0932191923

eska.hainguyen@gmail.com

201 Nguyễn Xí, P. 26, Q. Bình Thạnh, TPHCM

Khi dầu nhớt BP quay trở lại thị trường Việt Nam.

Gần đây, thị trường rộ lên tin “gã khổng lồ dầu nhớt BP” trở lại thị trường Việt Nam. Các hoạt động về truyền thông không rầm rộ nhưng đã phát động chính thức kênh bán hàng. Điều này được lý giải một phần do liên doanh BP-Petco (giữa BP và Petrolimex) đang vận hành nhãn hiệu chính là Castrol. Do đó, BP được xem như một “nhãn hiệu phụ” để bù đắp vào sản lượng thiếu hụt của nhãn Castrol.

Castrol là nhãn hiệu dẫn dắt thị trường Việt Nam với sản lượng ước tính khoảng 51 kT, năm 2020. Nhưng đối mặt với sự “ăn mòn” thị phần khi không theo kịp sự tăng trưởng thị trường dầu nhớt chung. Castrol chiếm thị phần 12% năm 2020 so với 24% năm 2011. Theo: Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam, năm 2020- Bài 7: Thị trường cạnh tranh

Định hướng sản phẩm vào công nghiệp và vận tải với thế mạnh của dầu nhớt BP trước đây. Các dòng sản phẩm hướng đến cạnh tranh với các nhãn hiệu quốc tế khác với giá cả thấp hơn. Tuy nhiên, sự phát triển cả Castrol giá cao và BP giá thấp sẽ có xung đột trong phân phối.

Tận dụng danh tiếng và nguyên lý thị trường “đủ chỗ”cho tất cả nhãn hiệu trong kinh tế vĩ mô. Hồi sinh trở lại dầu nhớt BP là một lựa chọn để tận dụng hạ tầng, nguồn lực của Castrol. Khác với chiến lược hồi sinh nhãn hiệu Elf của TotalEnergies. Sau hơn 1 năm, Elf vẫn mất hút trên thị trường.

Thị trường dầu nhớt Việt Nam chững lại từ năm 2022, nhưng hồi phục từ 2024, kỳ vọng tăng trưởng CAGR: 3,1%/năm.

Theo ESKA Singapore, 7-4-2024.

Viết cho ngày đầu năm: kinh doanh dầu nhớt!

Kinh doanh dầu nhớt đôi khi có những chuyện...

Thuế bảo vệ môi trường dầu, mỡ nhờn năm 2025.

Liên quan đến mức thuế bảo vệ môi trường...

Xe điện tác động đến nhu cầu dầu nhờn ASEAN!

Khu vực ASEAN đang trên bờ vực của một...

Aramco và Petrovietnam ký thỏa thuận hợp tác năng lượng.

Liệu dầu nhớt Aramco sẽ xuất hiệu tại Việt...