Màu tím hoa …sim!

Tháng 5 trời nắng nóng cả 3 miền. Miền Nam bừng sắc đỏ của phượng chuẩn bị vào hè. Miền Bắc dịu dàng sắc bằng lăng tím lịm. Miền Trung chẳng có hoa chi đặc trưng cả. Lang thang vùng đồi núi Quảng nam theo đường HCM kéo dài ra tận Quảng Trị, Hà Tĩnh. Chiều muộn lại bừng lên màu tím sắc hoa sim bên đồi vắng!

 Ngày hè hay lên những đồi hoang để hái sim. Sắc hoa sim tím đẫm do nắng cháy, nhưng cũng rạng nét hồng thắm tươi vui. Trái chín kéo dài cho đến tháng 7, là niềm vui của trẻ nhỏ miền biên viễn.

Đó là chuyện của ngày trước. Đồi hoang giờ không còn hoang vì được khai thác trồng keo, tràm lai để lấy gỗ. Cây keo có giá trị kinh tế khi khai thác làm dăm gỗ, xay làm giấy hay làm viên nén năng lượng để xuất khẩu. Cây keo thích hợp với vùng đồi núi khô cằn, không cần chăm bón, chỉ cần phát quang để chống cháy lan. Nên vùng đồi núi Việt nam nay ít còn rừng tự nhiên mà chỉ còn rừng trồng là các vùng trồng keo, kể cả núi dốc đứng cũng khai thác trồng keo. Cảnh quan rừng núi ngày càng chán, chẳng thèm dòm háo hức như xưa vì chỉ đồi keo nối dài đồi keo.

Viên nén gỗ, năng lượng

Năm 2022, trong khi xuất khẩu các sản phẩm gỗ gặp khó khăn thì các phụ phẩm vẫn tăng trưởng tốt, đặc biệt là dăm gỗ và viên nén gỗ. Cụ thể, mặt hàng dăm gỗ năm 2022 xuất khẩu đạt giá trị đến gần 2,8 tỉ USD. Trong 3 tháng đầu năm 2023 đạt gần 600 triệu USD, tăng trên 30% so với cùng kỳ 2022. Điểm đến quen thuộc của mặt hàng này vẫn là Trung Quốc và Nhật Bản.

Cùng năm, khi chiến sự giữa Ukraine-Nga nổ ra, các nguồn năng lượng như khí gas LPG/NLG hay các loại nhiên liệu diesel/kerosene tăng cao chót vót. Việt nam xuất khẩu viên nén đạt trên 818 triệu USD, tăng hơn 90% so với 2021, viên nén năng lượng dùng để sưởi ấm trong lò đốt củi truyền thống hay chạy các nhà máy điện thay thế nhiên liệu hoá thạch. Thị trường xuất khẩu của Việt nam là Hàn Quốc và Nhật Bản, và một phần nhỏ xuất sang Châu Âu.

Viên nén năng lượng có thể làm từ dăm gỗ xay ra và nén lại, chủ yếu các nhà máy đặt tại Nam Trung Bộ kéo dài ra tận phía Đông Bắc. Viên nén năng lượng cũng có thể từ mùn cưa là phế phẩm của các nhà máy chế biến gỗ vùng Đông Nam bộ, tập trung nhiều nhất ở vùng Đồng Nai, giáp ranh Bến Cát, Bình Dương. Ngoài ra, viên nén cũng có thể từ trấu, thấy nhiều ở vùng Lai Vung, Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Giá trị của viên nén tăng gấp đôi, từ 100 USD/tấn lên 200 USD/tấn làm sống lại nhiều nhà máy vốn hoạt động ngắt ngoải từ nhiều năm trước vì nguồn nguyên liệu không ổn định và thiếu thị trường.

Việt Nam có trên 300 cơ sở, nhà máy  sản xuất viên nén gỗ. Để tận dụng nguồn nguyên liệu, khoảng 70-80% tập trung ở các tỉnh phía Nam và Nam miền Trung, nơi có các trung tâm chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất “dần trở nên phổ biến” khi ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu. Tính người Việt là vậy, thấy ngon ăn là nhảy vô tranh giành, không biết ngành này vốn bị te tua bầm dập từ mấy năm trước.

