028 6258 8193 - 028 6258 8195

eska.hainguyen@gmail.com

201 Nguyễn Xí, P. 26, Q. Bình Thạnh, TPHCM

Trang chủ Blog Trang 11

Nhu cầu dầu nhớt các nước ASEAN dự kiến sẽ tăng

0

Xe máy bị kẹt xe trong giao thông đông đúc tại một trạm kiểm soát ở Ciq Johor Bahru, Malaysia, dẫn vào Singapore. © Nashriq Mohd

Nhu cầu dầu nhớt ở 9 quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dự kiến sẽ tăng với tốc độ kép hàng năm (CARG- Compound Annual Rate Grow) là 2,1%, đạt 3,5 triệu tấn vào năm 2027 và 1,5% lên gần 4 triệu tấn vào năm 2032, được thúc đẩy bởi quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, khi khu vực này phục hồi và trở lại mức tiêu thụ dầu nhớt như trước đại dịch,  theo Hãng nghiên cứu Kline & Co. dự kiến.

“Từ năm 2027 đến năm 2032, thị trường dầu nhớt các nước ASEAN sẽ có mức tăng trưởng tương đối thấp hơn, do xe máy chạy điện ở các quốc gia ngày càng tăng như ở Indonesia và Việt Nam,” theo Bà Sushmita Dutta, giám đốc dự án trong lĩnh vực năng lượng của Kline & Co., cho biết. Ngoài ra, sự tăng trưởng của thị trường sẽ bị ảnh hưởng do sự chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm dầu tổng hợp chất lượng cao, có thời gian thay dầu lâu hơn”.

Phân tích của Kline dự đoán rằng Singapore sẽ là quốc gia duy nhất trong khu vực chứng kiến sự giảm sút nhu cầu dầu nhờn trong khoảng thời gian 10 năm. “Trong khoảng thời gian 5 năm tới, nhu cầu dầu nhớt ô tô của Singapore sẽ tăng lên, nhưng nhu cầu dầu nhờn công nghiệp sẽ giảm”. Tuy nhiên, sau năm 2027, nhu cầu dầu ô tô của nước này dự kiến sẽ giảm”.

Ba quốc gia hàng đầu – Indonesia, Thái Lan và Singapore– chiếm khoảng hai phần ba nhu cầu dầu nhớt ước tính của khu vực từ 3 triệu đến 3,5 triệu tấn vào năm 2022. Báo cáo phân tích chuyên sâu thị trường dầu nhớt thành phẩm ô tô và công nghiệp tại tám quốc gia hàng đầu ở Đông Nam Á – Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar, Campuchia và Lào – và cũng bao gồm một báo cáo ngắn về thị trường dầu nhớt của Singapore.

Kline ước tính tiêu thụ dầu nhờn công nghiệp ở mức 1,2 triệu đến 1,4 triệu tấn vào năm 2022, với dầu hàng hải chiếm gần một nửa nhu cầu do tiêu thụ đáng kể ở Singapore, IndonesiaPhilippines. Bà Dutta cho biết, phân khúc dầu nhờn công nghiệp dẫn đầu thị trường vào năm ngoái, chiếm gần một nửa nhu cầu. Dutta lưu ý dầu động cơ hàng hải ở Singapore có mức tiêu thụ lớn.

Công ty ước tính mức tiêu thụ dầu động cơ xe du lịch (PCMO) ở mức 400.000-500.000 tấn vào năm2022. Trong số đó, dầu tổng hợp và bán tổng hợp chiếm gần một nửa. Dutta ghi nhận chất lượng dầu nhớt trong khu vực ngày càng được cải thiện, đặc biệt là dầu nhớt ô tô. “Mức chất lượng dầu nhớt của khu vực theo truyền thống thấp hơn so với các nước tiên tiến hơn trên thế giới. Tuy nhiên, Singapore là một quốc gia ngoại lệ, với tỷ lệ sử dụng cao sản phẩm dầu nhớt tổng hợp có chất lượng cao và độ nhớt thấp. Các quốc gia khác , ở Đông Nam Á, đang thay đổi dần dần sang các loại dầu nhớt này”. Sự chuyển đổi này được thúc đẩy bởi các khuyến nghị của nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs) và bởi các quy định về khí thải của chính phủ, “Các OEM được yêu cầu sử dụng phương tiện hiệu quả hơn và một cách để cải thiện hiệu quả là sử dụng dầu bôi trơn có độ nhớt thấp, thời gian thay dầu lâu hơn”.

Dầu đa cấp chiếm gần như tất cả các cấp độ nhớt cho PCMO được tiêu thụ vào năm ngoái. Bà lưu ý rằng các loại độ nhớt 10W-30/40, 20W-40/50 và 15W-40 chiếm hơn 75% nhu cầu đó. Tiếp theo là 5W-XX, 0W-XX và một phần rất nhỏ dầu có độ nhớt đơn cấp.

Kline ước tính mức tiêu thụ dầu xe tải nặng, thương mại  (HDEO) ở mức 600.000-700.000 tấn vào năm 2022. Trong đó, dầu khoáng chiếm ưu thế, chiếm hơn 75% nhu cầu. Bán tổng hợp và một lượng rất nhỏ nhu cầu dầu tổng hợp chiếm phần còn lại. Dầu đơn cấp chiếm khoảng 40% nhu cầu HDEO ở các nước hàng đầu Đông Nam Á, tiếp theo là dầu có độ nhớt đa cấp 15W-40, 10W-30/40 và các loại khác.

Công ty ước tính số lượng xe của các nước ASEAN được chọn là 300 triệu đến 400 triệu chiếc vào năm 2022. Indonesia duy trì vị trí dẫn đầu của mình, với gần 50% xe của khu vực, tiếp theo là Việt nam, Thái Lan, Philippines và Malaysia.

Xe hai bánh, do chi phí sở hữu thấp hơn ô tô, là loại xe được sử dụng nhiều nhất trong khu vực, chiếm hơn 75% đội xe của khu vực. Xe du lịch và xe thương mại chiếm phần còn lại.

