Chế Liễu mở dây buộc, đẩy chiếc xuồng ra xa, khỏi vướng cái thanh tre bắt làm cầu. Tròng trành muốn té, Chế đưa tay giật mạnh sợi dây làm nổ cái máy Kohler…Chân vịt bổ nhào xuống mặt nước, nước văng tung tóe theo gió hắt ngược lên mặt, ướt cả người, Chế Liễu đỏ mặt ngồi xuống tránh ánh mắt “săm soi” của hai người khách đầy ẩn ý… Chiếc xuồng chồm lên, rẽ con sóng ngược. Mùa này gió từ cửa sông Cổ Chiên thốc vô đất liền, nước đầy ăm ắp mang vị mặn của biển cũng chảy ngược dòng. Mùa gió chướng bắt đầu…
Khi những cơn mưa ngớt dần ở miệt miền Tây Nam Bộ, mùa nắng hạn cũng theo về. Thường cứ hết tháng 10 dương lịch, mưa ít đi, gió mùa Đông Bắc thổi từ biển vào đất liền dân gian gọi mùa gió chướng về! Gió chướng mang vị ẩm se lạnh của sớm mai, nhưng đổi nhanh thành cái khô khốc khi mặt trời chưa lên khỏi cây sào cắm ngoài bờ kênh. Trưa đến tối gió chướng thổi nhiều có thể khô làn da của con gái đang xuân. Nắng gắt, gió ngược là thời điểm người nông dân vội vã ra đồng gặt những đám lúa đã chín, tránh cái khắt nghiệt thời tiết đang đến, nước mặn. Mùa gió chướng mang cái mặn từ biển qua các cửa sông xâm nhập vô đất liền vì là mùa kiệt nước của sông Mê Kông từ thượng nguồn. Có năm mặn lội ngược lên tận Hồng Ngự, Châu Đốc…Cây cối, vườn tược xác xơ vì mặn, nắng và gió.
Sông Cổ Chiên bắt đầu từ thành phố Vĩnh Long, chảy theo hướng tây bắc-đông nam, dọc theo ranh giới giữa các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú (Bến Tre) ở bên tả với thành phố Vĩnh Long và các huyện Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm (thuộc Vĩnh Long), đi xuống Càng Long,thành phố Trà Vinh, Châu Thành, Cầu Ngang (thuộc Trà Vinh) bên hữu.
Đến ranh giới ngã ba giữa Châu Thành và Cầu Ngang, sông chia làm hai đổ ra Biển Đông qua 2 cửa sông là cửa Cung Hầu và cửa Cổ Chiên. Cửa Cổ Chiên ở giữa Thạnh Phú (Bến Tre) và Châu Thành (Trà Vinh). Cửa Cung Hầu lệch về phía Trà Vinh, giữa Châu Thành và Cầu Ngang.
Nhà Chế Liễu ở Mỹ Long Bắc, Cầu Ngang bên dòng Cổ Chiên, phía bên kia là cù lao Long Hòa, Châu Thành. Chế Liễu thương anh bộ đội từ hồi Chế còn tuổi học sinh, mà Chế có học hành gì tới nơi tới chốn đâu, lớp 8 Chế nghỉ ngang. Chế theo Cha trồng dưa trồng hành dưới ruộng phía sau nhà, theo Cha buộc dây neo khi chiếc đò ngang Cha lái tấp vô bờ. Cũng có lúc Chế cầm lái, tuổi trẻ cao hứng kéo mạnh sợi dây ga cái máy nổ, khói cuộn phun đen tan nhanh trong gió, Cha ngồi vấn điếu thuốc rê nheo nheo mắt buông câu: “Y như cái THẰNG”. Nhưng càng lớn Chế càng đẹp, có thể nói Chế đẹp nhứt vùng, tiếng lành đồn xa. Mấy Anh bộ đội dưới đồn biên phòng hay chạy ca nô lên cái bến đò ngang của Cha chỉ xớ rớ uống với Cha chén trà, mà chỉ để nhìn Chế… Bởi vậy, tình yêu đầu đời của Chế là anh bộ đội, rồi “người ta” đi mất tăm từ ngày hết quân ngũ, nghe đâu về tận miền Bắc, mà Chế có biết mô tê chi rứa miền não miền nào đâu? “Người ta” nói, gió chướng thổi từ nơi quê hương của người ta về miền đất này…Chiều, Chế hay ra đứng bên bến sông xõa tóc nghe gió chướng thì thầm bên tai: Bạc tình! Hàng so đũa nở bông trắng muốt cũng… lao xao.
