Fuchs mở nhà máy pha chế dầu nhớt tại Việt Nam.

Fuchs vừa khánh thành nhà máy pha chế dầu nhớt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ, BRVT. Liệu nhãn hiệu này tìm thấy tiềm năng phát triển ngành dầu nhớt tại Việt Nam trong giai đoạn đầu tư nhà máy khá muộn? Việc xây dựng thương hiệu riêng tại Việt Nam có lợi thế?

Fuchs xây dựng một nhà máy pha chế dầu nhớt 20.000 tấn/năm tại Việt Nam để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng trong khu vực và đáp ứng thị trường địa phương. Nhà máy là liên doanh của hãng dầu nhớt độc lập CH Đức và một doanh nghiệp địa phương vừa được công bố hoàn thành giai đoạn 1 vào ngày 14-09-2023.

Fuchs cho biết khoản đầu tư 9 triệu euro (9,6 triệu đô la Mỹ) vào cũng sẽ mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm Fuchs tại Việt Nam để phù hợp với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường tại đây. Nhà máy tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, KCN Phú Mỹ, Việt Nam có diện tích 2 hecta và sẽ được thực hiện 2 giai đoạn. Danh mục sản xuất của Fuchs Việt Nam bao gồm dầu ô tô, dầu công nghiệp, dầu gia công kim loại và các sản phẩm cho ngành khai thác mỏ.  Fuchs Việt Nam sẽ có thể cung cấp cho khách hàng của mình từ một nguồn duy nhất trong tương lai. Việc sản xuất sẽ bắt đầu vào quý IV.

Liên doanh Việt Nam của chúng tôi với chủ sở hữu của STD &; S Co., Ltd. đã mở đường cho Fuchs Group tại thị trường quan trọng này và đặt nền móng cho một cơ sở quan trọng khác ở châu Á.”

Fuchs có văn phòng kinh doanh tại Việt Nam từ năm 2013. Năm 2021, Fuchs Group mua lại 70% mảng kinh doanh dầu nhớt của STD &S Co. Ltd., nhà phân phối dầu nhớt chuyên dụng có trụ sở tại Việt Nam. Doanh nghiệp được sáp nhập vào công ty con Fuchs Lubricants Vietnam Co., Ltd., trong đó chủ sở hữu của STD &S nắm giữ 30% cổ phần. Đến cuối năm nay, Fuchs Lubricants Việt Nam sẽ tăng lực lượng lao động lên 35 nhân viên. Trong năm tài chính 2022, doanh số bán hàng của công ty nằm trong khoảng giữa một chữ số triệu USD.

Năng lực sản xuất dầu nhớt của Việt Nam.

Cho đến năm 2020, Việt nam có 18 nhà máy sản xuất pha chế dầu nhớt chính, không kể một số “xưởng” pha chế nhỏ. Tổng công suất sản xuất đáp ứng xấp xỉ 540 Kt/năm (ngàn tấn). Hầu hết các nhà máy lớn tập trung gần cảng chính như Hải phòng hay địa phương xung quanh Tp.HCM.

Năng lực sản xuất tổng cộng 306 Kt, năm 2020, chiếm 57% tổng công suất. Tỷ lệ khả dụng cao hơn trung bình trên đối với các nhà máy thương hiệu quốc tế, với công suất gần 84% năm 2018, trong khi đó nhà máy thương hiệu nội địa chỉ sản xuất 30-50% công suất.

Cho đến hiện nay, lượng dầu nhớt tiêu thụ xấp xỉ 450 ngàn tấn/năm tính cho tất cả các nhãn hiệu quốc tế và nội địa, nhưng chưa kể nguồn dầu nhớt được pha chế không chính thống khác được tiêu thụ. Năng lực sản xuất của Việt Nam cao hơn lượng tiêu thụ trung bình 30%, chưa kể lượng hàng hoá nhập khẩu. Việc Fuch xây dựng nhà máy dầu nhớt tại vùng trọng điểm kinh tế thuộc Đông Nam bộ cho thấy định hướng cạnh tranh rõ ràng vào phân khúc công nghiệp cốt lõi, vốn là thế mạnh của nhãn hiệu dầu nhớt Đức.

Một thực tế là các nhà máy nội địa và quốc tế tại Việt Nam đang tìm kiếm các hợp đồng gia công thương hiệu riêng để tăng công suất. Việc Fuchs đầu tư chậm trễ vào Việt nam có thể đánh giá là bài toán với đáp án thành công cho một tương lai khá xa. Nhất là Việt Nam đang chững lại về kinh tế sau thời gian dài phát triễn khá mạnh. Đây là điều tất yếu của tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Đi tìm động lực để phát triển kéo dài là điều khó khăn trong khi đó sự thay đổi công nghệ và tiêu chuẩn về sản xuất thay đổi chóng mặt.

Đi tìm nhãn hiệu riêng trong dầu nhớt được không?

Rất dễ, miễn có tiền! Nhưng làm thương hiệu riêng chưa bao giờ dẽ dàng cả, nhất là tầm nhìn gói gọn trong một nhóm khách hàng địa phương. Từ trước đến nay, tại Việt Nam chưa có thương hiệu riêng nào thành công, để phát triển thành thương hiệu được phổ biến trong nội địa. Ngay cả những nhãn hiệu nổi tiếng nhập khẩu như GS vào thị trường rất sớm, 2006, nhưng hiện tại cũng thu hẹp khá nhiều. Một số nhãn hiệu nhập khẩu khác duy trì vì có sự xây dựng tính hệ thống như Eska Singapore, Kixx/GS hay sau này Huyndai, S-Oil…

Nhãn hiệu dầu nhớt duy trì bởi một lịch sử lâu đời như Castrol, Shell, Fuchs… Nhãn hiệu dầu nhớt được sinh ra kiếm lợi nhuận trong thời gian ngắn sẽ mất đi vì nhiều yếu tố: tính chuyên nghiệp, quản lý và kỹ thuật. Mất mát lớn nhất chính là lượng khách hàng càng ít  khi những nhãn hiệu riêng không đáp ứng tiêu chuẩn của một nhãn hiệu dầu nhớt có chất lượng.

Sự khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong ngành liên quan đến công nghiệp dầu nhớt rất nhiều. Tuy nhiên, sự khó khăn đó sẽ tiếp tục tồn tại qua nhiều năm nữa vì động lực phát triển đã gần cạn, đối với nền sản xuất công nghiệp truyền thống. Sự đầu tư vào hạ tầng, nhà máy, nhãn hiệu gần như là quá tải so với nhu cầu hiện nay. Cả thế giới đang ngập trong hàng hoá. Vậy sự linh hoạt trong sản xuất bằng cách tận dụng nguồn lực, lợi thế cạnh tranh của các quốc gia đang có sẳn thay vì tự đi tìm lợi thế nhân công rẻ ở nhà máy Việt Nam. Eska SingaporeMaxPro1 vẫn sản xuất tại CH Singapore, nhập khẩu trực tiếp vào Việt Nam với chi phí hợp lý. Đó là lựa chọn thông minh để xây dựng thương hiệu riêng.

Thời gian qua nhiều thương hiệu riêng đã biến mất đáng kể!

Theo Eska Singapore

Có sử dụng “ Fuchs Opens Vietnam Blending Plant” George Gill – 15-9, 2023, trên tạp chí Lubes’n’Greases