Bốn trong số năm nhà cung cấp dầu nhớt hàng đầu ở các nước quan trọng của ASEAN năm 2022 là các công ty dầu mỏ quốc tế, theo Kline. Shell đứng đầu, tiếp theo là BP, công ty dầu mỏ Pertamina– thuộc sở hữu của nhà nước Indonesia, ExxonMobil Chevron.Bottom of Form

Theo George Gill  – January 6, 2023, Lube’N’grease magazine:” Asean Lube Demand Projected to Grow “, Eska Singapore lược dịch

Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam- Bài 16: 2022, ngoại truyện!

0

Phân khúc Dầu công nghiệp.

Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) cho rằng, áp lực từ lạm phát, cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng do chiến tranh và lãi suất cao đang đẩy kinh tế thế giới đến bờ vực suy thoái. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng cầu thế giới sụt giảm, đơn hàng sụt giảm. Trên thực tế, từ cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng và ghi nhận tăng trưởng âm, trái với quy luật thường kỳ mọi năm.

Nhà máy điện Long Phú, Sóc Trăng, nhìn từ Sông Hậu.

Thống kê 14 doanh nghiệp bất động sản lớn được niêm yết trên sàn chứng khoán đến cuối năm 2022, tổng lượng tồn kho là hơn 272.210 tỷ đồng, tăng gần 5% so với quý trước và tăng hơn 26,4% so với cùng kỳ. Tồn kho toàn ngành thép tại thời điểm 31/12/2022 ước tính giảm khoảng 20.000 tỷ đồng so với cuối quý III/2022, xuống còn khoảng 66.000 tỷ đồng – mức thấp nhất trong vòng 7 quý trở lại đây. Mức giảm lượng tồn kho của ngành thép không phải do nhu cầu tiêu thụ thép tăng cao mà do các nhà máy giảm công xuất sản xuất như Formosa Hà Tĩnh hay Hòa Phát…

Với công suất trên 107 triệu tấn, xuất khẩu đã trở thành kênh tiêu thụ lớn của ngành xi măng, nhưng hoạt động xuất khẩu ngày càng gặp nhiều rào cản do mỗi quốc gia có chính sách khác nhau. Năm 2022, xuất khẩu giảm mạnh. Thị trường nội địa chỉ hấp thụ được gần 60% sản lượng của ngành xi măng, trên 40% sản lượng còn lại đều phụ thuộc vào xuất khẩu. Về mảng tiêu thụ nội địa, năm 2022, giá vật liệu xây dựng tăng cao ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành của nhiều công trình công nghiệp và cả dân dụng nên lĩnh vực xây dựng phục hồi chậm vì thị trường bất động sản đang đóng băng vì nhiều yếu tố…

Khó khăn của nền kinh tế Việt nam nằm trong chuỗi khó khăn chung của kinh tế thế giới vì nhu cầu sụt giảm và lạm phát cao. Trong đó có sự điều hành “phanh gấp” của chính sách tiền tệ Việt nam làm cho doanh nghiệp sản xuất thiếu vốn đầu tư nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thêm vào đó lãi suất cao là yếu tố làm suy kiệt nội lực của toàn bộ nền kinh tế tính trên phương diện tích luỹ vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất.

Ngành dầu nhớt phục vụ trong phân khúc công nghiệp cũng ảnh hưởng theo sự biến động của ngành công nghiệp sản xuất Việt nam. Sự khó khăn của các lĩnh vực công nghiệp nặng như: xi măng, thép, xây dựng…ảnh hưởng đến mức tiêu thụ của ngành công nghiệp dầu nhớt. Tuy nhiên, vẫn còn điểm sáng trong ngành công nghiệp sản xuất gia công cơ khí, chế tạo. Đây vốn dĩ tập trung vào ngành công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI làm ô tô và xe máy như Honda, Yamaha,…khi tăng trưởng trong phân khúc ô tô và xe máy tại Việt nam vượt kỳ vọng.

Phân khúc được chi phối bởi các tên tuổi trong ngành như Shell, TotalEnergies, Castrol,…trong đó có sự vượt trội của Shell sau nhiều năm tập trung mạnh trong phân khúc công nghiệp. Đây không phải là sân chơi cho “tay mơ” khi chất lượng ảnh hưởng rất nhiều đến thiết bị sử dụng. Đồng thời mức độ trung thành cao của khách hàng công nghiệp tạo sự liên kết bền bĩ giữa nhãn hiệu và người sử dụng. Một số sản phẩm đặc biệt trong phân khúc hẹp như dầu mỡ cho công nghiệp thực phẩm (food grade) hay các loại dầu đặc biệt cho ngành thép, xi măng thường được tiếp cận bởi các nhãn hiệu có chiều sâu về kỹ thuật như Houghton, Quaker và cả Eska Singapore,…

Sự biến động giá nguyên liệu sản xuất mỡ lithium do thiếu hụt nguồn Lithium Hydroxide, được sử dụng nhiều cho pin xe điện, đẩy giá mỡ truyền thống gốc lithium tăng cao trong năm cũng ảnh hưởng một phần xáo trộn không nhỏ trong cơ cấu sản phẩm mỡ cung cấp cho các nhà máy công nghiệp. Sự chuyển đổi sang các loại mỡ có gốc kim loại hay phức, phi kim…khác cũng cần có thời gian. Yếu tố tồn tại sự hiện diện nhãn hiệu trong phân khúc mỡ công nghiệp đó chính là sự ổn định của nguồn nguyên liệu và cả tồn kho…Trong năm 2022, một số nhãn hiệu mỡ nhập khẩu từ Ấn độ, Hàn quốc, Trung quốc..biến động mạnh về giá, tuy nhu cầu không tăng, nhưng tình trạng thiếu hụt hàng hoá đã xảy ra.

Năm 2022, là năm gặt hái thành quả của ngành công nghiệp viên nén năng lượng phục vụ xuất khẩu với kim ngạch lên đến 700 triệu USD, đạt gần 4,7 triệu tấn, tăng 35% về lượng và 81% về giá trị so với năm 2021. Hiện Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viên nén lớn thứ hai trên thế giới. Dự báo, xuất khẩu viên nén Việt Nam sẽ đạt 1 tỷ USD vào năm 2023. Ngành sản xuất này tiêu tốn lượng mỡ sử dụng tương đối lớn so với các ngành công nghiệp khác. Một số sản phẩm được ưa chuộng lâu nay như mỡ phức Calcium Sulphonate, hay phức Lithium,..

