Eska hay đi bán nhớt và nhàn hạ tản du trên những cung đường khắp mọi miền đất nước, nhưng đi nhiều nhất từ miền Trung đổ vào cho đến cuối mũi Cà mau. Cho nên, nói chuyện về cao tốc ở Việt nam thì không dám “bình luận” vì chưa đủ trình độ và thực tiễn để đánh iá như các chuyên gia về giao thông. Hay cũng không được “sành đường, sành đời” như các bác tài lái xe tải và xe container rong ruổi từ Nam chí Bắc và ngược lại. Eska chỉ nhận xét trên quan điểm của người quan sát cái được và cái mất khi vi vu trên cao tốc do nhà nước làm cũng như “ông BOT” làm.
Từ khi mấy cái cao tốc khu vực Nam Trung Bộ cho thông xe, đâu đó vào khoảng 30/4, năm 2023, thì mấy quán cơm ven quốc lộ 1A bị ế, nhất là cơm cho cánh bác tài xe tải, xe hơi. Hàng quán ven đường rục rịch chuyển hướng làm ăn. Có người thuê đất làm quán nay trả mặt bằng, tính dắt díu gia đình về quê làm vườn làm ruộng, cũng có thể đi làm mướn vì nghề nông giờ đâu phải đơn giản chỉ “bán lưng cho trời, bán mặt cho đất”. Dọc quốc lộ 1A từ đầu Long Khánh, Đồng Nai cho đến Tuy Phong, Bình Thuận đường vắng xe lớn, chỉ còn xe của địa phương đi tới đi lui vài ba chiếc.
Có vẻ như các điểm du lịch như Mũi Né, Phan Thiết hay Nha Trang đông hơn, nhất là khách từ trong nam chạy ra. Đi cao tốc từ Sài Gòn tới Nha Trang lợi được 2 tiếng đồng hồ, trên đường thấy mấy chiếc “con cóc” từ Bạc Liêu, Đồng Tháp cứ thả “tà tà” trên cao tốc Phan Thiết -Vĩnh Hảo. Trên xe, đầy nhóc con nít hí hửng…Cao tốc làm người ta sướng vì rút ngắn thời gian hành xác trên xe, cao tốc lcũng àm người ta khổ vì ham vui nên chắc chắn tốn nhiều tiền đi tắm biển miền Trung. Cánh bác tài thì vui vẻ, hả hê. Cao tốc cứ làm “lai rai” hoàn thiện như xây ta-luy, dựng kè đá tránh lở núi hay ủi đất làm cho xong cái nút giao, thoát ra các thị trấn đi qua, nên dễ gì sớm mà thu được tiền…BOT. Cao tốc đầy xe dừng ở chỗ làn đường khẩn cấp để …xả cái bức bí trong người.
Cao tốc góp phần thúc đẩy kinh tế là vậy. Trước mắt thúc đẩy du lịch đến các điểm cũ mà mới vì thời gian được rút ngắn khi di chuyển nên làm con người bớt làm biếng đi. Trong thời điểm “của khó người khôn” vì tình trạng trầm ê của nghề buôn nhà đất, cao tốc làm sống dậy mấy cái bất động sản nghỉ dưỡng đâu đó ở nhiều thành phố biển miền Trung. Nhiều bạn bè của anh Face, chế Zalo…siêng năn đăng tin tức hòng “thao túng tâm lý” người thân bạn bè cái kỳ vọng của phát triển hạ tầng. Cái này có thiệt, nhưng mấy cái cao tốc vừa thông xe chưa chắc làm nhúc nhích mấy cái vụ dự án “ngôi nhà thứ 2 nghỉ dưỡng” đâu, dân Việt còn nghèo lắm! Còn cũng có người nhao nhao lên thì cũng là Anh Ba, Chị Tư đầu cơ “tay không bắt giặc” đó mà. Kinh tế nó vẫn còn trì trệ lắm, người mất việc làm ở thành thị hay các đô thị tập trung các khu công nghiệp còn nhiều. Chi tiêu nhà nhà thắc chặt thì tiền đâu nghĩ đến cái “sê cơn hơm/second home”?
Tháng này Sếp bên Singapore còn thông báo nợ lương kìa…nên Eska đi ngắm cao tốc cho khuây khoả!
