Sau bao nhiêu năm nữa… dầu nhớt động cơ còn tồn tại?

Thị trường dầu nhớt  sẽ như thế nào trong 10-20 năm tới? Đó là câu hỏi mà người nghiêm túc, yêu nghề dầu nhớt thường hay suy nghĩ, khi truyền thông cập nhật hàng ngày những xu hướng công nghệ trong đó nổi bật như xe điện (EV). Trong suốt hơn 30 năm lịch sử ngành dầu nhớt Việt nam, bắt đầu khi các tập đoàn dầu khí nước ngoài như BP, Shell, Esso…khảo sát thị trường và có những chiến dịch tiếp cận, thiết lập kinh doanh và sản xuất các sản phẩm…từ đầu những năm của thập niên 90’s. Có những nhân tố, con người hoạt động trong lĩnh vực xuyên suốt thời gian đó còn tồn tại, có những người đi giữa quãng đường thì rẽ ngang hướng khác, có những người được bổ sung sau này …cho một thị trường cạnh tranh sôi động nhưng đầy hứng khởi. Những người hoạt động trong ngành trước đây không phải băn khoăn về công việc ở tương lai, vì đây là ngành công nghiệp truyền thống (đối với thế giới) với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng. Nhưng tất cả đang phải đối mặt với câu hỏi: “Phải chăng có sự thoái trào của một ngành công nghiệp như dầu nhớt?” Một câu hỏi đáng để tự vấn!

Vì cuộc sống không bao giờ đơn giản, rõ ràng, có nhiều ý kiến! Các nhà bảo vệ môi trường tin rằng động cơ đốt trong (ICE- internal Combustion Engine) cần phải bị cấm ngay lập tức. Mặt khác, có một số người tin (hoặc hy vọng) rằng đây là một sự thách thức và nếu vượt qua sự thách thức đó thì thế giới có thể quay lại cùng với công nghệ ICE tốt hơn, sạch hơn. Thực vậy! Các nhà nghiên cứu của Nhật Bản như Toyota, Honda…. tập trung sức lực và nguồn lực để cải thiện động cơ đốt trong chạy bằng năng lượng hydro (khí hydrogen) thay vì nhiên liệu hoá thạch như hiện nay. Có những ý kiến thực tế là ở đâu đó ở giữa, là quan điểm như một “người đi giữa đường”, cuộc sống nó sẽ diễn ra như vậy, có chiều này và hướng kia. Thôi thì mặc kệ…! Như tiểu tử Trương Vô Kỵ, trong Ỷ Thiên Đồ Long ký của Kim Dung, đã có luyện được Cửu Dương Chân Kinh rồi nhưng lại nạp thêm Càn Khôn Đại Na Di..thì cũng có sao đâu?

Các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy ICEs sẽ tiếp tục là sự kết hợp động cơ / phương tiện chủ yếu được lựa chọn, nhưng xe điện sẽ xâm nhập nhiều hơn cho đến giữa đến cuối những năm 2030. Tại Bắc Mỹ, các phương tiện hiện đang hoạt động (VIO- vehicles currently in operation) có số lượng hơn 300 triệu xe khách và xe tải nhẹ. Độ tuổi trung bình của đội xe này là khoảng 12 tuổi. Điều này có nghĩa là sẽ có rất nhiều cơ hội cho ngành dầu nhớt và dịch vụ khác hoạt động.

Tại Việt nam, hiện tại cuối năm 2022 có khoảng 5 triệu ô tô thì đến cuối những năm 2030, lượng xe ô tô đâu đó xấp xỉ khoảng 8 triệu xe, thì thị trường cho dầu động cơ ô tô vẫn tăng trưởng kép (CARG) khoảng 5% lên gần 100 ngàn tấn tiêu thụ. Là một thị trường tương đối có lợi nhuận theo sản lượng.

