PHÂN LOẠI VÀ TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI MỠ BÔI TRƠN

Mỡ bôi trơn được sử dụng chức năng như dầu bôi trơn nhưng ứng dụng vào các vị trí khó duy trì bôi trơn liên tục hay khó bảo dưỡng, dễ bị chảy hay mất dầu khi bôi trơn bằng dầu đó là: các loại vòng bi, trục, khớp nối, lò nung,…v.v. Có 2 nguồn chủ yếu: sản xuất nội địa và nhập khẩu.

Phân loại và tiêu chuẩn nào của các hãng dầu nhớt tại Việt Nam đối với mỡ bôi trơn đang sản xuất và kinh doanh hiện nay trên thị trường?

Mỡ bôi trơn được phân loại theo: độ cứng (độ xuyên kim) do NLGI (National Lubricating Grease Institute – Viện Mỡ bôi trơn Hoa Kỳ) và theo nhiệt độ ứng dụng hay tính năng (performance).

NLGI phân loại mỡ dùng cho ngành vận tải gồm:
Mỡ cho chassis (khung gầm) ô tô NLGI LA : nhiệt độ nhỏ giọt min 80oC, và một số điều kiện khác
Mỡ cho chassis (khung gầm) ô tô  NLGI LB: nhiệt độ nhỏ giọt min 150oC, và một số thử nghiệm: tải trọng, chống rung, chống nước và nhiễm bẩn.
Mỡ cho bạc đạn (vòng bi) bánh xe NLGI GA: nhiệt độ nhỏ giọt min 80oC, cho xe thương mại và tải nhẹ, không yêu cầu khắc nghiệt.
Mỡ cho bạc đạn (vòng bi) bánh xe NLGI GB: nhiệt độ nhỏ giọt min 175oC, cho xe thương mại và tải trung bình hoạt động ở đô thị hay trên đường cao tốc.
Mỡ cho bạc đạn (vòng bi) bánh xe NLGI GC: nhiệt độ nhỏ giọt min 220oC, cho xe thương mại, tải nặng hoạt động ở đô thị với điều kiện khắc nghiệt chạy-dừng liên tục.
Ở Châu Âu, phân loại mỡ được chấp nhận rộng rãi về tính năng theo Tiêu chuẩn Đức (DIN 51502)  và ISO 6743/9 xác định thời gian sử dụng của mỡ (nhiệt độ vận hành) theo ASTM D3336 quy định hay FAG FE9 (FAG hãng chế tạo vòng bi nổi tiếng của Đức). Dải nhiệt độ vận hành tối đa của mỡ (Upper operating temperature) được quy định bởi DIN 51502 cũng như FAG FEED hay SKF R2F-B (Test của hãng chế tạo vòng bi Đức SKF).
Các tiêu chuẩn này nhằm xác định: nhiệt độ tối đa mỡ hoạt động an toàn (upper operation temp.) và nhiệt độ ngưỡng phá hủy của mỡ (Upper temperature limit) dựa trên các thử nghiệm đối với các loại cấu trúc và thành phần mỡ khác nhau.

Theo Bảng kết quả trên, đối với mỡ thông dụng nhất chất làm đặc Lithium nhiệt độ hoạt động tối đa 120oC, đối với phức Lithium Complex lên đến 140oC và Phức Canxi Sulphonate là 150oC,…Điều này đúng cho tất cả các loại mỡ của các hãng nổi tiếng như Mobil, Shell, Total,

Ngoài ra, còn kể đến một số tính chất đặc biệt khác của các loại mỡ khác nhau như : chịu nước/chống ẩm (Canxi/Canxi Sulphonate Complex) hay bám dính, bền cơ học,..

Mỡ bôi trơn là một ngành khoa học ứng dụng có bề dày lịch sử nghiên cứu lâu đời của các hãng dầu như Mobil, Esso, Kluber,..Nhưng tại Việt Nam cũng chỉ có sự hiểu biết về ứng dụng trong thời gian ngắn vì nhu cầu phát triển ngành vận tải và công nghiệp.

Tại Việt Nam, phân khúc được yêu chuộng  là một phân khúc mỡ bình dân (giá rẻ và có chất lượng phù hợp với người sử dụng) như Quân Diệu, Huy Phát, MekongLube, APP,…và một số cơ sở nấu mỡ thủ công khác. Ở phân khúc này sản lượng tiêu thụ chiếm khoảng 40%, đa phần sử dụng cho các ứng dụng không đòi hỏi tiêu chuẩn cao như phải chịu nhiệt, tốc độ, tính bám dính và tính mất dầu thấp.

Một số hãng dầu nhớt nhập khẩu mỡ và đóng gói lại tại nhà máy với thương hiệu riêng tại Việt Nam. Họ chọn lựa nguồn gốc từ Hàn Quốc, Trung Quốc (Sinopec) để có giá thành cạnh tranh. Ngoại trừ một số nhà máy sản xuất mỡ được biết đến ở Hàn Quốc đang sản xuất cho Mobil, Shell, LG, số còn lại và Sinopec (Trung Quốc) không được đánh giá cao về chất lượng.

ESKA Singapore vẫn duy trì và phát triển với phân khúc mỡ Đa dụng bôi trơn cho vận tải và công nghiệp. Các sản phẩm mỡ ESKA Singapore  được sản xuất tại nhà máy nổi tiếng của Nhật tại Singapore.

Eska Singapore