Chỉ số PMI (Purchasing Managers’ Index, Nhà Quản trị Mua hàng) tiếp tục dưới 50.

“Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục đối mặt với các điều kiện kinh doanh khó khăn trong tháng đầu của năm 2023. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Purchasing Managers’ Index (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt 47.4 điểm trong tháng 1, tăng so với mức 46.4 điểm trong tháng 12 nhưng vẫn cho thấy sức khỏe ngành sản xuất suy giảm mạnh. Các điều kiện hoạt động đã xấu đi hơn trong suốt ba tháng qua.

Dữ liệu của tháng 1 cho thấy sản lượng ngành sản xuất tiếp tục giảm đáng kể, mặc dù đây là mức giảm nhẹ hơn một chút so với tháng 12. Số lượng đơn đặt hàng mới giảm thường là nguyên nhân dẫn đến giảm sản lượng, khi một số công ty cho biết khách hàng có đủ hàng hóa lưu kho và không cần mua hàng vào thời điểm hiện tại. Tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 1 khi nhu cầu khách hàng vẫn yếu. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cải thiện, đặc biệt là khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng lần đầu tiên trong ba tháng.

Chi phí đầu vào tăng nhanh hơn khiến các nhà sản xuất phải tăng giá bán hàng vào tháng đầu năm sau khi đã cố gắng giảm vào hai tháng cuối của năm 2022. Giá bán hàng đã tăng nhẹ, và tốc độ tăng là nhanh nhất trong sáu tháng. Chi phí nguyên vật liệu, cùng với khối lượng công việc giảm đã khiến một số công ty tiếp tục giảm hoạt động mua hàng trong tháng 1.“ (Theo Vietstock).

Ẩn số Trung Quốc, Nga.

Kể từ 12/2022, Trung Quốc tuyên bố mở cửa sau thời gian 2 năm đóng cửa vì đại dịch Covid-19. Với thị trường gần 2 tỷ dân, nhu cầu đi lại của Trung Quốc có đẩy giá nhiên liệu tăng cao như sau khi thế giới mở cửa sau Covid-19 năm 2021? Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm đơn hàng để sản xuất và xuất khẩu trên toàn thế giới do đó sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp sản xuất tại Việt nam như thép, cơ khí chế tạo, nhựa, cao su…khi có sự cạnh tranh trực tiếp một số thị trường ở Châu Âu, và Châu Á.

Giá nhiên liệu sẽ tiếp tục tăng? Nhưng trong biên độ nhỏ vì kinh tế toàn cầu đang suy thoái, kể cả kinh tế Trung quốc cũng tăng trưởng chậm lại. Hàng hoá cơ bản có thể dư thừa khi năng lực sản xuất cao hơn tiêu thụ cũng có thể kiểm soát được giá cả trong năm 2023. Giá dầu gốc và phụ gia cũng vậy. Nhưng biết đâu được khi cuộc chiến tranh của NgaUraine vẫn còn đó, khi thế giới đang dường như đẩy Nga vào sự kiệt quệ của chiến tranh thì sự “độc tài” của cá nhân nào đó cũng có thể làm bùng phát tình trạng hỗn loạn trên toàn cầu. Không ai biết được trước điều gì khi thế giới ít có cơ hội kiểm soát được sự tồn tại thông qua một nút bấm.!

…còn tiếp!

Theo Eska Singapore, tết Nguyên tiêu (15/1 ÂL), 2023

Tháng chạp!

0

Tháng chạp năm nay đến sớm hơn mọi năm. Tháng chạp bắt đầu từ trước No-en vài ngày. Sài gòn lạnh co ro.

Tháng chạp bắt đầu là mùa gió chướng về. Hàng cây so đũa năm cũ ra bông, trắng muốt. Con tép dưới sông bắt đầu ngược dòng lên đồng, rúc vô xẻo. Thằng Cù Lự đầu trần, dang nắng cả ngày với lờ với lợp…Nó nói “Me thích ăn canh chua bông so đũa với tép rong!” Đêm gió lạnh từ biển thốc vô cửa sông, “Sắp tết rồi! Tiền đâu mua sắm? Mơi Chế Hai đem thằng Tí từ Bình Dương về nữa!” Nó lầm bầm trong miệng. Tiếng gà gáy canh hai ngoài bụi tre le te…Đêm vùng châu thổ rầm rì tiếng máy ghe bầu ngoài sông lớn.

Tháng chạp bắt đầu khi cả vùng cao nguyên bừng sắc hoa dã quỳ. Mọi năm hoa quỳ nở khi kết thúc đợt mưa cuối cùng đâu đó từ cuối tháng mười dương lịch. Mưa kéo dài nhiều tháng, hoa quỳ tức nụ, bung nở vật vả trong mưa bão…Hoa nở như muốn kéo nắng về…! Hưng rong ruổi qua nhiều cung đường Tây nguyên, đi qua nhiều thành phố Tây nguyên. Tháng chạp năm nay lạ. Cà phê được giá nhưng ít người trồng, cơn sốt phân lô bán nền, bán vườn lập …farm đi qua. Từ Di Linh qua Đắc Nông lên tận Gia Lai…vườn cà phê, vườn tiêu bỏ hoang, đầy trụ xi măng cắm ranh đất. Nợ nần cuối năm không thu được vì ngân hàng siết tín dụng, Buôn Mê Thuộc có buồn không? Cửa hàng trên phố đóng cửa nhiều, ít thấy người đồng bào đi từng đoàn tìm mua máy móc nông cơ như mấy năm trước…

Nha Trang tháng chạp ngập trong mưa phùn. Bình Định buồn hơn khi nghe nói vài mối lớn..bể nợ. Tháng chạp mạnh gió mùa đông bắc nghiên ngả cả vùng trồng bông Tuy Hoà…Cả vùng duyên hải miền Trung chưa thấy mùa xuân. Dọc đường một (QL 1A) qua thị xã An Nhơn, vườn mai tết chỉ thấy lá. Mưa gió lạnh nhiều mai cũng chẳng kịp ra bông.