Mặc dù lượng ô tô và tải sẽ tiếp tục tăng số lượng, quy mô, ICE sẽ bắt đầu được thay thế bằng xe điện. Và tốc độ xảy ra phụ thuộc vào sự chênh lệch chi phí giữa hai công nghệ. Hiện tại, EV trung bình có giá cao hơn khoảng 20,000 đô la so với ICE tương đương, và điều đó sẽ tiếp diễn trong một thời gian nữa. Nhưng cho đến đầu năm 2023, Tesla dẫn đầu một phong trào giảm giá xe điện với áp lực cạnh tranh từ các nhãn hiệu khác và cả xe điện Trung Quốc, nên hiện tại có thể nói giá xe điện (EV) có thể ngang bằng giá xe ICEs, tính luôn ưu đãi thuế và khoản hỗ trợ chuyển đổi tuỳ theo quốc gia. Với xu hướng sử dụng xe “xanh” nhiều hơn nên các chính quyền sẽ nghiên về sân chơi xe điện, còn đối với người tiêu dùng thì đó là tâm trạng “hợp thời”!

Trong các nghiên cứu về pin cho xe điện EV, giá thành của pin Lithium tăng cao do lạm phát và khan hiếm lên 151 USD mỗi kwh. Hầu hết các báo cáo kỹ thuật chỉ ra rằng $ 100- $ 110 / kWh là là mức bắt buộc để có chi phí cạnh tranh với xe ICE. Hiện tại, hầu hết các xe điện sẽ yêu cầu pin cung cấp 95 kWh giờ.  Do đó chi phí cho pin xe điện khá mắc, ngày càng mắc, nếu không có sự đột biến trong công nghệ sản xuất pin.

Tuy nhiên, ngành dầu nhớt không chỉ phục vụ cho xe ô tô, xe tải trên thế giới. nó còn là ngành phụ trợ phục vụ cho tất cả vấn đề giảm ma sát tất cả chi tiết chuyển động. Động cơ ICEs còn sử dụng cho thiết bị khai thác mỏ, máy phát điện công nghiệp, đầu máy xe lửa và động cơ hàng hải. Không phải tất cả động cơ ICE đều được kỳ vọng sẽ chuyển sang động cơ điện…Quá trình chuyển đổi nhiều khi mất cả thế kỷ vì trình độ và nguồn lực mỗi quốc gia đều khác nhau. Cũng có thể thế giới sẽ sử dụng động cơ gas, hay hydro và nhiên liệu sinh học…là những động cơ đều dùng dầu nhớt để bôi trơn…

ICEs ở Mỹ sẽ thống trị ít nhất 15 năm tới, các loại dầu sẽ tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu thiết kế động cơ được cải thiện tốt hơn. Còn ở Việt Nam, quá trình này diễn ra chậm hơn nhiều và lên đến 25-30 năm sau. Thế giới vẫn tiếp tục nghiên cứu, nâng cao chất lượng bôi trơn động cơ, còn ở Việt nam, mọi việc nó sẽ như nó diễn ra…một cách chậm chạp.

Dầu động cơ API CK-4 đều được phát triển và giới thiệu vào khoảng năm 2017. Tuy nhiên, do sự phức tạp và trở ngại khi phát triển song song của tiêu chuẩn GF-6, tiết kiệm nhiên liệu trong sự cân bằng của giới hạn mài mòn (hàm lượng Zn), sự phụ thuộc độ nhớt HTHS, nó đã không được giới thiệu và chấp nhận cho đến năm 2020. Thì ở Việt nam, năm 2023, rất ít người bán và sử dụng dầu API CK-4 hay GF-6 cho ô tô như MaxPro1. Có rất nhiều bài học khó khăn đã rút ra, đó là ai đi tiên phong sẽ cắm cờ, tất nhiên sẽ ở khu vực địa lý nhất định vì MaxPro1 là thương hiệu nhỏ xuất xứ từ CH Singapore.

Thế giới rồi vẫn tiến lên phía trước, có thể động cơ ICEs được chế tạo có lượng tiêu thụ nhiên liệu ít hơn, tiết kiệm hơn…Nhà khoa học về dầu nhớt rồi sẽ nghiên cứu và ứng dụng thêm GF-7 chẳng hạn…Điều này sẽ đạt được khi dự kiến GF-7 được công bố năm 2027. Cho đến hiện tại dầu nhớt được sản xuất có chất lượng tốt hơn rất nhiều so với vài năm trước vì không chỉ phụ gia ngày càng tốt, hạn chế được các hiện tượng gây tiếng ồn hay tổn thất công suất như LSPI (đánh lửa sớm) hay giảm độ nhớt vì hiện tượng cắt mạch các polymer tăng chỉ số độ nhớt có thể gây LSPI (API SN plus)

