Khi giá tăng, lợi nhuận ngành dầu nhớt Việt nam càng teo tóp.

Ngành công nghiệp dầu nhớt Việt nam có quy mô giá trị trên  1 tỷ USD với sản lượng tiêu thụ lên đến 380 ngàn tấn sản phẩm/năm. Trong đó về chính thống thì gần 100% nguyên liệu được nhập khẩu bao gồm dầu gốc và phụ gia. Đây là các sản phẩm của quá trình lọc hóa dầu từ nguyên liệu là dầu thô. Ngoài ra các yếu tố như tỷ giá và chính sách thuế cũng tác động đến giá sản phẩm đồng thời tác động đến biên lợi nhuận của nhà sản xuất cung cấp sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Cụ thể các tác động này như thế nào?

Giá dầu thô tăng 23% trong nửa đầu năm 2018

Giá dầu thô có phiên tăng thứ tư liên tục vào ngày thứ Sáu, khép lại tuần, tháng, quý và nửa đầu năm 2018 với mức tăng mạnh. Một loạt yếu tố gồm nỗ lực của OPEC, dự báo nhu cầu tăng và nguồn cung thắt chặt đã “hợp lực” đưa giá dầu đi lên.

Tại Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX), gía dầu WTI giao tháng 8 tăng 70 cent/thùng, tương đương tăng gần 1%, chốt ở mức 74,15 USD/thùng, một mức đỉnh mới kể từ cuối tháng 11/2014.

Giá dầu WTI tăng 8% trong tuần này, tăng gần 11% trong tháng 6, và tăng 14% trong quý 2. Trong nửa đầu năm 2018, giá dầu WTI tăng khoảng 23%.

Tại thị trường London, giá dầu Brent kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu với mức tăng 1,62 USD/thùng, tương đương tăng 2,1%, đạt 79,23 USD/thùng.

Theo trang Market Watch, giá dầu đang nhận được sự hỗ trợ từ nhiều yếu tố, bao gồm tranh chấp quyền bán dầu lửa ở Libya khiến hoạt động xuất khẩu dầu của quốc gia Bắc Phi này bị hạn chế. Theo Commerzbank, nguồn cung 780.000 thùng dầu mỗi ngày đang bị đặt vào thế rủi ro.

Ngoài ra, thị trường dầu cũng đang phản ứng trước lời cảnh báo mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đưa ra trong tuần này về việc sẽ trừng phạt các quốc gia không giảm nhập khẩu dầu từ Iran về 0 trước ngày 4/11. Iran hiện đang xuất khẩu khoảng 2,4 triệu thùng dầu/ngày.

Theo ông Naeem Aslam, có khả năng nhiều quốc gia sẽ nghe theo lời kêu gọi của Mỹ về việc ngừng nhập khẩu dầu của Iran, nhưng Tehran sẽ không mất nhiều công sức để thuyết phục Trung Quốc tiếp tục mua dầu của mình, xét đến xung đột thương mại Mỹ-Trung hiện nay.

Bên cạnh đó, các số liệu thống kê gần đây cũng cho thấy lượng dầu tồn kho giảm xuống và nhu cầu tiêu thụ dầu tăng lên.

Số liệu do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố hôm thứ Tư cho thấy tồn kho dầu thô của nước này giảm 9,9 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 22/6, mức giảm tuần mạnh nhất từ đầu năm đến nay.

Việc giá dầu tăng liên tục cho thấy nỗ lực cắt giảm sản lượng mà Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga thực hiện từ đầu năm ngoái đến nay để hỗ trợ giá dầu đã phát huy tác dụng mạnh. Tuần trước, OPEC và Nga nhất trí tăng sản lượng trở lại để hạn chế đà tăng của giá dầu, nhưng giá dầu vẫn tăng.

Ông Matth Smith, Giám đốc nghiên cứu thị trường hàng hóa của Clipper Data cho rằng sản lượng dầu dù tăng vẫn khó “bù đắp được nhu cầu tiêu thụ dầu tại Mỹ và trên thế giới tăng mạnh”.

Giá dầu gốc tăng trung bình 12% kể từ tháng 1.2018

Tại Singapore, ngày 29/06, kết thúc tháng 6, giá dầu gốc về cơ bản ổn định với Nhóm 1 SN 150 giữ ở $780/t-$800/t, và  SN500 at $890/t-$910/t. Bright stock (BS) ghi nhận $960/t-$980/t, ex-tank Singapore.

Group II 150N giữ không đổi  $820/t-$850/t, và  500N ở mức  $910/t-$930/t ex-tank Singapore.