Hai năm sau Cha chết vì bệnh ung thư! Chế chạy bệnh cho Cha từ chùa Khmer đến bệnh viện Cầu Ngang lên Trà Vinh rồi Sài Gòn. Chế xin việc phục vụ trong quán nhậu khu Tân Phú để tiện việc lo cho Cha. Chế không cần thuê phòng trọ, ngày Chế ở quán, tối Chế lên bệnh viện ngủ với Cha, tiết kiệm chừng nào hay chừng đó để dành tiền thuốc thang. Mảnh ruộng sau nhà cũng đã bán đi…Nhưng Cha không qua khỏi…Gởi cốt Cha lên chùa, Chế đóng cửa nhà, lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm ở Sài Gòn làm phục vụ trong nhà hàng, quán nhậu. Mà Chế đẹp nên công việc thuận lợi, làm được nhiều tiền, có tiền Chế lại để dành! Bẵng đi một thời gian không thấy Chế Liễu xuất hiện ở những chỗ cũ nữa… Có người suy đoán Chế đi lấy chồng, rồi có người nói Chế bị “nghiệp” nên “đi Bình Dương”?
Ai cũng nghĩ người miền Tây được thiên nhiên ưu ái, khí hậu thuận hòa hai mùa mưa nắng, cho nên cái tính cách của người miền Tây phóng khoáng, chân chất…Không biết ky bo tính toán, sống hào sảng thích ung dung tự tại hôm nay chỉ biết hôm nay, ngày mai thì chỉ cần ra đồng, ra ruộng hay vác cái chài ra mé sông là có cái ăn, đem cá tôm ra chợ là đổi được mắm muối, áo quần…Nhưng thực ra, người miền Tây khổ cực lắm. Chuyện sản vật phong phú, đất đai trù phú là trước đây, giờ chỉ còn trong ký ức của các vị cao niên và trung niên, còn đối với đám trẻ bây giờ phải trầy trật kiếm sống. Đất miền Tây giờ gần như bị bạc màu vì thực trạng lũ không về, mà nếu có về thì đê bao vây kín ruộng đồng, bao nhiêu phù sa đổ thẳng ra chín cửa sông. Giờ trồng lúa phải nhờ phân bón nhiều, thuốc trừ sâu trừ rầy liên tục… Đó là lý do mà nhiều gia đình đắt díu nhau ly hương tìm việc tận vùng Đông Nam Bộ, Sài Gòn, và nghe nói đâu tận ngoài Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Theo Lý Đăng Thạnh, trong ‘Lịch sử Đông Dương tập 7- Nước Việt thời Nam – Bắc phân tranh‘ (1994), thì tên gọi Cochinchine bao gồm hai từ tố là ‘Cochin’ và ‘Chine’. Trong đó, Cochin có nguồn gốc từ tên gọi sông Koh Chin (កោះជីន), là một đoạn sông của Thủy Chân Lạp thuộc hệ thống sông Mekong (sông Cửu Long), chảy qua nhiều cù lao, từ địa phận thành phố Vĩnh Long ngày nay, qua các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, rồi đổ ra Biển Đông tại Cửa Koh Chin (Cổ Chiên), đó là sông Cổ Chiên. Các nhà thám hiểm hàng hải châu Âu vào thế kỷ XV khi đến vùng đất đồng bằng sông Cửu Long để mua nước ngọt và lương thực, thực phẩm, có thể đã lấy tên cửa sông Koh Chin và sông Koh Chin của dải đất có cư dân đông đúc nhất đồng bằng sông Cửu Long thời ấy để gọi tên chung cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long là: Vùng Cochin. Do sợ nhầm với thành phố cảng Ấn Độ Cochin, nên người phương Tây thêm hậu tố chine vào thành Cochinchine. Tên gọi Cochinchine này sang đầu thế kỷ XVII có lúc đã được người Phương Tây đồng hóa với tên gọi toàn bộ dòng sông Mekong mà trong đó lấy tiêu biểu dòng Cổ Chiên làm đại diện.