Phụ gia là một… câu chuyện buồn! Vì có hiện tượng lạm dụng phụ gia, theo lời của người bán phụ gia thì có thể sản xuất được tất cả các tiêu chuẩn. Cho nên có chuyện bi hài là một số nhãn hiệu ở Việt nam lại sản xuất dầu nhớt xe máy (MCO) đạt tiêu chuẩn API SP. Đây là sản phẩm đánh lừa người dùng một cách trắng trợn, vì SP chẳng liên quan gì tới xe máy cả!.Đôi khi người sản xuất còn không biết đến tiêu chuẩn đó mục đích gì nữa, thì chuyện đanh lừa cũng là kiểu bị vu oan!.  Dầu nhớt thế giới tốt nhờ họ sử dụng dầu gốc tốt. Nhiều nhà máy đã ngưng sản xuất dầu nhóm I, hay không sử dụng dầu nhớm I cho pha chế dầu động cơ. Hiện tại dầu gốc khoáng đã có nhóm III+. Các nhãn hiệu ở Việt nam vẫn vậy…miễn có dầu gốc là tốt rồi! Thế thì làm sao có thể khuyến cáo người sử dụng dùng 20 vạn, 30 vạn km?

Khoảng thời gian thay dầu đang giữ ổn định ở khoảng 10,000 km (6,000-7,000 dặm). Các nhãn hiệu muốn thúc đẩy thời gian sử dụng lên cao hơn theo lý thuyết, nhưng việc sản xuất thực tế không được như dầu tham chiếu sử dụng trong phòng thí nghiệm. Vấn đề là môi trường khác nhau, tập quán, khí hậu và điều kiện khác nhau…Không có một chuẩn (norm) tham chiếu cụ thể cho thời gian thay dầu, nếu bạn “không yêu chiếc xe của bạn”!. Cho nên, 10,000 km là lời khuyên hiện tại. Có những người thay dầu ở mức 3,000 dặm (5,000 kms) hoặc ba tháng định kỳ, thì đây là vấn đề của chiếc xe hơn là loại dầu.!

Trong khi cùng khoảng thời gian thay dầu, kiểm soát giới hạn oxy hóa thực hiện để phản ánh như thế nào là một loại dầu ổn định, điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu (độ nhớt không thay đổi đáng kể). Cấu trúc hóa học của dầu —quyết định hàm lượng cặn bùn dầu hình thành và kim loại (bảo vệ chất xúc tác xả) — bao gồm. Lựa chọn dầu gốc sẽ tác động đến công thức dầu động cơ trong việc ưu tiên sử dụng dầu gốc tổng hợp để cải thiện chỉ số nhớt (tự nhiên) cũng như các đặc tính khác… Nhóm III và III +  sẽ trở nên phổ biến hơn trong dầu động cơ ô tô như MaxPro1 đang sản xuất.

Có quá nhiều vấn đề phải giải quyết. Thế thì tại sao phải chán ngành dầu nhớt?

Khi thị trường trở nên lớn hơn, chi phí sẽ có ảnh hưởng ngày càng lớn hơn đến doanh số bán hàng. Công nghệ, kỹ thuật, các lời nói có cánh của dân marketing về nguyên liệu…sẽ nhường chỗ cho các sản phẩm tốt với chi phí hợp lý. Thị trường tồn tại các thương hiệu có nghiên cứu và sẽ loại bỏ các thương hiệu “ăn theo”.

Ngành công nghiệp dầu nhớt động cơ và các sản phẩm dầu mỏ khác sẽ tiếp tục có lợi nhuận và cần thiết trong ít nhất 20 năm tới. Vậy hãy bước tiếp!

Theo ESKA Singapore, 20/2/2023

 

Nguồn tham khảo:

Steve Swedberg là một chuyên gia với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu nhớt, đã làm việc tại Pennzoil và Chevron Oronite. Ông là thành viên lâu năm của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, ASTM International và SAE International, nơi ông là chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật 1 về dầu động cơ ô tô, viết tại https://www.lubesngreases.com/magazine/29_2/how-many-years-do-quick-lubes-have-left/