Tính tương đồng hay ảnh hưởng nền kinh tế Trung quốc đối với Việt Nam?

Áp lực giảm phát Trung Quốc đè nặng doanh nghiệp.

Các dấu hiệu về áp lực giảm phát ở Trung Quốc đang gia tăng khi nhiều doanh nghiệp chủ chốt đã lên tiếng cảnh báo rằng “nhu cầu yếu đang đẩy giá các sản phẩm công nghiệp chính từ hóa dầu, thép đến giấy và xi măng xuống thấp”.

Các công ty niêm yết, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp, đã đưa ra cảnh báo về lợi nhuận trong nửa đầu năm, đặt ra nhiều câu hỏi về các con số lạc quan của chính phủ.

Steven Sun, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại công ty chứng khoán HSBC Qianhai Securities nói rằng, trong tuần rồi, gần một phần ba các công ty niêm yết ở đại lục đã công bố bản dự báo thu nhập trong sáu tháng đầu năm và chưa đến 50% trong số này đưa ra các thông báo tích cực. Ông nói “dữ liệu cho đến nay cho thấy sự phục hồi vẫn còn yếu.”

Một trong những dấu hiệu cảnh báo lớn nhất liên quan đến nhu cầu thép, vật liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất xe và xây dựng.

Công nhân làm việc ở một nhà máy của tập đoàn thép Shandong Iron & Steel Group tại Tế Nam, Trung Quốc. Đây là một trong số các nhà sản xuất thép lớn của Trung Quốc với dự báo thua lỗ trong nửa đầu năm 2023. Ảnh: Reuters

Việt Nam: Lạc quan vì các số liệu về kinh tế?

Ngày 10/8 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố bản cập nhật mới nhất về tình hình kinh tế với tựa đề “Để đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng”.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Sài Gòn khu vực 1. Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN

Báo cáo cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại từ 8% năm 2022 xuống còn 3,7% trong nửa đầu năm 2023. Nền kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 4,7% trong năm 2023 và sẽ phục hồi dần lên 5,5% vào năm 2024 và 6% vào năm 2025. Tuy nhiên sẽ có sự chững lại. Nhu cầu trong nước dự kiến vẫn là động lực tăng trưởng chính trong năm 2023. Tiêu dùng tư nhân sẽ vẫn đứng vững, với tốc độ tăng 6% so cùng kỳ năm 2022, tuy có giảm nhẹ xuống dưới mức tăng trước đạt dịch là 7% hồi năm 2019.

Về tổng thể, đầu tư sẽ đóng góp 1,8 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP. Đầu tư tư nhân dự kiến sẽ giảm nhẹ, với tốc độ tăng 4,3% so cùng kỳ năm 2022 và so với mức 8,2% hồi cùng kỳ năm 2019, do những bất định ở môi trường bên ngoài, đóng góp 1.2 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP. Đầu tư công dự kiến sẽ được đẩy mạnh, tăng 9,5% so cùng kỳ năm 2022, đóng góp 0,6 điểm phần trăm cho tăng trưởng; tuy nhiên, cũng chỉ bù đắp được phần nào cho tình hình đầu tư tư nhân đang giảm xuống.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang gặp thách thức từ các yếu tố bên trong và bên ngoài. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ có thể hỗ trợ tổng cầu thông qua đầu tư công hiệu quả, qua đó tạo việc làm và kích thích hoạt động kinh tế. Ngoài các biện pháp hỗ trợ ngắn hạn,

Nhìn từ bên ngoài thì tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở các nền kinh tế phát triển và nhu cầu từ thị trường Trung Quốc có thể tiếp tục giảm đối với khu vực xuất khẩu của Việt Nam, với quy mô ước bằng khoảng 50% GDP.

Những bất định kéo dài trên thị trường tài chính toàn cầu có khả năng làm dấy lên căng thẳng trong khu vực ngân hàng trên toàn cầu, càng khiến cho các nhà đầu tư né tránh rủi ro và không khuyến khích đầu tư – bao gồm cả đầu tư vốn FDI vào Việt Nam. Chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh mẽ hơn ở các nền kinh tế phát triển quy mô lớn nhằm chống lạm phát kéo dài có thể nới rộng chênh lệch lãi suất giữa thị trường trong nước và quốc tế. Điều này có thể gây áp lực về tỷ giá đối với đồng nội tệ.

Hơn nữa, thiên tai liên quan đến khí hậu có thể làm gia tăng rủi ro theo hướng không khả quan cho Việt Nam, bao gồm cả thông qua giá lương thực thực phẩm và nhiên liệu tăng lên.

Tính tương đồng hay sự ảnh hưởng?.

Trung Quốc luôn là nền kinh tế kiểu mẫu mà Việt Nam học hỏi từ trước đến nay. Các chính sách về kinh tế Trung Quốc cũng được xem như học thuyết được áp dụng tại Việt Nam. Tuy có những bất đồng về kiểu đàn áp của nền kinh tế anh cả về các khoản hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam hay gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt xuất khẩu vào đại lục. Kinh tế Trung Quốc luôn được xem là kim chỉ nam và là chỉ báo cho các nền kinh tế trong khu vực, mà trong đó Việt Nam chịu sự chi phối rất cao với lý do hàng hoá nhập khẩu phụ thuộc Trung Quốc rất nhiều.

Sau đại dịch, nền kinh tế Trung Quốc trở nên khó khăn vì năng lực dư thừa trong sản xuất, đồng thời kết hợp với sự giảm tốc các nền kinh tế thế giới. Đây là điều nguy hiểm cho doanh nghiệp Việt Nam vì tính cạnh tranh về hàng hoá vốn dĩ Trung Quốc có thế mạnh rất cao về công nghệ sản xuất, chi phí và giá thành thấp.

Tất cả những yếu tố đó góp phần làm bức tranh sản xuất công nghiệp của Việt Nam không mấy khả quan trong giai đoạn sắp tới.

Theo ESKA Singapore, tổng hợp, ngày 11-8-2023.