Chế quen Tư Hậu cách đây hai năm, rồi Chế theo về ở với Anh Tư dưới Bình Chánh. Tư với Chế đi đi về về khảo sát những khúc sông này đâu để tàu bè đi lại thuận tiện, nghe nói Tư làm giám đốc công ty xuất nhập khẩu xăng dầu gì đó. Tư nhiều tiền, ai cũng nghĩ Chế sẽ sống như bà hoàng, sung sướng. Rồi đùng cái, công an ập vô khám xét luôn cái chỗ căn hộ Tư thuê cho Chế sống, cái gì có giá trị họ lấy hết…Chế mới biết Tư không chỉ làm xăng dầu lậu mà còn làm giả luôn. Tư bị bắt, Chế trắng tay…Không thể ở lại Sài Gòn, Chế Liễu về quê nhờ anh Đạt, cũng là đứa cháu của Cha, sửa sang lại cái nhà để chờ ngày sinh nở…
Thực trạng buôn lậu xăng dầu dọc vùng biển tây nam vòng qua mũi Cà Mau lên tận phao số 0 Vũng Tàu đã tồn tại từ rất lâu. Có thể nói là siêu lợi nhuận vì xăng dầu nhập khẩu chính thức chịu thuế và phí rất cao. Thêm vào đó là nạn xăng dầu giả, sử dụng dung môi và hóa chất để pha xăng cũng mang lại “lợi nhuận rất cao” nên nhiều đường dây và hệ thống phân phối xăng dầu tham gia. Một phần do cách quản lý mặt hàng xăng dầu của nhà nước” tuy chặt mà lỏng”, trong đó “chặt” với những công ty làm ăn chân chính vì mức chiết khấu và lợi nhuận của hệ thống bán buôn, bán lẻ quá thấp, không có lợi nhuận. Giá đầu ra bị điều tiết, quản lý. “Lỏng” là lượng xăng dầu buôn bán không cần biết đi đâu, hệ thống bán lẻ nhập không kiểm tra được nguồn gốc, mà chính các đầu mối “lỏng” thì làm sao quản được? Thị trường xăng dầu không là thị trường mở.
Từ 2.1.2022, nhà nước sẽ thay thế quản lý điều hành mặt hàng xăng dầu bằng nghị định 95 thay vì nghị định 83 như trước đây, theo Bảng so sánh. Giá cả cập nhật nhanh hơn, vẫn giữ nguyên Quỹ Bình ổn xăng dầu. Vẫn không thể giải quyết được vấn đề xăng dầu lậu vì thuế, phí vẫn còn quá cao trên giá trị thực của từng lít xăng dầu. Từ 2024, Việt nam sẽ giảm thuế nhập khẩu xăng/dầu về 0% so với mức 5% như hiện nay. Người tiêu dùng chờ đợi một chính sách giá thay đổi để giảm gánh nặng chi phí về xăng dầu, chứ không phải giảm thuế nhập khẩu, thất thu ngân sách lại tăng các loại thuế và phí khác từ chính phủ.
Tất nhiên xăng dầu lậu hay giả thị chất lượng khỏi phải nói. Đơn cữ như những mẫu Diesel trên các tàu đánh bắt khu vực Kiên Giang, ESKA Singapore đã lấy mẫu chỉ kiểm tra hàm lượng lưu huỳnh (S) thì kết quả lên đến 0,5% (5,000 ppm), đừng nói đến các chỉ tiêu khác và nghe nói mua ở vùng biển Thái Lan. Đó là lý do tại sao dầu nhớt cho các động cơ máy thủy sử dụng thời gian mau thoái hóa và nhiều trường hợp được báo cáo “tụt áp”. Khi dầu không sạch thì nhớt động cơ sử dụng không thể có định lượng về mức an toàn bao lâu để thay dầu nhớt, hay động cơ có sạch hay không?
Một yếu tố khác tồn tại hiện nay là các hãng dầu nhớt đua nhau đẩy mức chất lượng API lên quá cao như CJ-4, CK-4…trong khi đó nó có phù hợp với động cơ tại Việt nam hay không? Nhiều sách, nhiều tác giả “dạy” rằng mức chất lượng càng cao đều phù hợp cho các động cơ thế hệ cũ. Đó là lý thuyết. Hiện nay, điều này có thể sai lầm vì càng ngày giới khoa học dầu nhớt càng pha chế các loại dầu nhớt động cơ có khuynh hướng độ nhớt càng thấp để tiết kiệm nhiên liệu và đáp ứng các yêu cầu về khí thải của động cơ. Động cơ máy thủy hay các loại động cơ xe tải nặng cũng như dầu kéo container tại Việt nam “rất cũ” nên các khe hở giữa thành động cơ khá rộng, bị mài mòn nhiều nên đa số cần các loại dầu nhớt có HTHS cao (3.5 cP), muốn như vậy thì cần phải nghiên cứu dầu gốc, phụ gia phù hợp. Như đã đều cập, cấp chất lượng API cao chưa hẳn là phù hợp vì API càng cao thì khuynh hường HTHS càng thấp. Hiện tượng tụt áp đa phần liên quan đến chỉ số HTHS (High Temp High Shear). Khi xăng dầu chưa chuẩn thì phải biết chọn lựa dầu nhớt chuẩn!