Mai tốt nghiệp đại học ở Đà Nẵng, vô Sài gòn lúc thanh xuân, làm ở đây ngót nghét hơn hai mươi năm. Thân gái một mình nơi phồn hoa đô hội, tự bươn chải vươn lên. Tết năm mô Mai cũng về Đà nẵng với ba mẹ. Dòng Nam Ô trước đây đầy nước, xanh trong; kể từ khi mấy khu đô thị mọc lên phía Hoà Vang, sông không còn là sông nữa! Đôi bờ khép lại thành con kênh có màu nước biên biếc như đôi mắt của Mai! Mắt Mai buồn!. Sông Nam ô lấy nước từ sông Cu Đê đổ ra biển Vũng Thùng, mặt sông không còn rộng để soi bóng qua dãy nhà lầu trong chiều hắt nắng “bên tê sông”. Mai thường về đây, tháng chạp, ngó ra cửa biển chờ một ngọn gió lạ đưa Mai đi qua bên kia đại dương. Mai chờ người đó, lâu rồi!

Chế Hai đèo thằng Tí về ăn Tết với Me. Cả tháng nay hai mẹ con vật vờ ở phòng trọ vì công ty cho nghỉ việc trước cả tháng. Không có đơn hàng, cả vùng Tân Uyên, Bình Dương điêu đứng vì công nhân mấy xưởng gỗ bị cho nghỉ hàng loạt. Bà Tư tạp hoá đứng chống nạnh chửi đổng cả dãy phòng trọ vì chẳng ai có tiền để trả nợ tiền “mua thiếu” cả mấy tháng nay. Qua mùa Uôn Cúp (World Cup), anh Bình, chồng của Chế, bỏ đi biệt tăm… Chế Hai nghe nói ảnh “ru tình” với con nhỏ cho vay tiền góp, thôi thì vì vợ con mà “thế thân” cũng trọn vẹn đôi đường.! Chế cũng sẽ chẳng quay trở lại cái chốn đó nữa. Tháng chạp Chế sẽ sắm vài bộ đồ bà ba mới, biết đâu được ra giêng Chế thấy được niềm vui!. Chế hay ra bến sông ngó mấy cái ghe bầu chở bông lên Sài Gòn. Cũng vui mắt!

Phương Nam bắt đầu vô mùa nắng.

Tháng chạp khép lại cũng là bao hy vọng mở ra.! Tết.

Eska Singapore 24, Tháng chạp.

Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam- Bài 15: 2022, ngoại truyện!

0

Thị trường cạnh tranh.

Thị trường dầu nhớt Việt nam không còn là thị trường “bò sữa” trong thời gian khoảng 5 năm trở lại đây. Một số lý do đó là sự cạnh tranh “quyết liệt” giữa các nhãn hiệu trong nước cũng như hàng hoá nhập khẩu đẩy biên lợi nhuận của tất cả các nhãn hàng xuống thấp, cộng thêm chi phí vận hành cao  (operating cost) nên lợi nhuận của các hãng chỉ duy trì ở mức trung bình thấp. Một số nhãn hiệu nước ngoài sở dĩ có lợi nhuận cao vì sản lượng duy trì tốt, chiếm lĩnh thị trường như Castrol, Shell

Giá nguyên vật liệu tăng cao trong khoảng 6 tháng đầu năm do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, nhu cầu về hàng hoá tăng mạnh trong khi năng lực sản xuất dầu gốc và phụ gia của các khu vực là hạn chế. Kèm theo đó, sau đại dịch cơ cấu sản xuất của các nhà máy lọc dầu thiên về sản xuất nhiên liệu (xăng, dầu diesel và kerosene) do nhu cầu dịch chuyển của nhân loại tăng bất thường, các loại dầu gốc để sản xuất dầu nhớt thiếu hụt trầm trọng.

Sự mất cân đối trong vận chuyển hàng hải giữa các thị trường Châu Á- Mỹ và Châu Âu, đẩy giá vận chuyển hàng hoá lên kỷ lục và sự thiếu hụt container rỗng để chứa hàng vận chuyển từ cuối năm 2021 kéo dài cho hết Quý 1/2022 tạo ra một thị trường khan hiếm hàng hoá trong tất cả các khu vực, Việt nam cũng không nằm ở ngoại lệ.

Trong khoảng vài năm trở lại đây, hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia có thế mạnh về hoá dầu vào thị trường Việt nam tăng mạnh, chủ yếu từ cộng đồng ASEAN, Hàn quốcTrung Đông, một phần rất nhỏ từ Châu Âu. Đây cũng là một lý do biện chứng cho tình trạng “ăn mòn” thị phần của các hãng nổi tiếng lâu năm như Castrol, PLC…

Hiện nay, đối trọng của các nhãn hàng nổi tiếng tại Việt nam chính là hàng hoá nhập khẩu vì kỹ thuật, hiểu biết và công nghệ dầu nhớt của các quốc gia có thế mạnh hơn hẵn tại Việt nam kể cả các nhãn hàng nổi tiếng vì họ có sẵn nguồn nguyên liệu chất lượng kế bên. Đó cũng là lý do tại sao một số hãng như Shell, TotalEnergies…vẫn duy trì hàng hoá nhập khẩu từ các nhà máy trong cùng hệ thống.

Nổ rộ nhãn hiệu riêng.

Các nghiên cứu tập trung vào thị trường “chính thống” và các nhãn hiệu nổi trội, không đề cập đến một phần lớn thị phần đang tập trung vào các “nhãn hiệu nhỏ, riêng”. Có thể các nhãn hiệu này nhỏ/ít được biết đến nhưng thời gian qua có sự “bùng nổ” các nhãn hiệu riêng này do một số nhà máy pha chế nhỏ phát triển với hướng đi “gia công” cho tất cả các nhu cầu… Các nhãn hiệu này không phát triển rộng về khu vực địa lý nhưng có thể làm tốt trong một khu vực địa phương khi có thể sự hiểu biết nhu cầu của doanh nghiệp, cư dân và được khai thác bởi các mối quan hệ và giá thành hợp lý.

Theo Tổng cục Thống kê, Việt nam có đến 62% dân cư (tương đương khoảng 60 triệu dân) sống ở các vùng nông thôn, nên một thị phần không nhỏ của thị trường dầu nhớt Việt nam rơi vào phân khúc này, theo Eska chiếm khoảng 30%.

