Dầu gốc toàn cầu năm 2024, và giá dầu nhớt ở Việt Nam?

Giá dầu gốc dường như đi ngang trong nửa cuối năm 2023 và kéo dài đến tháng 3-2024. Không có các đột biến về địa chính trị, nguồn cung, ảnh hưởng đến giá dầu thô. Ngoại trừ căng thẳng trong khu vực Trung đông khi Israel đổ bộ vào dãi Gaza. Và thế giới vẫn đang nhấp nhỏm vì sự kiện bên bờ biển Đỏ vì các tàu hàng đang bị tập kích bởi lực lượng Houthi, tuyến đường vận chuyển hàng hoá Á-Âu có nguy cơ tắt nghẽn, tạo sự chênh lệch về giá dầu gốc giữa 2 lục địa này.

Các tiêu chuẩn khí thải mới, tiêu chuẩn động cơ đang thúc đẩy nhu cầu các loại dầu cao cấp. Trong khi sự phát triển xe điện đang kìm hãm nhu cầu đối với dầu động cơ thông thường.  Tất cả đều ảnh hưởng đến sản xuất dầu gốc API Nhóm I, II và III, theo Argus Media cho biết. 

Dầu gốc Nhóm I đối diện với cắt giảm trên toàn cầu.

Nhu cầu dầu gốc toàn cầu, phục hồi sau đợt sụt giảm đại dịch năm 2020. Dự kiến sẽ đạt 30 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030, Guo Harn Hong nói tại hội nghị Argus Global Base Oils ngày 20/2.

“Sự sụt giảm nhu cầu nhóm I thấp  hơn sự sụt giảm nguồn cung nhóm I. Dẫn đến giảm năng lực nhóm I trên toàn cầu”, Hong cho biết.

Hơn 5 triệu tấn/năm dầu gốc  Nhóm I đã ngừng sản xuất.  Trong khi khoảng 20 triệu tấn/năm Nhóm II và Nhóm III đã được bổ sung kể từ năm 2011.

Việc cắt giảm sản xuất Nhóm I lớn nhất là việc đóng cửa nhà máy ExxonMobil 510.000 tấn/năm ở Mỹ vào năm 2016. Sau đó, là ngừng hoạt động nhà máy Shell 380.000 tấn/năm ở Singapore vào năm 2021. Eni gần đây đã thông báo đóng cửa nhà máy Nhóm I lớn nhất ở châu Âu, 600.000 tấn/năm ở Livorno, Ý.

Giá dầu gốc Nhóm I có lúc mất kiểm soát vào những tháng đầu năm 2022. Lý do nhu cầu tăng sau đại dịch, nhất là BS, phân đoạn nặng trong sản xuất công nghiệp. Giá dầu gốc nhóm I cân bằng trở lại vào cuối năm khi các nhà máy tăng cường sản xuất. Tuy nhiên cho đến nay, giá dầu gốc Nhóm I dường như không chênh lệch nhiều so với Nhóm II. Nhất là các loại có độ nhớt tương tự nhau.

Ẩn số các nhà sản xuất Trung Quốc, quyết định giá dầu gốc tại Châu Á.

Hiện tại, công suất dầu gốc toàn cầu là khoảng 60 triệu tấn / năm, theo Argus.

“Mặc dù nhu cầu dầu gốc toàn cầu dự kiến sẽ duy trì ở mức 30 triệu tấn/năm. Chúng tôi có thể tự tin nói rằng thị trường hoạt động dư cung có cấu trúc”, Hong nói.

Hơn 20 triệu tấn/năm công suất Nhóm II và Nhóm III đã được bổ sung kể từ năm 2011, ông nói thêm. Nhiều trong số những năng lực mới này là sự mở rộng nổi bật của châu Á. Theo Argus, hầu hết trong số đó là ở Trung Quốc. Chẳng hạn như nhà máy 250.000 tấn / năm của Sinopec ở Nam Kinh. Nhà máy  620.000 tấn / năm của Sơn Đông hoặc 500.000 tấn / năm của Hongrun Petrochemical.

Việc mở rộng đáng kể nhất hiện đang được tiến hành là nhà máy 1 triệu tấn/năm của ExxonMobil tại Singapore, dự kiến hoạt động vào năm 2025. Hay nhà máy của Luberef ở Yanbu, Ả Rập Saudi, với công suất 275.000 tấn / năm dự kiến năm 2026.

“Trên toàn cầu, sản lượng nhà máy mới rõ ràng lớn hơn sản lượng đóng cửa nhà máy”. Tại Trung Quốc, hơn 5 triệu tấn/năm dầu Nhóm II và Nhóm III đã đi vào hoạt động kể từ năm 2011. Hầu hết các nhà máy này không hoạt động ở mức tối đa công suất.

“Trung Quốc là nước nhập khẩu ròng dầu gốc”. “Nhưng sản xuất trong nước tăng sẽ làm giảm sự phụ thuộc của khu vực vào nhập khẩu. Và có thể định vị Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu ròng trong tương lai”.