Thêm một yếu tố đối với dầu nhớt cho máy thủy, đa số các Hãng dầu nhớt sử dụng loại nhớt động cơ đường bộ để bán cho đường thủy hay động cơ tàu đánh bắt thủy sản. Sự khác biệt của hai loại máy này chính là vòng tua: động cơ ô tô có vòng tua cao (1.500-2,500 rpm) trong khi máy thủy có vòng tua thấp (max 2,000 rpm). Dầu nhớt cho động cơ vòng tua cao thì độ nhớt sẽ thấp hơn vòng tua thấp. Hiện tại theo khảo sát của ESKA Singapore chỉ có Mobil và MaxPro1 (Singapore) là có nghiên cứu và phát triển hai dòng dầu nhớt riêng biệt cho động cơ đường bộ và đường thủy riêng biệt.
Xuồng cập vào xà lan, hai người khách níu thang sắt trèo lên. Chế Liễu lần dây, buộc cái mũi xuồng cho khỏi trôi theo con nước… Lom khom làm công chiện, Chế đâu thấy bao cặp mắt trên xà lan nhìn Chế qua cái áo bà ba rộng cổ. Cái trễ nãi của gái một con cộng với dáng eo thắt lưng ong “khúc nào ra khúc đó” của Chế cũng lắm người ngủ mớ…
Dọc dòng Cổ Chiên này qua bên Duyên Hải, xuyên Quan Bố Chánh, luồng Định An, ngược lên Sông Hậu đến Bình Minh, Cần Thơ …Chế thuộc lòng như bàn tay mình. Giờ Chế hay chở những người mặc áo quần văn phòng lịch sự hay ra tàu lớn hay lên xà lan làm việc kiểm tra, kiểm định xăng dầu gì đó. Mà Chế biết việc họ làm, cũng chẵng cần quan tâm, Chế cần tiền để lo cho Bé Ấu.
Tôi gặp Chế một lần cũng vào mùa gió chướng như vậy, trên luồng Quan Bố Chánh. Anh Sáu chủ tàu nạo vét luồng nhờ Chế tải giùm chục phuy nhớt ESKA ra xà lan múc cát. Trong tiếng ồn ào xáng cạp, tiếng nước vỗ mạnh mạn tàu, mấy anh em ngồi nhâm nhi vài lon bia. Giọng Chế đều đều kể cuộc đời của mình, Chế nói Chế giống như cô diễn viên nổi tiếng gì đó, ai vướng vào không chết thì cũng nạn lao lý…Trăng hạ tuần sáng mờ vì sương lạnh, ngôi sao mai mọc sớm kế bên …cô đơn. Ngồi dưới gió, sát bên, nghe mùi hương dịu nhẹ từ Chế tỏa ra…ngây ngất. Bất giác, quay qua Chế hỏi:”Hia làm việc bên Singapore hả?”.
“Ừ, Anh làm nhớt bên đó”. Chế buông tiếng thở dài:”Đó là một câu chuyện buồn!Em cũng đã làm ở Sing!” …
28.11.2021.
ESKA Singapore, Made in Singapore
Bài viết có sử dụng tài liệu từ Wikipedia
Liên quan,
- Hàng năm, Việt nam có khoảng 94,000 người chết vì bệnh ung thư, đứng thứ 78/172 quốc gia được khảo sát. Trung bình cứ mỗi ngày có 300 người chết vì ung thư. Theo TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E. Báo Dân Trí đưa trí.
- Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trên toàn cầu khi mực nước biển dâng cao do tác động của biến đổi khí hậu. Trên 12% bờ biển của Việt Nam sẽ bị ngập sâu dưới mực nước biển 1 mét. ĐBSCL và đồng bằng sông Hồng là những vùng trũng nên bị ảnh hưởng nhiều nhất khi xảy ra ngập lụt, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết xấu. Theo dự đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây thiệt hại khoảng 17 tỉ đồng mỗi năm và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà. Còn Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) dự báo: mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao từ 3- 15 cm vào năm 2010, dâng từ 15 – 90 cm vào năm 2070. Các vùng ảnh hưởng là Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình…
- Trong vòng 10 năm di cư trên 1,3 triệu người từ Đồng ĐBSCL đến các trung tâm công nghiệp và Tp.HCM. Về giáo dục chất lượng đào tạo cần có suy nghĩ với gần 40% lao động không học tiếp phổ thông. Theo khảo sát của ĐH FulBright.
- Vấn nạn buôn lậu xăng dầu và làm giả xăng dầu liên quan đến hai vụ án của Trịnh Văn Sướng và vụ án 200 triệu lít xăng giả do Phan Thanh Hữu (64 tuổi, ở TP HCM) và Nguyễn Hữu Tứ (64 tuổi, quê Vĩnh Long).
- Ngân hàng Thế giới (WB) và tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư KNOMAD dự báo lượng kiều hối về Việt Nam năm 2021 ước tính đạt 18,1 tỉ USD, đứng thứ 8 thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.