Theo Kinh tế học vĩ mô, trong một thị trường cạnh tranh, tất cả hàng hoá, nhãn hiệu mới xâm nhập vào thị trường đều có một vị trí trong thị trường đó,..Có điều, vị trí đó chiếm ở mức nào? Nói nôm na là thị trường “rộng cửa” với tất cả nhãn hiệu. Hiểu được điều này có thể khai thác một khía cạnh sự “nổ rộ” của nhãn hiệu riêng.

Vậy các nhãn hiệu riêng có phải là khuynh hướng của Việt nam? Không! Vì họ đối diện với vấn đề chất lượng sản phẩm.

Một nhãn hiệu tồn tại và gắn bó với một tập thể, công ty hay định danh cho một cá nhân sẽ bảo chứng về chất lượng, thời gian tồn tại trong thị trường. Trong khía cạnh “nhãn hiệu riêng” sản xuất trong nước không làm được điều này. Chỉ có các nhãn hiệu riêng khai sinh từ nước ngoài có thể định hình được con đường lấy chất lượng làm trung tâm để tồn tại và họ “trả giá cao để có chất lượng tốt”.

Phân khúc dầu vận tải thương mại (HDEO)

Năm 2022, GDP của Việt nam tăng 8,02% có thể so sánh với nền kinh tế năm 2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 rất thấp. Theo Thời báo KTSG, số 1-2023, thì “Tăng trưởng GDP năm 2022 nhờ…chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ”. Bỏ qua tất cả những tính toán, giải thích của bài viết thì có thể chung quy lại con số GDP tăng cao không phản ảnh một nền kinh tế Việt năm tăng trưởng cao, ấn tượng thực chất. Tăng trưởng chính là do “chỉ số giá xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ”!

Mức tăng trưởng dịch vụ vận chuyển hàng hoá, vận tải chậm lại bắt đầu từ Quý 3/2022 khi chỉ số quản trị đơn hàng sản xuất (PMI) loanh quanh ở mức 50 và giảm còn 46,4 vào tháng 12, chỉ báo mức suy thoái về sản xuất. Về phía doanh nghiệp vận tải, lượng hàng hoá xuất nhập cảm nhận rõ rệt về suy giảm, đặc biệt hàng hoá xuất nhập tại biên giới với Trung quốc bị ngưng trệ do chính sách phòng Covid từ nước này, nhiều cửa khẩu bị đóng cửa.

Trong năm, ghi nhận sự tăng cao của chi phí nhiên liệu (xăng, dầu), và sự bất ổn của thị trường xăng dầu vào các tháng cuối năm làm nhu cầu vận chuyển hàng hoá nội địa kiềm chế vì giá cả. Mảng vận tải hành khách liên tỉnh giảm đáng kể về nhu cầu do một phần xu hướng di chuyển bằng phương tiện cá nhân và đường hàng không cao, đẩy các hãng xe đò vận chuyển đường bộ vào khó khăn thật sự. Việc các hãng hàng không “bình dân hoá” giá vé tạo một bước đột phá trong vận tải hành khách số lượng lớn, trừ các dịp lễ, tết.

Phân khúc vận tải thương mại (HDEO) mất phần lớn sản lượng ở mảng tàu đánh cá gần bờ vì nguồn tài nguyên cạn kiệt đồng thời đối diện với việc “cấm biển” của Trung quốc một số thời điểm trong khu vực Biển Đông. Ngành đánh bắt thuỷ sản của Việt nam bị gắn “thẻ vàng” từ Châu Âu cũng là một hạn chế cho hoạt động của các đội thuyền đánh bắt xa bờ trong các ngư trường trước đây như Thái lan, Malaysia hay Indonesia… Ngư dân Việt nam đối diện với vấn đề do hậu quả trước đây với phương tiện đánh bắt tận diệt…

Castrol vẫn chiếm lĩnh “thống trị” trong phân khúc dầu vận tải thương mại. Như đã đề cập, BP- Castrol đối mặt với sự cạnh tranh của tất cả các nhãn hiệu. Có thể cái danh Castrol như là tượng đài khó lay chuyển trong tâm thức người tiêu dùng cho nên thuyết phục họ từ bỏ sản phẩm Castrol để chuyển qua sử dụng sản phẩm nhãn hiệu mình là một chiến thắng vinh quang, ít ra là trong suy nghĩ của người bán hàng. Thị phần của Castrol bị “bào mòn” thấy rõ nhất trong phân khúc này vì cùng một dòng sản phẩm thì giá của Castrol đến người tiêu dùng chót vót so với một số nhãn hiệu quốc tế hay nhập khẩu. Shell cũng đang đi theo hướng định giá cao của Castrol, tuy nhiên sản lượng Shell trong phân khúc này còn thấp và chủ yếu tập trung mạnh trong vận tải đường bộ. Thị trường giá “bình dân” ghi nhận TotalEnergies

…còn tiếp

Theo ESKA Singapore, 7/1/2023

Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam- Bài 14: 2022, ngoại truyện!

0

Trong loạt bài viết “Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam, năm 2020” đã được thực hiện dựa trên nghiên cứu của IHS Markit, phát hành tháng 12/2021, cho đến khi Eska báo cáo lại đến bạn đọc thì đã là hết năm 2022. Cho nên, độ trễ của thời gian gần 2 năm, cộng thêm diễn biến thay đổi của thị trường diễn ra hàng ngày, báo cáo không phản ánh toàn cảnh bức tranh hiện tại của một thị trường dầu nhớt sôi động có giá trị gần 2 tỷ USD của Việt nam.

Trong bài viết này, ESKA sẽ đánh giá lại những quan điểm, nhận xét của lĩnh vực dầu nhớt dựa trên bối cảnh nền kinh tế Việt nam trong năm 2022 như là một hiệu đính để sáng tỏ hơn những số liệu cũ chân thực của IHS Markit nhưng cách diễn giải của một nghiên cứu không thể “bình dân” hoá cảm nhận tính “thị trường” cạnh tranh có đan xen nhiều điểm sáng và các khoảng tối.

Kinh tế Việt nam, năm 2022.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02%, so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, dịch vụ tăng 9,99%, và ngành nông nghiệp tăng 2,88%.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%. Riêng ngành vận tải, kho bãi tăng 11,93%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế.

GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD

Thế nhưng, GDP quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019, báo hiệu khó khăn của nền kinh tế trong tương lai gần…

Mùa đông ngoại thành Hà nội, ảnh của NatGeo.