Tại Châu Á FOB Nhóm I SN150 ở mức $700/t-$720/t, và SN500 at $840/t-$860/t. BS vẫn duy trì  $870/t-$890/t FOB Asia.

Nhóm  II 150N được ghi nhận  $750/t-$770/t, trong khi  500N/600N ở mức  $830/t-$860/t, với giá FOB Asia.

Trong phân khúc Nhóm  III,  4 centiStoke  6 cSt với giá  $880-$900/t và  $860/t-$880/t. Dầu 8 cSt vẫn không đổi $770/t-$790/t, FOB Asia.

Khuynh hướng sử dụng dầu gốc có độ nhớt thấp tiếp tục tăng để đạt điều kiện cho dầu nhớt động cơ theo triết lý tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu khí thải được phổ biến và nhận thức rộng rãi.

Hiện nay, Châu Á đang “ngập lụt” trong dầu gốc Nhóm II, tuy vậy, ExxonMobil gây ngạc nhiên khi công bố tiếp tục mở rộng Nhà  máy lọc dầu tại Singapore để đáp ứng nhu cầu dầu gốc Nhóm II và nhiên liệu sạch. Sự gia tăng sản lượng dầu gốc trong khu vực cũng mở ra lo ngại giá dầu gốc sẽ bị kiềm hãm vì nguồn cung dư thừa trong khi đó ở chiều ngược lại một số nhà sản xuất có nhiều cơ hội chọn lực nguồn dầu gốc chất lượng cao cho sản phẩm của mình.

Tính từ đầu năm dầu gốc Nhóm II trên toàn Châu Á tăng trung bình 12%. Trong khi đó phụ gia cũng tăng với mức tăng cao hơn tùy theo loại.

Tỷ giá VNĐ/USD tăng

Ngày 1.7.2018, Giá mua USD tăng 15 đồng ở thị trường tự do, lên 23.065 đồng/USD; giá bán tăng 10 đồng, lên 23.080 đồng/USD.

Như vậy, chỉ trong tháng 6, giá USD tự do tăng 210 đồng, tương ứng gần 1%.

Các ngân hàng thương mại cũng đã liên tục tăng giá USD trong tháng qua với mức tăng 150 đồng, tương ứng 0,67%. Giá mua USD của các Vietcombank, ACB, Eximbank … ở mức 22.900 – 22.930 đồng/USD, giá bán ở mức 22.990 – 23.010 đồng/USD.

Tính trong vòng 6 tháng, tỷ giá tăng tương ứng  gần 1.5%.

“Tỷ giá tăng không có lợi cho việc kiểm soát lạm phát. Điều này sẽ kéo theo một loạt các mặt hàng khác tăng giá theo như, xăng dầu, điện nước, giá y tế, giáo dục… Như vậy, tỷ giá tăng thì có lợi cho xuất khẩu nhưng gây bất lợi cho nhập khẩu và khó khăn cho kiểm soát lạm phát”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Kết thúc 6 tháng, GDP tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước là mức tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua, theo công bố của Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, mức lạm phát tăng trong vòng 6 tháng lên đến 3,29% cũng không phải là không đáng quan tâm.

Khi lạm phát tăng cao, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa thì các dịch vụ phục vụ cho ngành công nghiệp dầu nhớt cũng tăng theo, đặc biệt là  vận tải. =>Xem thêm các bài viết về thị trường vận tải.

Biên lợi nhuận ngành dầu nhớt teo tóp.

Tùy theo thương hiệu và mức giá được định vị theo tiếng tăm của thương hiệu đó, nhưng nhìn chung, với mức tăng trung bình giá sản phẩm của các hãng sản xuất và nhập khẩu từ 6-8%. Thực tế thị trường không hấp thụ mức tăng được như vậy, đặc biệt là các hãng sản xuất và nhập khẩu nhỏ. Đó là tính dung hòa để chấp nhận tồn tại trên thị trường. Điều này làm cho biên lợi nhuận của toàn ngành dầu nhớt giảm đáng kể.

Khi một thị trường giá tăng, nhà sản xuất chắc chắc giảm lợi nhuận. Điều này chứng minh khi năm 2017, lợi nhuận của tất cả hãng dầu nhớt tại Việt nam giảm đáng kể so với năm 2016.

Castrol thông báo tăng giá sản phẩm kể từ 1.7.2018

ESKA SINGAPORE là nhãn hiệu dầu nhớt từ Singapore.

Theo ESKA, tổng hợp từ vneconomy.vn, Lube Asia Report

Trả lời