DẦU CỌ BỊ CẤM XUẤT KHẨU Ở INDONESIA- HIỆN TƯỢNG SIÊU LẠM PHÁT?

Indonesia đứng đầu thế giới về sản xuất và tiêu thụ dầu cọ. Mặt hàng thiết yếu này có vai trò “nhạy cảm” trong sinh hoạt thường ngày và đời sống chính trị ở xứ vạn đảo. Theo Nikkei Asia, Tổng thống Joko Widodo đưa ra lệnh cấm này chỉ vài ngày sau vụ bắt giữ một quan chức cấp cao Bộ Thương mại và giám đốc điều hành của bốn hãng dầu cọ, trong đó có một công ty liên kết với tập đoàn Wilmar International tại Singapore. Bộ Tư pháp nói vị quan chức bị cáo buộc đã cấp giấy phép xuất khẩu cho bốn công ty trên mặc dù họ không đáp ứng hạn ngạch bán dầu cọ trong nước theo giá do chính phủ ấn định hồi tháng 2.

Chiến tranh Ukraine bùng nổ cách đây hai tháng đã khiến mua bán nông sản toàn cầu bị đình trệ. Lệnh cấm công bố hôm 22-4 của Indonesia đã khiến giá dầu đậu nành (loại dầu thay thế cho dầu cọ) giao sau của Mỹ, tăng vọt lên mức giá cao kỷ lục trong ngày thứ ba liên tiếp. Ở Anh, một số siêu thị đang hạn chế mua các loại dầu ăn trích xuất từ hạt hướng dương, trái ô liu và hạt cải dầu.

Chiến tranh đã khiến việc buôn bán dầu hướng dương rơi vào hỗn loạn và cũng đang siết chặt nguồn cung cấp các loại dầu thực vật khác được sử dụng trong thực phẩm, nhiên liệu sinh học và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Tosin Jack, Giám đốc phân tích thị trường hàng hóa tại Mintec ở Anh, cho rằng động thái mới nhất của Indonesia chắc chắn sẽ làm “trầm trọng thêm” lạm phát thực phẩm vốn đã ở mức cao kỷ lục. Vị chuyên gia này cũng nói nguồn cung dầu thực vật đang hiếm đã khiến các hãng thực phẩm ứng phó bằng cách tạo ra công thức mới hoặc chuyển sang các nguyên liệu thay thế khi có thể.

Dẫn chứng về giá dầu cọ để thấy hiện tượng “siêu lạm phát” hàng hóa sau đại dịch Covid-19 mà trong đó ngành công nghiệp dầu nhớt cũng chịu ảnh hưởng.

Eska tổng hợp

(Theo KTSG)