Xe tải và xe chuyên dụng Trung quốc chiếm thị phần lớn trong phương tiện vận tải tại Việt nam. Sau một thời gian dài, Việt nam nhập khẩu xe tải và đầu kéo second-hand từ Mỹ và Hàn quốc. Xu hướng trang bị xe mới mà đặc biệt là xe có động cơ từ Trung quốc nở rộ, trong suốt gần 8 năm qua. Theo Cục đăng kiểm Việt Nam thị phần xe Trung Quốc chiếm tới 45,30% trên tổng số xe nhập khẩu. Và chiếm phần lớn thị phần xe tải hiện nay.
Ưu điểm và nhược điểm của động cơ xe tải Trung Quốc
Xe tải Trung Quốc có giá rẻ hơn nhiều so với các dòng xe ngoại nhập từ các nước khác. Thậm chí giá chỉ ngang bằng với xe lắp ráp nội địa. Lý do là Trung Quốc là nước có lợi thế nhân công, nguyên vật liệu, và có công nghệ ô tô phát triển. Tuy nhiên, xe tải Trung Quốc vẫn có những thương hiệu nổi tiếng với chất lượng cao. Thiết kế nội thất cao cấp, ngoại thất bắt mắt như xe tải Howo, Shacman, Dongfeng, Faw. Nhưng khách quan cần đánh giá tương quan giữa chất lượng và giá thành xe.
Mặc dù so về độ bền thì xe tải Trung Quốc có phần kém so với xe tải Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên lại được đánh giá cao hơn về sự vận hành mạnh mẽ. Ở cùng tải trọng và cùng lượng hàng khi leo dốc các sản phẩm nhập Trung Quốc khỏe hơn, chống lầy tốt hơn. Một phần do động cơ xe tải Trung quốc có thiết kế dư công suất so với xe có cùng tải trọng.
Các đầu kéo Howo từng nổi tiếng hơn các đầu kéo Mỹ vì khi lên dốc thường… chết máy. Nhưng ngược lại kể cả 1 tay lái có tay nghề lâu năm cũng không thể nào khởi động 1 chiếc đầu kéo Mỹ khi bị dừng đột ngột giữa dốc. Trong khi lại dễ vận hành với xe tải Trung quốc.
Kèm theo tâm lý người Việt thường tham việc chuyên chở hàng hóa nặng, quá tải. Những xe nhập khẩu Trung Quốc thường đáp ứng tốt hơn là các xe của các nước khác.
Phân khúc xe tải nặng và chuyên dụng nhập khẩu từ Trung quốc.
Năm 2017: Việt Nam ồ ạt nhập khẩu ô tô tải Trung Quốc . Xe tải Trung Quốc tràn sang Việt Nam là do một nguyên nhân. Đó là chính sách kiểm soát tải trọng xe trong nước đã kích cầu cho nước láng giềng xuất khẩu. Theo Vụ Kinh tế dịch vụ – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam nhập khẩu trên 56.000 ô tô nguyên chiếc, chủ yếu là từ Trung Quốc. Trong đó có khoảng 38.000 xe tải và xe khách.
Năm 2021: Các loại xe nhập từ Trung Quốc chủ yếu là ô tô tải và ô tô chuyên dụng.. Xe nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu qua đường bộ. Năm 2021, xe nhập từ thị trường Trung Quốc cũng tăng vọt, với 22.750 chiếc, tăng mạnh 207% so với năm 2020
Năm 2023: Ô tô sản xuất tại Trung Quốc đứng thứ ba với 11.002 xe, kim ngạch 394,2 triệu USD. Khác với các quốc gia khác, xe nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu xe tải, xe chuyên dụng nên có giá trị đơn chiếc khá cao, trung bình là 35.800 USD/chiếc (khoảng 900 triệu/chiếc).
Phân khúc xe tải nhẹ và xe khách lắp ráp ở Việt nam.
