Các thị trường dầu gốc ở châu Á thể hiện các đặc điểm điển hình trước kỳ nghỉ cuối năm, với nhu cầu chậm lại, nguồn cung trở nên dồi dào hơn và giá giao ngay suy yếu đối với hầu hết các loại.
Việc phát hiện biến thể Omicron của Coronavirus tại nhiều quốc gia làm hoạt động kinh tế và xã hội dè dặt hơn, khi sự không chắc chắn tiếp tục đè nặng lên tâm lý sợ hãi của người tiêu dùng liệu có hay không việc các quốc gia tiếp tục ban hành các hạn chế hay phong tỏa?
Tại châu Á, thị trường giao ngay bình thường rất sôi động tạo tính thanh khoản tốt, nhưng thời gian gần đây có vẻ như các hợp đồng kỳ hạn càng dài càng được ưa chuộng hơn vì có vẻ như ít rủi ro về giá và cả vấn đề logistic (hậu cần). Do đó tính khả dụng của hàng hóa ít đi, một số nơi thậm chí thiếu hụt.
Vẫn khó khăn trong khâu hậu cần khi là ác mộng mà người mua và nhà cung cấp gặp phải trong phần lớn thời gian của năm – không có chỗ trên tàu, giá cước vận chuyển tăng vọt – nhiều người mua đã chọn một cách ít rủi ro hơn để tiến hành kinh doanh, trong đó chấp nhận giá cao đối với các nguồn cung cấp gần hơn.
Xu hướng này cũng được thể hiện rõ ở các nguồn khác như Hoa Kỳ, nơi thường có một lượng lớn sản phẩm để xuất khẩu vào cuối năm. Trong khi một số ít đã được đặt đến Ấn Độ và Singapore trong những tháng gần đây, số lượng nhỏ hơn so với những năm trước. Tình trạng này một phần là do giá cả, nhưng cũng do thực tế là các nhà cung cấp Mỹ không dư thừa dầu gốc khi các nhà máy pha chế dầu nhớt nội địa trữ nguyên liệu.
Tại Trung Quốc, dầu gốc nhập khẩu bị thờ ơ do sự hiện diện của nguồn cung trong nước dồi dào với giá cả cạnh tranh.
Trong khi đó, việc đóng cửa một phần tại nhà máy nhóm II và III của Hàn Quốc do sự cố kỹ thuật dường như chỉ ảnh hưởng đến việc sản xuất cắt giảm loại 600N, sản lượng đã giảm từ tháng 10 đến cuối tháng 12.
Nói chung, giá dầu gốc giao ngay ổn định trong tuần này ở châu Á. Giá ex-tank Singapore phần lớn thấp hơn tháng trước do thời gian giao hàng bị kéo dài và đẩy mạnh hàng tồn kho vào cuối năm.
Loại SN150 giảm 30 USD/tấn xuống còn 840 USD/t – 870 USD/tấn, và SN500 thấp hơn 10 USD/tấn ở mức 1.010 USD/t – 1.050 USD/tấn. BS cũng được đánh giá giảm 10 USD/tấn xuống còn 1.240 USD/t – 1.280 USD/tấn.
Giá của nhóm II 150N giảm 20 USD/tấn xuống còn 890 USD/t – 930 USD/tấn, trong khi 500N giảm 40 USD/tấn xuống còn 1.180 USD/t- 1.220 USD/tấn.
Ở phân khúc nhóm III, giá ổn định đến mềm, loại 8 cSt tiếp tục phải đối mặt với áp lực giảm về nguồn cung dồi dào và nhu cầu thấp. 4 centiStoke đang giữ ở mức $ 1,440 – $ 1,480 / tấn, nhưng 6 cSt đã giảm 10 đô la / tấn ở mức $ 1,420 / t – $ 1,460 / tấn. Loại 8 cSt được chào giá thấp hơn 30 đô la / t ở mức $ 1,190-1,230 / tấn, FOB Asia.
Thượng nguồn, các hợp đồng dầu thô tương lai kéo dài chuỗi tăng, đánh dấu ngày tăng thứ tư liên tiếp, trên các báo cáo rằng Omicron có khả năng lây nhiễm nhiều hơn biến thể Delta, nhưng gây ra các triệu chứng nhẹ hơn. Sự sụt giảm thấp hơn dự kiến trong dự trữ dầu thô của Mỹ không có ảnh hưởng đáng kể đến hợp đồng tương lai.
Tại Việt Nam, nhu cầu về dầu nhớt vẫn chưa hồi phục hoàn toàn trong tất cả các phân khúc. Điểm sáng duy nhất khi phân khúc công nghiệp tăng trưởng cùng với các chỉ số về sản xuất công nghiệp IIP đều tăng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2021 ước tính tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong khi đó, phân khúc vận tải và xe máy MCO vẫn tăng trưởng âm. Giai đoạn “bình thường mới” cho nên sẽ không bao giờ được như cũ. Hoạt động kinh tế vẫn còn chập chờn khi một số địa phương vẫn còn tư tưởng “cách ly, truy vết” và đóng cửa nhà máy cũng như các cơ sở dịch vụ khác. Với biến chủng Omicron, có thể tất cả người dân rồi cũng sẽ nhiễm bệnh vấn đề là thời gian. Các địa phương vẫn giữ phòng tuyến chống dịch với các hạn chế hoạt động người dân tựa như tự chặt đi đôi chân của mình. Khó khăn kinh tế đã hiện diện, chính quyền địa phương còn bấu víu vào bầu sữa ngân sách, trong khi đó, dân doanh không biết sẽ đi về đâu?. Thực tế cảm nhận được dân đã nghèo đi rất nhiều, doanh nghiệp cũng vậy…
Giá dầu nhớt tại Việt Nam, nhấp nhỏm tăng khi “ông lớn” Castrol điều chỉnh giá trong tháng 12/2021 để áp dụng cho 2022. Liệu Shell, Total, Chervron,…tăng giá? Các hãng đều muốn như vậy! Nhưng kinh nghiệm trong năm cho thấy dường như các ông lớn níu chân nhau, ông này tăng nhưng ông khác lại ghìm giữ giá…Vấn đề chính duy nhất của Castrol là muốn tách ra khỏi “đám còn lại”…đó là một năm thất bát vì Covid-19 với nhiều tổn thất nặng nề thì con số và lợi nhuận không nhất thiết để báo cáo nữa. Có lẽ, Castrol chuẩn bị “gỡ vốn” vào năm tiếp theo…!
Như các bài viết trước đã phân tích, giá dầu gốc các loại liên tục giảm từ nửa cuối năm 2021, nhưng giá dầu nhớt vẫn không giảm. Các số liệu tại Mỹ công bố tuần trước lạm phát cao vọt lên cao nhất trong vòng 39 năm tại Mỹ, các quốc gia khác cũng đối mặt với đều tương tự tại Châu Âu, Trung quốc và cả Châu Á nữa,…Tình trạng lạm phát sẽ ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam vì Việt Nam nhập khẩu đa phần nguyên vật liệu sản xuất, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, sự gia tăng giá trị chỉ do sức lao động của nhân công là chủ yếu …Hàng hóa tại Việt Nam vẫn sẽ tăng giá vì vậy, trong đó dầu nhớt cũng loại không ngoại lệ.
ESKA cho rằng giá dầu nhớt tại Việt Nam sẽ không tăng “shock” sau khi Castrol có thông báo đều chỉnh giá một số sản phẩm…Vài ba phần trăm gọi là!
Theo Eska Singapore
Bài viết có sử dụng tư liệu của trang Lube Report Asia