Chỉ số sản xuất, công nghiệp (IIP) tăng chậm.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý rồi tăng 3%, mức tăng thấp nhất so với các quý của năm 2022 do đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu vào cao và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu. Thêm vào đó, ngân hàng nhà nước siết chặt tín dụng, vốn giải ngân vào doanh nghiệp sản xuất khó khăn gây hệ quả dòng tiền không thông suốt ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp liên quan.

Sự khó khăn thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, vốn là ngành mang lại nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt nam.

Lạm phát và lãi suất phủ bóng lên nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước Việt nam tăng lãi suất điều hành liên tục trong năm, đẩy các ngân hàng thương mại vào cuộc đua tăng lãi suất huy động làm lãi suất cho vay doanh nghiệp tăng cao. Mức lãi suất cao không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất vì chứa đựng nhiều rủi ro kinh doanh mà khuyến khích doanh nghiệp gởi tiền vào ngân hàng làm đình đốn sản xuất. Việt nam là một trong số các quốc gia có lãi suất cao nhất thế giới xét về mức độ mở cửa của nền kinh tế với thị trường bên ngoài, không tính các quốc gia có “độ kín/cực đoan”.

Nguyên nhân là do Việt nam phải kiềm chế lạm phát đang tăng cao trên phạm vi toàn thế giới khi mà các bất ổn về chính trị – kinh tế đang đẩy toàn cầu vào bờ vực suy thoái tương tự như giai đoạn 2008-2010. Tại Việt nam, lạm phát ảnh hưởng do hàng hoá, nguyên vật liệu nhập khẩu, chênh lệch tỷ giá do đồng USD tăng…trong khi đó, lượng cung tiền của Việt nam thấp đã dẫn đến chỉ số CPI được kiểm soát cả năm đâu đó khoảng 3%. Theo Tổng cục Thống kê là một thành công!.

Đời sống người dân cảm nhận ngày một khó khăn hơn vì chi phí sinh hoạt trực tiếp tăng rất cao. CPI thấp không hẳn là mức lạm phát trong xã hội thấp vì nó chỉ phản ảnh giá trong rổ giá tính toán của bên thống kê. Cuộc sống bên ngoài đó…khắc nghiệt hơn nhiều!

Triển vọng tăng trưởng thấp.

“Việc lạm phát vẫn ở mức cao và lãi suất tiếp tục gia tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Những yếu tố này sẽ dẫn đến sụt giảm trong cả đầu tư, tiêu dùng cũng như thị trường nhà ở. Các thị trường cổ phiếu và trái phiếu cũng bị ảnh hưởng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự thịnh vượng chung” (Theo TBKTSG,29/12/2022). Kinh tế sẽ tăng chậm lại tại tất cả các khu vực trên thế giới. Việt nam phụ thuộc rất lớn vào tỷ trọng xuất khẩu trong khi các đơn hàng ngày một kém hơn, thấy rõ là sụt giảm bắt đầu từ Quý 2/2022…thì khó khăn trong năm 2023 là điều hiển hiện trước mắt.

Tình trạng nhiều doanh nghiệp bị thiếu, cắt giảm đơn hàng, dẫn đến nhiều người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động. Báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống kê đến cuối tháng 11 cũng cho thấy, đã có hơn 1.200 doanh nghiệp tại 44 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh phải cắt giảm lao động.

Số lao động trong các doanh nghiệp bị ảnh hưởng tới việc làm là trên 472.000 lao động, chiếm 64,54% tổng số lao động tại các doanh nghiệp. Các ngành có số lao động bị ảnh hưởng nhiều là dệt may, gia dày, chế biến gỗ, điện tử, cơ khí… thuộc nhiều trong cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài gia công (FDI).

Điểm sáng, 2022.

Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt nam đạt 732,5 Tỷ USD, đạt kỷ lục và chỉ đứng sau Singapore trong khối ASEAN. Tính chung cả năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD, giảm áp lực một phần lên tỷ giá VNĐ/USD cho năm 2023, tuy nhiên thặng dư USD có thể nằm đâu đó trong tài khoản của doanh nghiệp FDI vì có đến 74,4% tỷ trọng xuất khẩu thuộc về các doanh nghiệp này.

Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt 1.691,8 nghìn tỷ đồng, vượt 19,8% so dự toán so với số đánh giá thực hiện cả năm. Thu ngân sách Trung ương vượt 19,3%, thu ngân sách địa phương vượt 20,4%. Nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn từ đất đai, thuế thu nhập cá nhân,… Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ khoảng 53%, trong khi đó ngân sách vẫn bội chi 4% GDP.

Thời tiết năm nay…lạnh hơn!

…còn tiếp.

Theo ESKA Singapore, tổng hợp. 1/1/2023

Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam năm 2020- Bài 13: Các thương hiệu chính.

0

Shell – Thương hiệu mạnh xuyên suốt tất cả phân khúc từ tiêu dùng, thương mại và công nghiệp.

Shell vươn lên vị trí thứ 2 chỉ sau BP-Castrol ở Việt nam, với sản lượng khoảng 31 kT (ngàn tấn) và thị phần tương đương 7% năm 2020.

Shell cung cấp cho thị trường nội địa với gần như toàn bộ công suất của nhà máy 30 kT/năm được vận hành năm 2001, trị giá 11 triệu USD lúc đó.Trước đây nhà máy cũng pha chế cho một số OEMs như Honda (MCO), Hyundai (HDEO) vào năm 2019. Một số sản phẩm công nghiệp đặc biệt, mỡ, dầu động cơ Shell cũng nhập khẩu với số lượng 3.3 kT năm 2020.

Shell có sản lượng đa số trong phân khúc vận tải (MCO và HDEO), các sản phẩm này chiếm 30% và 35% tính tương đối theo thứ tự trên. Trong khi đó chỉ riêng dầu thuỷ lực đã chiếm 16%, các loại dầu công nghiệp khác và PCMO chiếm % còn lại.

Trong phân khúc MCO, Shell thách thức sự thống trị của Castrol với thế mạnh không kém về các sản phẩm cao cấp bán tổng hợp và tổng hợp toàn phần như Shell Advance 4T AX7, Scooter AX7…cùng mối quan hệ với Ducati, BMW và Honda.