Năm 2018: Tại Việt Nam, lượng xe tải bán được đã đạt 76.539 chiếc các loại trong năm 2018. Nguồn Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam -VAMA. Các xe tải lắp ráp tại Việt nam đa phần có động cơ từ các hãng Trung quốc.
Nhu cầu tiêu thụ xe tải tại Việt Nam kéo theo sự phát triển của các đơn vị thương mại. Đồng thời khi thị trường nghiêng về nhập khẩu nguyên chiếc. Tại Việt Nam đã sớm xuất hiện những thương hiệu xe tải nặng: Dongfeng, Sinotruk, FAW, JAC, Chenglong…
Năm 2018 đánh dấu một bước ngoặt trên thị trường xe tải nặng Việt Nam, với Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu tất cả các xe thương mại động cơ Diezel được lắp ráp và nhập khẩu vào Việt Nam phải đạt mức tiêu chuẩn khí thải EURO 4.
Về tổng thể
Bức tranh về xe tải Trung quốc nhập khẩu nguyên chiếc (xe tải nặng, xe chuyên dụng) khá rõ ràng. Số lượng nhập khẩu gia tăng theo từng năm. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá gia tăng, phục vụ cho xuất khẩu qua đường bộ ở các cửa khẩu phía Bắc. Vận chuyển nông sản, thuỷ hải sản từ phía Nam vào Trung quốc ngày càng gia tăng về số lượng. Đồng thời ở chiều ngược lại, Việt nam nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện từ Trung quốc chiếm tỷ trọng cao. Tính trong kim ngạch nhập khẩu luôn ở trạng thái nhập siêu. Xe đầu kéo từ Trung quốc cũng chiếm số lượng vượt trội so với xe đầu kéo từ Mỹ (xe cũ) trước đây.
Mặt khác, các loại xe tải nhẹ và xe khách được lắp ráp tại Việt nam đa phần có động cơ xuất phát từ Trung quốc. Hàng năm, Việt nam lắp ráp trung bình khoảng 100.000 xe tải và xe khách các loại.
Phân khúc máy thuỷ, tàu đánh cá.
Số lượng tàu cá toàn quốc hơn 10 năm qua có xu hướng giảm. Năm 2010, toàn quốc có 128.400 tàu cá, sau 12 năm giảm 41.600 chiếc. Số tàu công suất lớn (đánh bắt xa bờ) tăng. Đến nay Việt Nam có đội tàu cá vùng khơi đạt 32.400 chiếc, vượt mục tiêu đề ra.
Những năm qua, tàu cá đánh bắt thuỷ hải sản Việt nam gặp khó khăn vì môi trường biển cạn kiệt. Chi phí nhiên liệu và nhu yếu phẩm tăng cao. Lượng tàu cá nằm bờ nhiều vì Việt nam vướng “ thẻ vàng”…xem thêm: “Đội tàu đánh bắt thuỷ sản Việt nam có bao nhiêu chiếc?
Phân khúc máy thuỷ trang bị cho tàu đánh bắt cá trước đây thịnh hành các loại máy nội địa. Sau này ngư dân và các đội thuyền dần chuyển sang sử dụng các động cơ của Weichai, Jichai, Donfeng (Đông phong) thay cho các loại Cummins, Hino và Mitsubishi… Đầu tư động cơ thuỷ Trung quốc có công suất cao, được cho rằng sẽ ít hao dầu (?). Nhưng chính xác là suất đầu tư nhẹ vốn và linh kiện có sẵn, dễ thay thế… Một số khu vực có ngư trường dồi dào như Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Sóc Trăng,… Ngư dân đã gần như chuyển sang trang bị động cơ Trung quốc cho việc thay thế máy cũ.
…Vậy động cơ xe tải, xe chuyên dụng và máy thuỷ Trung quốc có gì khác biệt so với động cơ các nước khác? Dầu nhớt sử dụng có gì đặc biệt hơn?
Xem tiếp Phần 3: “Dầu nhớt cho xe tải Trung quốc!”
Theo ESKA Singapore, ngày 4-6-2024