Nhu cầu dầu xe máy (MCO) tiếp tục tăng trưởng.

Nhu cầu dầu nhớt động cơ xe máy (MCO-Motocycle Oil) tăng trưởng trên toàn cầu với tốc độ bình quân 3.5% CARG và đạt sản lượng 1.8 Triệu Tấn cho đến năm 2022, phần lớn do thị trường xe máy khu vực Châu Á- Thái Bình Dương tiếp tục phát triển, theo một báo cáo của hãng tư vấn Kline&Co. tuần trước.

Năm 2017, lượng tiêu thụ dầu nhớt xe máy trên thế giới rơi vào khoảng 1.4-1.5 triệu Tấn với 70-80% sản lượng đó được bán ra khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Nam Mỹ là khu vực đứng thứ 2 với 15%. Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông chiếm toàn bộ thấp hơn 5%.

Theo hãng tư vấn Parsippany tại New Jersey (Mỹ) dự đoán lượng xe máy trên toàn cầu sẽ vượt quá 800 triệu đơn vị trong vòng 5 năm tới với tốc độ tăng bình quân hàng năm (CAGR) khoảng 5.1%, chủ yếu tập trung tại khu vực Châu Á. Là khu vực có lượng xe máy đạt 500 triệu chiếc năm 2017 và sẽ chạm mốc 700 triệu chiếc vào năm 2022. Trong khi đó, những khu vực khác sẽ không thay đổi hoặc nếu có sẽ rất ít cho đến 5 năm tới.

Tính trong khu vực thì 4 nước Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan chiếm hơn 50% sản lượng tiêu thụ. Đây là khu vực mà BP và Shell tập trung trọng điểm cho hoạt động dành thị phần. Một số nhãn hiệu thuộc nước sở tại như Bharat và Monarch cũng gây được thành công đáng kể vì chiếm được thiện cảm của người dân bản địa.

Hiện tại, nước có sản lượng tiêu thụ nhiều nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng theo Bà Sushmita Dutta, giám đốc dự án tại KlineWebinar, điều này có thể thay đổi “ Indonesia có thể vượt qua Trung Quốc trong vòng 5 năm tới”, bởi vì sản lượng tại Trung Quốc đang đi xuống.

Xe máy tại Trung Quốc dần dần được thế chỗ bởi xe hơi và xe máy điện, thêm vào đó, trào lưu sử dụng chia sẻ phương tiện chung như xe hơi và xe đạp đang tăng lên, cũng như có những khu vực xe máy đã bị cấm. Do đó, chắc chắn lượng xe máy sẽ giảm nhanh chóng ở Trung Quốc” Dutta giải thích.

Kline cho rằng thị trường Ấn Độ sẽ tiếp tục dẫn đầu sản lượng  xe máy được sản xuất và là thị trường lớn nhất cho dầu nhớt xe máy được đổ vào lần đầu (factory-fill). “Không giống như Trung Quốc, thị trường xe máy ở Ấn Độ còn lâu mới bão hòa và ở đó phân khúc thị trường đầy đủ từ thành thị, vùng bán nông thôn và nông thôn hẻo lánh. Một thị trường chuộng xe tay ga (scooter) với mức tăng trong vài năm trở lại đây trên hai con số”

Trong top 4 nước dẫn đầu- Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan, xe máy được sử dụng chủ yếu cho di chuyển cá nhân bởi vì đa phần dân cư khó có điều kiện tiếp cận với xe hơi” Vì thế họ thích sử dụng phương tiện xe máy cho mục đích tiện dụng cá nhân, bên cạnh đó là khoản đầu tư ban đầu với chi phí thấp và chi phí vận hành và bảo dưỡng thường xuyên thấp”.

Trong khu vực, SAE 20W-40/50 chiếm ưu thế, sau đó mới đến 10W:” JASO MA/MA1 và MA2 là tiêu chuẩn chiếm ưu thế, nhưng  MB có sản lượng đáng kể tại Thái lan, Indonesia và Việt Nam.” Dutta báo cáo.

Xe máy điện được kỳ vọng sẽ là phương tiện thay thế, nhưng nhìn ở góc nhìn hiện tại, chính sách hỗ trợ từ chính quyền chưa có thì thị trường xe máy điện sẽ vẫn là phân khúc hẹp”.

ESKA cho rằng thị trường dầu nhớt cho xe máy tại Việt Nam chiếm một tỷ trọng đáng kể so với phần còn lại trên thế giới. Năm 2016, lượng tiêu thụ lên đến 110 nghìn tấn dầu động cơ với gần 50 Triệu xe máy được đăng ký lưu hành. Trong khi đó, báo cáo trên không đề cập đến số liệu Việt Nam, và chỉ tập trung vào ước lượng dân số quốc gia tỷ lệ thuận với lượng xe máy và điều kiện kinh tế (GDP) bình quân/dân.

Theo thông tin của ESKA, Việt Nam hiện nay là nước sản xuất lượng xe máy nhiều nhất thế giới, không những tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu đi các nước khác. Xét về mật độ, Việt Nam chỉ đứng sau Đài Loan về số xe máy/ người dân.

Sản lượng xe máy có thể đang giao động tại đỉnh hiện nay tại Việt Nam, nhưng trong vòng 5 năm tiếp theo sản lượng xe máy và dầu xe máy tiêu thụ vẫn duy trì như hiện tại cho đến khi chính quyền ban hành lệnh cấm ở một số Thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn…Thêm vào đó là chính sách phát triển phương tiện vận chuyển công cộng như Bus hay MRT,…được đầu tư hoành chỉnh.

Theo ESKA và “Motorcycle Oil Demand to Grow”,  KATIE KELLENBERGER

Để lại một bình luận