Trong phân khúc vận tải thương mại, các nổ lực marketing Shell tập trung vào dòng sản phẩm Rimula cho tải nặng và các sản phẩm cao cấp Helix Ultra 0W40 đối với ô tô.

Shell chiếm 6% thị phần trong phân khúc dầu công nghiệp, trở thành nhà cung cấp hàng đầu trong dầu công nghiệp và dầu biến thế ở Việt nam (?). (Có thể Shell công bố một số hợp đồng hợp tác với một số thành viên, cty con của EVN năm 2019)

Bên cạnh mảng dầu động cơ, các sản phẩm về công nghiệp như Shell Telus và mỡ Shell Radus khá nổi tiếng tại việt nam. Shell đang thúc đẩy mảng dầu công nghiệp đặc biệt ở các địa phương xung quanh Tp HCM như Bình Dương, Long An, Đồng Nai…

Shell vẫn duy trì truyền thống với cách phân phối phụ thuộc và Npp địa phương. Tuy nhiên Shell thu hẹp lại hệ thống “ tier one” – đội 1, từ 30-40 npp của thập kỷ trước chỉ còn lại khoảng 20-30 npp.

TotalEnergies – Mở rộng hệ thống Total Moto Zone với mục đích tăng thị phần phân khúc MCO.

Tập đoàn của Pháp, TotalEnergies ( trước đây là Total) tiếp tục phát triển mở rộng thị phần tại Việt nam, có sự tăng trưởng vượt bậc sau khi mua lại hạ tầng ExxonMobil năm 2009.

Năm 2020, TotalEnergies tiêu thụ 18 kT (ngàn tấn) chiếm thị phần 4% tại Việt nam.

Sản lượng trong pha chế OEMs phân khúc Automotive và MCO của Total đã chiếm 20% lượng bán ra. Total cung cấp PCMO cho Nissan, Trường Hải Auto,Peugeot và cả Military VN.

TotalEnergies cung cấp cho thị trường qua nhà máy tại Đồng nai, có công suất mở rộng 25 kT/năm và cả nhập khẩu các sản phẩm nhu dầu động cơ, mỡ bôi trơn, dầu gia công kim loại và các sản phẩm công nghiệp khác… Ước tính nhập khẩu khoảng 3 kT, cho năm 2020.

Trong phân khúc MCO, sản phẩm Total Hi Perf 4T chiếm 70% doanh số tổng MCO tại Việt nam của Total

Cùng với việc xây dựng hệ thống phân phối trên toàn quốc, TotalEnergies cũng xây dựng nhận diện thương hiệu thông qua hệ thống Total Moto Zone để phát triển phân khúc MCO. Mô hình Total Moto Zone của TotalEnergies rất chuyên nghiệp từ khâu đầu tư, đào tạo và tư vấn sử dụng sản phẩm đến người tiêu dùng. Năm 2021, TotalEnergies đã xây dựng 110 điểm trong cả nước.

Total là thương hiệu hàng đầu trong dầu hàng hải với các sản phẩm Aurelia cho máy phát, Disola và Atlanta cho dầu máy tàu.

ESKA Singapore, 19/12/2022

Trong phần này, ESKA dịch một cách trung thực nhất theo kiến thức của ESKA trong ngành và KHÔNG chèn quan điểm cá nhân vào bài viết.

Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam năm 2020- Bài 12: Các thương hiệu chính.

0

MoTul – Vị trí “khiêm tốn” trong thị trường nhưng tập trung mạnh ở phân khúc vận tải.

Tháng 3/2009, tập đoàn của Pháp – Motul mua lại 100% công ty Vilube, một trong những thương hiệu có lịch sử trong ngành dầu nhớt ở Việt nam. Thương hiệu Vilube vẫn còn giữ cho đến ngày nay và hoạt động chung với cùng trụ sở tại Tp HCM.

Năm 2020, Motul bán ra 12 kT (ngàn tấn), kết thúc với thị phần khoảng 3%, trong đó phân khúc dầu nhớt cho vận tải chiếm 90% trong toàn bộ doanh số. Nhà máy tại Nhà Bè HCMC, có công suất 25 kT/năm chủ yếu sản xuất PCMO và MCO. Motul lấy Việt nam làm trung tâm sản xuất phân phối cho cả thị trường Châu Á bao gồm cả Nhật Bản và Úc.

Năm 2020, Motul xuất khẩu 7.3 kT tương đương 37% công suất nhà máy. Motul trang bị phòng thí nghiệm hiện đại để thực hiện R&D (nghiên cứu & phát triển) phục vụ sản phẩm cho cả Châu Á.

Các nỗ lực marketing tập trung đặc biệt vào các hợp đồng sử dụng trực tiếp đầu tư cho garage, trung tâm dịch vụ, điểm bán lẻ các sản phẩm dầu nhớt cao cấp. Tuy nhiên, Motul cũng xây dựng hệ thống với 65 nhà phân phối, chủ yếu ở khu vực phía nam.

Motul biết khai thác thế mạnh của thương hiệu Vilube trong phân khúc dầu nhớt có giá “tầm trung” với các sản phẩm “đại chúng”, đồng thời nhấn mạnh vào nhận diện quốc tế của thương hiệu Motul với dòng sản phẩm cao cấp của đội ngũ kỹ thuật có tính chuyên gia.

Tuy nhiên, có sự “lấn cấn” khi một sản phẩm nhưng mang 2 thương hiệu: Motul dầu nhớt của sứ mệnh tương lai, và Vilube nhấn mạnh vào sự kế thừa. Sản phẩm mang tính triết lý rõ ràng nhất của định hướng này là Motul – Vilube 3100 Silver đang được định giá ở “tầm trung” để mở rộng thị phần khi khoác lên mình chiếc áo Motul.

Các sản phẩm dầu động cơ cao cấp của Motul tiếp tục gặp thách thức, trong khi các sản phẩm thông dụng của Vilube như Gama, Stello, GL…trở nên sản phẩm bán ra nhiều của nhà máy.

