Nhớt chính hãng! Động lực tăng trưởng phân khúc MCO.

Nhớt chính hãng, hay có thể gọi là dầu nhớt chính hãng. Là cách gọi dầu nhớt do các hãng xe máy, ô tô sản xuất, “đóng gói”. Thường các hãng sản xuất xe máy có những nhà máy gia công phụ tùng, dầu nhớt vệ tinh. Do đó, để tạo nên một thương hiệu mạnh, không phải sản xuất tất tần tật, mà họ chọn một hệ sinh thái vệ tinh các nhà máy cung cấp vây quanh. Làm nhớt cũng vậy!

Khái niệm nhớt chính hãng đôi khi khách hàng không hiểu khi chỉ nhìn vào nhãn hiệu. Khái niệm dầu nhớt chính hãng cũng mung lung lắm. Vì bản thân cái nhãn hiệu riêng đóng trên chai nhớt cũng là của “chính hãng” đó sản xuất ra. Nhưng ở Việt Nam, nhớt chính hãng thì nghĩ đến nhớt  Honda, Yamalube, Suzuki, Kobelco, Caterpillar … Trong bài này chỉ đề cập đến dầu nhớt cho xe máy, mô tô…chính hãng!

Nhu cầu tiêu thụ xe máy và mô tô giảm.

Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), trong năm 2023, các thành viên bán ra hơn 2.5 triệu xe máy mới. Giảm gần 490.000 xe, tương đương khoảng 16,21% so với năm 2022.  Với khoảng 2,6 triệu xe máy đưa vào lưu hành năm 2023, số xe máy đăng ký chạm 73 triệu xe.Trung bình trong 10 năm qua, mỗi năm có khoảng 3 triệu xe máy mới được bán. Điều này, cho thấy xe máy là mặt hàng và phương tiện đi lại được nhiều người Việt ưa chuộng. Nhưng cũng vì con số xe máy quá lớn như vậy, không ít ý kiến cho rằng, thị trường xe máy đã chạm trần. Tiềm năng tăng trưởng của thị trường xe máy đang không còn duy trì như trước đây.

Trong khí đó, về phía quản lý nhà nước, các Bộ/ngành đang bàn đến phương án cấm xe máy. Cấm xe máy trong khi nhà nước vẫn chưa tìm phương án rốt ráo cho việc di chuyển của dân. Hạ tầng giao thông ngày càng chật chội, đầu tư kéo dài nhất là giao thông công cộng. Tuyến đường sắt đô thị (Metro) Sài gòn được khởi công cách đây hơn 10 năm (2013), vỏn vẹn dài 19,7 kms nhưng hiện tại vẫn chưa hoạt động. Nên việc cấm xe máy ở các đô thị lớn như Sài gòn hay Hà nội là chuyện khó khả thi. Đó là đụng chạm tới quyền lợi mưu sinh của người dân.

Đâu là động lực để duy trì tăng trưởng xe máy ở Việt Nam?

Động lực để tăng trưởng xe máy ở Việt Nam có lẻ nằm ở phân khúc xe máy điện. Theo Bộ Công Thương, doanh số tiêu thụ xe máy điện tại Việt Nam đã tăng khoảng 30% – 35% trong những năm gần đây, đưa Việt Nam trở thành thị trường xe máy điện (E2W) lớn nhất khu vực ASEAN và lớn thứ 2 toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc.

Trong một báo cáo từ motorcycledata.com, doanh số tiêu thụ xe máy điện được dự đoán sẽ vượt qua xe máy xăng.

Ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 876/QĐ-TTg về chương trình chuyển đổi năng lượng xanh. Giảm phát thải khí carbon, metan của ngành giao thông vận tải. Mục tiêu đến năm 2040, Việt Nam sẽ từng bước hạn chế, tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô, mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn quốc.

Tuy nhiên, tỷ lệ đăng ký của xe điện còn khá thấp so với xe máy động cơ đốt trong. Giá cao so với túi tiền, thu nhập người dân. Thiết kế xe điện chưa thật sự ấn tượng như các mẫu xe gắn máy, mô tô hiện nay. Và cả băn khoăn về độ bền cũng như tính an toàn của pin sạc. Cho nên để xe điện tăng trưởng như xe máy hiện tại có thể ở tương lai cũng 5-10 năm nữa.

Khi Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy (VAMM) Việt Nam đề nghị áp dụng tiêu chuẩn khí thải

Vừa qua, Bộ GTVT đã làm việc với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM). Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng có kế hoạch hạn chế xe máy vào năm 2030.  Nhằm giảm thiểu ô nhiễm, tắc đường và tai nạn giao thông.

Với vai trò là nhà sản xuất xe máy, VAMM đề xuất thay vì hạn chế nên có giải pháp. Đó là giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông. Trong đó cần kiểm soát khí thải xe máy đang lưu hành hoặc áp dụng tiêu chuẩn khí thải EURO4. VAMM đề xuất ban hành lộ trình và tiêu chuẩn EURO4 vào năm 2024. VAMM sẽ xem xét năng lực của mạng lưới kiểm định, đưa ra những ý kiến đề xuất cụ thể. Việc áp dụng EURO4 cho xe mới, kiểm soát khí thải xe đang lưu hành là giải pháp hiệu quả nhằm giảm ô nhiễm môi trường

Việc áp dụng tiêu chuẩn Euro 4 khí thải cho xe mới không có gì đáng bàn. Nhưng việc kiểm soát khí thải xe đang lưu hành cùng với các chế tài khác từ phía công an. Có thể nói đây là động lực tăng trưởng của thị trường xe máy trong thời gian gần nhất. Vì tỷ lệ cấm, thay thế xe máy cũ (trước năm 2000) tại Việt Nam là khá lớn, tương đương 50-60% lượng xe đang lưu hành.

Tương lai nhớt chính hãng đi về đâu?

Nhớt chính hãng sẽ là động lực tăng trưởng trong phân khúc MCO ở Việt Nam. Điều này trở thành hiện thực khi các rào cản về khí thải được ban hành. Người dân bắt buộc sẽ mua xe mới khi giao thông công cộng chưa thông suốt. Các hãng xe máy sẽ sống dậy cùng với lượng xe bán ra được duy trì cao qua hàng năm. Dầu nhớt MCO trong các xe mới này từ các hãng sản xuất sẽ tăng trưởng. Theo Honda với 928 cửa hàng uỷ nhiệm trên toàn quốc lượng dầu nhớt chính hãng Honda bán trên thị trường không dưới 30 triệu lít, tương đương khoảng 25 ngàn Tấn/năm. Bằng công suất của một nhà máy pha chế dầu nhớt trung bình.

Max Pro 1 - Tương lai dầu nhớt chính hãng sẽ đi về đâu?

Nhưng không nhất thiết phải thay nhớt bằng nhớt chính hãng vì nhớt chính hãng cũng sản xuất từ nhà máy dầu nhớt. Công thức nhớt chính hãng cũng không có gì đặc biệt, nhưng chiếm được sự tin tưởng của khách nhờ cái nhãn hiệu. Đó là sự an tâm được Lan truyền quan nhiều thế hệ. Ngoài ra nhớt chính hãng cũng là đi đầu trong R&D (nghiên cứu, phát triển) vì họ biết cái gì phù hợp cho chiếc xe của họ. Nên các hãng nhớt nhanh nhạy “bắt chước” theo là vậy. Xu hướng MCO sử dụng dầu nhớt độ nhớt thấp cho xe máy cũng bắt nguồn từ đây. Nhớt hãng MaxPro1 Singapore cũng không là ngoại lệ!

Theo ESKA Singapore, 3-3-2024