Dầu nhớt động cơ tại Nga tăng sốc, liệu nhập khẩu về Việt nam có rẻ?

Giá dầu động cơ bán lẻ ở Nga tăng khoảng 40% do nguồn cung dầu gốc bị thiếu hụt và chi phí hoạt động tăng mạnh, theo Autodoc.ru, một nhà bán trực tuyến hàng đầu của Nga về phụ tùng xe hơi và dầu nhớt thành phẩm, cho biết trong một thông cáo báo chí gần đây.

Các biện pháp phong tỏa do đại dịch và những đứt gãy trong chuỗi hậu cần và sản xuất trên toàn cầu là những lý do khiến nguồn cung dầu động cơ bị ảnh hưởng.

Nga và các nước láng giềng đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ trong nhu cầu dầu động cơ, Autodoc.ru cho biết, sau khi các hạn chế đi lại được gỡ bỏ trên toàn quốc từ đầu năm 2021.

Năm 2020, Nga đã tiêu thụ 785.000 tấn dầu nhớt ô tô, Autodoc.ru cho biết, trích dẫn dữ liệu được công bố bởi công ty tư vấn Russian Automotive Market Research có trụ sở tại Moscow. Bên cạnh Nga, giá dầu nhờn thành phẩm đã tăng trên khắp thế giới trong vài tháng qua do chi phí hoạt động tăng mạnh, bao gồm cả giá dầu gốc vốn bị thiếu hụt.

Tại Nga, xuất khẩu dầu thô có lợi hơn là sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu, bao gồm dầu gốc và chất nhớt thành phẩm, và kết quả là các công ty dầu mỏ lớn như Lukoil hoặc Rosneft không vội vàng hiện đại hóa sản xuất dầu gốc nên đa số vẫn sản xuất chủ yếu dầu gốc Nhóm I. Nhưng tại Nga vẫn hiện diện đầy dủ các nhãn hiệu dầu nhớt nổi tiếng thế giới như Mobil, Castrol, Shell, Total,… nhưng không chiếm thị phần áp đảo như Lukoil, Rosneft và Gazpromneft.

Nhà máy lọc dầu Volgograd của Lukoil có thể sản xuất 220Kt/y dầu gốc Nhóm II, và một nhà máy dầu gốc nhóm I với công suất sản xuất 270Ktấn/năm, nhà máy nhóm III có công suất 30Ktấn năm Nhóm III. Nhà máy của Lukoil ở Perm có công suất sản xuất 480Ktấn/năm dầu gốc nhóm I, trong khi nhà máy lọc dầu Angarsk của Rosneft có công suất sản xuất 230K tấn dầu nhóm I.

Nhà máy lọc dầu Taneco của Tatneft ở Niznekamsk có công suất sản xuất 90Ktấn / năm Nhóm II và 100Ktấn / năm dầu gốc Nhóm III. Nhà máy lọc dầu này là nhà xuất khẩu chính của Nga về loại dầu gốc  4 centiStoke nhóm III.

Gazpromneft,  Lukoil đều có mặt tại Việt nam thông qua đường thương mại dưới hình thức nhập khẩu tại phía Bắc. Trong những năm qua, giá sản phẩm dầu nhớt cơ bản như dầu động cơ, thủy lực và mỡ… chọn mức định giá tầm trung tương tự như sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác với sản phẩm phổ thông. Về dầu động cơ, thông dụng là CF-4 đối với phân khúc DEO. Dầu nhớt Nga, cho đến nay hiện diện tại Việt nam, chưa có sản phẩm nổi trội hay đặc biệt và chọn con đường định giá thấp để cạnh tranh. Tất nhiên, giá sản phẩm cũng tăng lên cao tại Việt nam trong suốt thời gian qua.

Nga được biết đến là nước có thế mạnh xuất khẩu dầu thô (crude oil) và dầu gốc. Nga ít thế mạnh về xuất khẩu dầu nhớt ra thị trường quốc tế, ngoại trừ một số quốc gia thuộc liên bang Xô Viết trước đây, vì họ thường sử dụng bộ tiêu chuẩn dầu nhớt riêng biệt.

Theo Lube EMEA, ESKA tổng hợp.