa thực sự là động lực. Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng giảm dần; đa số là hộ kinh doanh, chiếm 94% về số lượng, đóng góp hơn 30% GDP; DN tư nhân đóng góp 14 – 15% GDP. Khu vực này cũng còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính, quản trị, dịch vụ chưa được tốt, cấu trúc ngành nghề chưa hợp lý, liên kết rời rạc. Ngoài ra, mức độ tham gia của DN vào chuỗi giá trị toàn cầu khá cao, nhưng chủ yếu là liên kết ngược, nghĩa là chủ yếu nhập để xuất khẩu, còn tỷ lệ nội địa hóa thấp. “Có nhiều nguyên nhân, nhưng tôi cho rằng sức chống chịu của khu vực kinh tế tư nhân còn thấp, nên cứ mỗi khi có bão là liêu xiêu“, ông Lực lo lắng.”(2)

Kinh tế việt nam phát triển dựa trên tín dụng từ nhà nước hay thông qua ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng quý 1-2023 chỉ đạt hơn 2%, tuy chưa hẳn là một vấn đề đáng lo nhưng đó cũng là một chỉ dấu cho thấy nền kinh tế đang không khoẻ.

Dù vậy, thị trường vẫn đang tồn tại một nghịch lý, đó là trong khi tiền vẫn bị kẹt trong hệ thống ngân hàng thì vẫn còn một lượng lớn doanh nghiệp có nhu cầu về vốn nhưng không thể vay, buộc phải tiềm kiếm ở những kênh khác có lãi suất cao hơn. Họ chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Vào giữa tháng 3-2023, một cuộc hội thảo tìm giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho nhóm doanh nghiệp này đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức. Theo thông tin từ cuộc hội thảo, tới cuối năm 2022, dư nợ tìn dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ chiếm 19% tổng dư nợ của nền kinh tế. Theo các số liệu thống kê tại Việt nam, tỷ trọng cho vay với tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm tới 70% tổng dư nợ vay. Đây là lý do chính khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do không có bất động sản đảm bảo, không thể tiếp cận nguồn vốn tính dụng ngân hàng. Đây là khó khăn đã tồn tại từ nhiều năm qua và cho đến nay vẫn chưa tìm ra lối thoát.” (3)

 Giải pháp nào để thoát khủng hoảng nợ nần?

Thống kê hiện nay cho thấy nợ khu vực tư rơi vào khoảng 138 – 140% GDP nền kinh tế. Mức nợ tư này tương đối cao so với khu vực tư của nhiều nước.

Nếu khu vực tư vẫn tiếp tục trả được nợ, không gây ra các rủi ro khác thì không vấn đề gì. Nhưng “nếu khu vực tư không trả được nợ thì rơi vào bài toán giống như các doanh nghiệp phát hành trái phiếu không trả được, hay các doanh nghiệp vay nợ, dùng đòn bẩy tài chính lớn nhưng không trả được thì sẽ là câu chuyện lớn”. Theo PGS.TS Vũ Sỹ Cường – kinh tế trưởng Viện Công nghệ và phát triển tài chính (Học viện Tài chính) – nhấn mạnh tại hội thảo công bố báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2022, nâng cao nền tảng số cho ngành dịch vụ, do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) tổ chức ngày 20-5 tại Hà Nội.

Đó là nền kinh tế “dang díu” nhau bởi nợ nần. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thấp, các chuyên gia kinh tế và nhà hoạch định chính sách đưa giải pháp thúc đẩy đầu tư công, tăng cường giải ngân các công trình lớn làm “vốn mồi” cho nền kinh tế. Nhưng cho đến quý 1-2023 giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 9,69% kế hoạch, theo Bộ Tài Chính. Các dự án về hạ tầng được triển khai nhưng chưa được giải ngân vì nhiều yếu tố trong đó có tâm lý e sợ sai sót, nên việc đối ứng vốn trước cho các nhà thầu bị chậm trễ. Cho nên nền kinh tế vốn đã thiếu việc làm và cả thiếu …tiền.

Ngành công nghiệp dầu nhớt Việt nam nhìn tổng thể là một phần cấu thành của nền kinh tế Việt nam có doanh số ước khoảng 2 tỳ USD hàng năm. Sự sụt giảm của nền kinh tế kể từ quý 2-2022 cho đến hết quý 1-2023 và dự báo sẽ còn kéo dài những khó khăn phía trước. Để vận hành một ngành công nghiệp ổn định phát triển không phải trông đợi vào sự hỗ trợ của chính quyền quản lý mà tự bản thân hệ thống phân phối biết sử dụng nguồn lực hạn chế một cách hợp lý. Kiên quyết tẩy chay những dự án hay doanh nghiệp cố tình chiếm dụng vốn, chây lỳ trong việc thanh toán. Có thể tiến tới triển vọng không “nợ nần” trong việc kinh doanh như trước đây là biểu hiện của nền kinh tế được vận hành bền vững và cạnh tranh hoàn hảo.

Để doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế dần hồi phục, lãi suất ngân hàng cần tiếp tục giảm, nhanh chóng giải ngân đầu tư công và giảm thuế, phí.

 

Theo ESKA singapore, 6-4-2023

Bài viết theo quan điểm cá nhân có sử dụng tư liệu:

(1)Theo TBKT Sài Gòn: “Lựa chọn ngược dòng để hỗ trợ tăng trưởng”, Hoàng Hạnh, số 6-4-2023

(2) https:// thanhnien.vn/doanh-nghiep-tu-nhan-cu-co-bao-la-lieu-xieu

(3) cafef: https://cafef.vn/pmi-viet-nam-thang-3-giam-con-477-diem-188230403090529778.chn