5 hãng dầu lớn nhất phương Tây đạt lợi nhuận 196,3 tỷ USD.
Năm 2022, năm xảy ra chiến sự Nga – Ukraine, tổng lợi nhuận của 5 hãng dầu lớn nhất phương Tây lập kỷ lục. Nguyên nhân là giá nhiên liệu xăng, dầu và sản phẩm dầu khí tăng vọt sau xung đột Nga – Ukraine.
Ngày 8/1, Công ty dầu khí TotalEnergies (Pháp) công bố lợi nhuận cả năm ngoái đạt 36,2 tỷ USD, gấp đôi năm trước đó. Đến nay, cả Exxon Mobil, Chevron, BP, Shell và TotalEnergies đều công bố lợi nhuận kỷ lục. Trong đó, khoản lãi 56 tỷ USD của Exxon còn là cao nhất trong lịch sử ngành dầu mỏ phương Tây.
Lãnh đạo các hãng dầu đã lên tiếng bảo vệ lợi nhuận trước làn sóng chỉ trích. Họ cho rằng an ninh năng lượng là điều quan trọng trong bối cảnh chuyển dịch sang năng lượng tái tạo. Việc tăng thuế cũng có thể cản trở đầu tư. “Thuế là việc của chính phủ. Còn việc của chúng tôi là cung cấp các góc nhìn khác nhau. Hiện tại, chúng tôi cần đầu tư hàng tỷ USD để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng“, CEO Shell Wael Sawan tuần trước cho biết. Shell năm ngoái lãi gần 40 tỷ USD, bỏ xa kỷ lục cũ là 28,4 tỷ USD năm 2008.
CEO BP Bernard Looney hôm 7/2 khẳng định chỉ đang cung cấp năng lượng mà thế giới cần. “Chúng tôi sẽ đầu tư 8 tỷ USD cho việc chuyển dịch năng lượng trong thập kỷ này và thêm 8 tỷ USD nữa vào dầu mỏ, khí đốt để đảm bảo an ninh năng lượng và giá cả ở mức hợp lý”, ông nói.
Lợi nhuận toàn cầu Castrol sụt giảm 32% năm 2022.
Theo BP, ngày 8/1, báo cáo rằng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh dầu nhớt Castrol đã giảm 32% vào năm 2022 và giảm 67% trong quý IV – do chi phí đầu vào cao hơn, các hạn chế COVID đang diễn ra (đặc biệt là ở Trung Quốc) và các tác động ngoại hối bất lợi.
BP có trụ sở tại London, sở hữu thương hiệu dầu nhớt Castrol, cho biết hoạt động của Castrol toàn cầu có lợi nhuận cơ bản trước lãi suất và thuế là 700 triệu USD cho cả năm 2022, giảm từ 1 tỷ USD của năm 2021. Chiếm chưa đến 5% trong tổng lợi nhuận của BP.
Có thể thấy mảng dầu nhớt là một phân khúc hẹp “nich segment” có biên lợi nhuận thấp trong tổng thể các sản phẩm dầu khí, hẹp về cả sản lượng so sánh với nhiên liệu hay kinh doanh nguyên liệu thô (dầu thô). Một thương hiệu dầu nhớt được gắn với công ty dầu khí sẽ được hưởng danh tiếng rất nhiều từ danh tiếng của ngành năng lượng dầu mỏ. Thế nên các công ty dầu mỏ vung tiền để mua lại các thương hiệu dầu nhớt độc lập như BP mua Castrol, Shell mua Houghton, Total mua Elf, Fina, Exxon mua Mobil..v.v, để làm phong phú thêm các sản phẩm thuộc dầu khí của thương hiệu. Shell là nhà sản xuất dầu nhớt lớn nhất thế giới, trong khi đó ExxonMobil là nhà sản xuất nguyên liệu dầu nhớt lớn nhất bao gồm cả dầu gốc và phụ gia.
Eska Singapore lược dịch từ CNBC, Lube Magazine, 9/2/2023