Năng lực sản xuất dầu gốc khu vực khác.

Năm 2023, Argus phát hiện ra rằng Nhóm I chiếm 38% công suất sản xuất dầu gốc toàn cầu. Thấp hơn một chút so với Nhóm II chiếm 41%. Phần còn lại thuộc về Nhóm III, nắm giữ 21% năng lực sản xuất toàn cầu.

Theo Argus, nhóm II chiếm ưu thế ở châu Mỹ với 57% công suất vào năm 2023. Tiếp theo là nhóm I với 38% và nhóm III với 4%. Châu Âu bị chi phối bởi năng lực Nhóm I, năm ngoái chiếm 70% tổng công suất trên lục địa. Nhóm II với 17% và Nhóm III với 13%. Năng lực nhóm II cũng chiếm ưu thế ở châu Á, với 50% thị phần. Dầu Nhóm III với 28% và Nhóm I với 22%. Khu vực Trung Đông bị chi phối bởi năng lực Nhóm III, năm ngoái chiếm 41% tổng số, tiếp theo là Nhóm I với 36% và Nhóm II với 23%.

Tại châu Âu, ông Hong cho biết, dòng chảy dầu gốc trong khu vực bị gián đoạn. Những phức tạp về hậu cần như các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái từ Yemen. Nhập khẩu Nhóm II và Nhóm III bị chậm lại . Thị trường đang hy vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất. Tỷ suất lợi nhuận yếu hơn có thể thúc đẩy việc cắt giảm.

Bắc Mỹ kỳ vọng một năm tích cực, với việc mùa xuân thúc đẩy nhu cầu đi lại bằng ô tô. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã báo hiệu kết thúc tăng lãi suất và thông báo cắt giảm có thể vào năm 2024. Chi phí phụ gia thấp hơn đã thúc đẩy lợi nhuận.

Nhu cầu dầu nhớt  toàn cầu.

Nhu cầu dầu nhờn toàn cầu dự kiến sẽ tăng nhẹ và ổn định từ khoảng 38 triệu tấn vào năm 2024. Ổn định ở mức khoảng 40 triệu tấn / năm vào năm 2030 khi tỷ trọng xe điện tăng lên, theo Argus.

“Nhu cầu dầu nhờn phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng xe điện. Vốn hiện tại chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong đội xe toàn cầu”, Hong nói.

Tuy nhiên, các nguồn tin trong ngành ước tính rằng xe điện có thể tăng từ khoảng 1,8% toàn bộ đội xe toàn cầu, tương đương khoảng 30 triệu chiếc vào năm 2022, lên khoảng 10% đến 14%, tương đương 240 đến 250 triệu chiếc, vào năm 2030. “Trong kịch bản này, chúng ta nên biết rằng nhu cầu dầu động cơ thông thường yếu hơn”, Hong nói. “Việc giảm nhu cầu này sẽ được bù đắp bởi sự xuất hiện của các loại chất bôi trơn mới. Các chất như hạn chế ăn mòn, tản nhiệt pin và động cơ điện, và hỗ trợ phanh tái tạo.”

Giá dầu nhớt tại Việt Nam liệu có bị ảnh hưởng?

Dựa trên tất cả phân tích về dòng chảy dầu gốc toàn cầu năm 2024 trên. Song song với nhưng bất ổn có thể xảy ra trên thế giới. Giá dầu thô sẽ ổn định mặc cho cuộc chiến Nga-Ukraine kéo dài. Kinh tế thế giới hồi phục yếu, cũng như tại Việt Nam. Giá dầu gốc trên thế giới ổn định trong suốt năm 2024, nếu không có các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Các nhãn hiệu dầu nhớt lớn tại Việt Nam vẫn mua dầu gốc với giá rất tốt trong khu vực. Trong khi đó các nhãn hiệu nhỏ hơn phải thông qua trung gian với số lượng nhỏ. Giá dầu gốc chênh lệch tăng từ 6-10% đối với những cơ sở như vậy.

Dầu Gốc - Theo Eska Singapore Vietnam

Giá dầu nhớt tại Việt Nam sẽ tăng khi Quy định về tái chế dầu nhớt thải áp dụng từ 1-1-2024. Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chỉ tiêu tỷ lệ tái chế 15% trên lượng dầu nhớt bán ra sẽ làm tăng giá mỗi lít dầu nhớt thêm 2,000 Đồng/Lít. Các nhãn hiệu lớn đã chuẩn bị, các nhãn hiệu nhỏ vẫn say mê “chinh chiến” với giá cũ. Các Hướng dẫn truy thu rồi sẽ ban hành. Các nhà sản xuất hay nhập khẩu dầu nhớt không chú ý rồi sẽ …”rên siết”!

Theo ESKA Singapore, 17-03-2024