Cánh bác tài “chạy chùa” trên cao tốc còn dang dỡ, nhưng sau này khi hoàn thành suốt tuyến thì cứ 1 cây số ông BOT thu 2 ngàn đồng Việt thì đi suốt từ Nam ra Bắc đâu đó khoảng hơn 2,000 cây số thì chắc …nghỉ đi cao tốc. Cho nên hàng hoá Việt nam có giá cả đắt đỏ là vậy, vì chi phí Logistic. Hiện tại, chi phí Logistic cho cả nền kinh tế với GDP khoảng 400 tỷ đô la đâu đó khoảng 18%, trong khi con số này ở các nước phát triển chỉ 9 – 14%. Trong tổng chi phí logistics thì chi phí vận tải chiếm 60%, chi phí xếp dỡ chiếm 21%, chi phí kho bãi chiếm 12%… theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam. Nhìn vô con số đó thì hiểu cái khổ của ngành vận tải ảnh hưởng vì cái vụ BOT đường cái quan (quốc lộ) và cao tốc như thế nào rồi. Nhưng cũng chịu thôi, vì chữ nghèo, nên nhà nước phải huy động mấy ông BOT, mấy ông BOT lại huy động ngân hàng nên coi như mình ăn uống, đi đứng, ngủ nghỉ thì cũng nuôi ông…ngân hàng hết. Cái này không phải là mới, có từ thời trước cả khi Phật hạ sanh và Chúa ra đời. Bên Tàu có ông Lã Bất Vi cũng “buôn tiền” nên mua quyền lực đưa con của mình lên trở thành Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa thống nhất là Tần Thuỷ Hoàng. Sử Việt cũng không ngoại lệ…
Tốc độ của cao tốc.
Đi cao tốc mà “rùa bò” cho chạy tối đa 80 km/giờ như đường Trung Lương- Mỹ Thuận thì thiệt là nản! Nhiều khi 2 xe chạy song song, cùng tốc độ thế là muốn run tay lái vì xe ngoài thì sát con lươn, xe trong thì sát ta-luy đường. Tài yếu bóng vía chắc chỉ “nhắm mắt” mà chạy vì chỉ cần giữ vững tay lái thế nào chút nữa cũng đun đ.í.t xe phía trước vì xe chạy dưới bấm còi thúc quá xá!.
Cao tốc đoạn Phan Thiết- Vĩnh Hảo cũng vậy, chạy bức bí, dễ gây tai nạn, ban đêm đường tối thui. Nhất là mưa núi đổ xuống thì mấy chiếc “con cóc” vừa bò vừa nhá đèn dễ bị mấy chiếc tải đường dài và container lùa lắm. Thực ra, cao tốc 2 làn đường nên cho chạy nhanh hơn nữa để xe có thể linh hoạt thoát khỏi chiếc xe song song bên mình. Chứ ông nào nhú đầu lên khỏi 85 km/giờ là gặp ông giao thông bắn tốc độ rồi. Đường chưa hoàn thành nhưng cao tốc đoạn này cũng vài ba trạm công an!
Hiện nay không có tiêu chuẩn nào được đặt ra khi làm hệ thống đường cao tốc Việt Nam, tuy nhiên nhìn chung thì các đường cao tốc ở Việt Nam đều được xây dựng với quy mô từ 4 – 6 làn bao gồm 2 – 3 làn mỗi chiều và đều liên kết đến các quốc lộ và các đường cao tốc khác ở nơi mà đường cao tốc đi qua. Tốc độ các đường cao tốc ở Việt Nam đều được thiết kế tối đa từ 80 – 120 km/h (tối thiểu 60 km/h).
Mấy xe tải nặng và xe container thích đi cao tốc, mặc dù, mấy xe này không đạp hết ga vì ít không chen với xe máy như chạy trên đường lộ. Cao tốc làm giảm tai nạn nhiều dọc đường cái quan, đó là do dân mình cứ phải bám đường mà sống. Chắc cũng do vài ba chục năm trước chính quyền không quan tâm gì đến vụ quy hoạch chỗ dân cư, nên giờ mở đường là tiền đền bù muốn xỉu ngang xỉu dọc mà dân còn chưa chịu.
Chạy xe trên cao tốc đường thẳng thớm, ít nhồi ga, đạp thắng, xe vận hành hoàn hảo đối với động cơ. Đó là vòng tua đều, máy nóng ở mức độ bình thường nếu xài nhớt tốt cũng như hệ thống nước mát tốt. Hiện tại nhớt động cơ cho xe đã tốt nhiều rồi, phải nói là tiệm cận với chất lượng của thế giới nhất là sử dụng các hãng nổi tiếng hay dầu nhớt nhập khẩu từ các nước như Singapore, châu Âu,..Nếu sau này hệ thống đường cao tốc hoàn chỉnh từ cực Bắc cho đến mũi Cà mau, chưa kể các đường cao tốc theo hướng từ đông sang tây nữa. Xe chạy tốc độ ổn định, nhớt xài được lâu hơn thì việc khuyến nghị các bác tài chạy vài vòng Việt Nam cỡ khoảng 40-50 ngàn cây số cho một lần thay, đối với dầu nhớt đỉnh nhập khẩu của Eska hay MaxPro1 từ Singapore thì cũng là chuyện bình thường. Còn giờ thì chưa dám nói vì tuỳ theo xe và tuỳ theo đường xá nữa.
Khi đường tốt, xe tốt thì nhớt động cơ rất dễ phân biệt hãng nào tốt hơn hãng nào vì chất lượng dầu nhớt phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố chính là sự oxy hoá và bảo vệ mài mòn. Cái này liên quan đến dầu gốc và phụ gia. Thiết nghĩ không phải ai cũng có thể làm được.!
Còn tiếp…
Theo ESKA Singapore, 8-6-2023