Đầu tư nhà máy thì nhìn vào nguồn nguyên liệu tại chỗ hay ở đâu?. Có nhà máy đặt tận Cà Mau trong khi cây tràm keo nguyên liệu vùng này trồng không phù hợp vì đất nhiễm phèn, hoạt động được vài ba năm thì đắp chiếu. Đầu tư cả vùng nguyên liệu cho đến sản xuất dăm và viên nén bài bản ở miền Trung có doanh nghiệp Hào Hưng. Nhà máy tỉnh nào cũng có, đội xe vận chuyển có hơn trăm chiếc.

Nhưng làm ăn chuyên nghiệp thì có là Tập đoàn An Việt Phát– Hà Tĩnh (AVP Group) gây chú ý khi góp mặt trong top 5 thị trường viên nén gỗ trên thế giới, bao gồm tên tuổi nổi tiếng: drax, Graanul Invest, Pinnacle, Enviva. AVP sở hữu 9 nhà máy sản xuất viên gỗ nén tại Bình Dương, Đồng Nai, Phú Thọ; 2 nhà máy liên doanh ở Quy Nhơn – Bình Định; 2 kho chứa gỗ ở miền Nam; 1 kho gia công sản xuất giấy ở Củ Chi (TP Hồ Chí Minh).

dau nhot cho vien nen go

5 thương hiệu sản xuất viên nén gỗ lớn nhất thế giới.

Dầu nhớt phục vụ ngành viên nén năng lượng.

Việc trồng rừng khi thu hoạch đều cần xe vận tải chuyển nguyên liệu đến nhà máy. Xe sử dụng đều cũ kỹ, lạc hậu, hay cơi nới để chở quá tải. Dầu nhớt vận tải phục vụ cho phân khúc này yêu cầu chất lượng kỹ thuật không cao. Nhưng có doanh nghiệp sở hữu đội xe riêng như Hào Hưng. Họ giữ kỹ tài sản của mình, trước đây ESKA Singapore có cung cấp dầu nhớt vận tải cho đội xe này chạy từ Bình Định- Quảng Ngãi- Quảng Nam.

Mỡ bôi trơn được dùng nhiều cho các máy nén viên. Tuỳ theo máy mà sử dụng mỡ phù hợp. Đa phần từ Châu Âu như máy CPM thì khuyến nghị các loại mỡ gốc phức Calcium Sulfonate của các nhãn hiệu lớn. Sau này chi phí cao quá thì chuyển xuống sử dụng mỡ phức Lithium (Lithium Complex). Máy nén viên quan trọng ở bạc đạn (bearing) chịu đựng rung, tải nặng. Tiền bạc đạn là chi phí đáng kể nên ban đầu còn sử dụng bạc đạn Châu Âu như SKF, FAG..v.v. Sau thấy mắc mà cũng bể như thường nên đổi qua của Trung Quốc cho rẻ. Mỡ cũng vậy, lúc đầu sử dụng mỡ xịn sau riết rồi dùng mỡ thường Lithium cũng được. Mà cũng tuỳ theo dòng máy, nén trấu thì tải trọng cũng khá thôi nên sử dụng nhiều mỡ Lithium. Một thời gian khá dài, mỡ Eska Singapore cũng độc chiếm cả vùng Đồng Tháp, chỉ chừa 2 nhà máy cho Total cung cấp. Lâu lâu, hộp số phải thay vài ba phuy dầu bánh răng công nghiệp cho một nhà máy.

Sau này, do hội chứng Elon Musk (cuồng xe điện), mỡ Lithum cao quá trời nên nhiều nhà máy quay trở lại với mỡ Calcium Sulphonate, nhưng tìm nguồn không dễ. Bởi vậy, trong lãnh vực công nghiệp dầu nhớt, thương hiệu mọc ra nhiều nhưng chọn cái dễ nhất như dầu vận tải làm vì đại trà, bán đâu cũng được. Ít có thương hiệu chịu khó đầu tư công sức, hiểu biết về kỹ thuật để tìm hiểu thị trường ngách khai thác. Mặc dù ít nhưng để dấu ấn, giống như ăn trái sim, ăn 1 quả mà tím cả miệng!

Nắng gần tắt. Dừng xe bên đường 14, vùng Đắk Glei, qua bên kia đèo Lò Xo thuộc Phước Sơn, Quảng Nam. Đồi hoang xen lẫn rừng già. Ngút mắt là những đồi sim, nhớ nhà thơ Hữu Loan:

Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím

….” (Màu tím hoa sim)

 

Theo ESKA Singapore, 26-5-2023

Viết tại nhà hàng Hoa Mua.