Năm 2018, Motul kỷ niệm 165 năm với việc tung ra sản phẩm Motul 300V2 10W-50 tại Việt nam. Các sản phẩm nổi tiếng khách như 300V Factory 10W40, tổng hợp hoàn toàn rất nổi tiếng tại đây. Motul dựa vào 1 hoặc 2 sản phẩm nổi tiếng để xây dựng thương hiệu dầu nhớt “cao cấp” nhất là trong phân khúc MCO và PCMO.

Petrolimex (PLC) – Đứng đầu trong các thương hiệu nội địa, đang thúc đẩy tăng thị phần các sản phẩm thông dụng.

PLC (Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex) là công ty đại chúng (public) trong đó có sự tham gia của Petrolimex (79.07%) cho nên mọi người hay nhầm tưởng đây là công ty dầu nhớt của Petrolimex, trước đây là như vậy, nhưng bản chất PLC hiện nay là công ty liên kết của Petrolimex. Thương hiệu PLC là thương hiệu trước đây khi còn chưa cổ phần hoá, nhãn hiệu dầu nhớt trực thuộc của Petrolimex, được sử dụng cho đến ngày nay.

PLC là nhãn hiệu nội địa lớn nhất tại Việt nam, sản lượng bán ra khoảng 26 kT (ngàn tấn), năm 2020, chiếm 6% thị phần.

Giống như BP-Castrol, PLC cũng đối mặt với thách thức bị chiếm mất thị phần trong nhiều năm qua. Năm 2011, PLC chiếm 15% thị phần tại Việt nam. PLC mất một số hợp đồng quan trọng pha chế OEMs cho một số thương hiệu, kể từ khi có các nhà máy pha chế của Eneos và Idemitsu. Ngoài ra thị hiếu tiêu dùng ngày càng chuộng các thương hiệu quốc tế hay hàng nhập khẩu cũng làm bào mòn thị phần của PLC.

Tổng công suất pha chế của 2 nhà máy tại Nhà bè, HCMC và Hải Phòng của PLC là 25 kT/năm. Dường như cả 2 nhà máy đều sản xuất hết công suất. PLC cũng sản xuất thương hiệu dầu nhớt hàng hải của Total – Lubmarine và xuất khẩu, song song đó một số sản phẩm của PLC được xuất khẩu sang Lào.

PLC là đầu mối nhập khẩu lớn nguyên liệu từ Singapore, Hàn Quốc. Năm 2020, PLC nhập 23 kT nguyên liệu, giảm so với 27 kT năm 2019. PLC cũng nhập khẩu mỡ bôi trơn, dầu biến thế từ Ấn Độ.

PLC. chủ yếu tiếp cận kênh bán lẻ thông qua các trạm dịch vụ ( trạm xăng dầu) của Petrolimex hơn là các nhãn hiệu khác với các điểm sửa xe/ rửa xe độc lập. Thông qua đại diện của Petrolimex từng địa phương đảm nhận phân phối dầu nhớt, PLC không tìm kiếm các nhà phân phối dầu nhớt tại địa phương để phân phối sản phẩm như các nhãn hiệu thông thường.

Với 3,000 đại lý và hơn 2,800 trạm xăng dầu của Petrolimex, PLC cộng sinh khá thành công để dẫn đầu trong mảng dầu nhớt phục vụ cho công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng nhất là các công trình có vốn đầu tư công.

PLC vận hành nhà máy xử lý chất thải độc hại lớn nhất Việt nam bao gồm thu gom và chứa dầu nhớt thải và báo cáo trực tiếp cho Bộ TN&MT mỗi 6 tháng.

…còn tiếp.

ESKA Singapore, 19/12/2022

Trong phần này, ESKA dịch một cách trung thực nhất theo kiến thức của ESKA trong ngành và KHÔNG chèn quan điểm cá nhân vào bài viết.

Mỡ bôi trơn Lithium sẽ suy tàn…! Axel dự đoán

0

Axel là một công ty Thụy Điển điều hành các nhà máy sản xuất mỡ bôi trơn ở Thụy Điển, Hà Lan, Pháp và Hoa Kỳ. Thương hiệu rất nổi tiếng trong các nhà sản xuất mỡ bôi trơn.

Một túp mỡ lithium màu xanh lam, chịu nhiệt độ cao, sử dụng cho ô tô. ©HENADZI KlLENT ·
 

Lithium có thể mất vị trí là chất làm đặc phổ biến nhất cho mỡ dùng trong ô tô và công nghiệp vào những năm tới do cạnh tranh ngày càng tăng đối với xe điện và các giải pháp lưu trữ năng lượng mới (pin lưu trữ điện). Thêm vào đó, giá tăng cao và sự gián đoạn nguồn cung đối với các dẫn xuất dầu Castor ( dầu thầu dầu, là một triglyceride trong đó có khoảng 90% axit béo chuỗi là ricinoleates. Axit oleic  axit linoleic là những thành phần quan trọng tạo nên chất làm đặc cho mỡ) – vốn rất cần thiết cho sản xuất mỡ Lithium – cũng đang gây lo ngại cho việc sử dụng các loại mỡ này tại Hội nghị thượng đỉnh dầu gốc và dầu nhờn châu Âu ACI được tổ chức vào ngày 17 tháng 11 năm nay, theo phát biểu của đại diện Axel, Christiernsson.

Thế giới đã sản xuất ước tính khoảng 1.1 triệu tấn mỡ vào năm 2020, theo khảo sát hàng năm của Viện Mỡ bôi trơn Quốc gia Hoa kỳ (NLGI), và 72% trong số đó được làm bằng chất làm đặc gốc xà phòng phức-lithium hoặc lithium. Hầu hết các sản phẩm đó là mỡ bôi trơn đa dụng hoặc cực áp, độ cứng số 2 theo NLGI, được ứng dụng ở các bộ phận quan trọng bằng bôi trơn một cách đơn giản.

” Mỡ bôi trơn lithium thích hợp cho các ứng dụng cơ bản của ô tô và công nghiệp, giá cả phải chăng, có sẵn và chất lượng tốt đối với các ứng dụng tải nhẹ đến trung bình, tốc độ cao đến trung bình,” Giám đốc Hỗ trợ Kỹ thuật của Axel Christiernsson Dennis Eijdenber nói tại hội nghị ACI.

Thị trường mỡ toàn cầu đã phải đối mặt với viễn cảnh thiếu hụt lithium do doanh số bán xe plug-in hybrid (xe lai) tăng và những xe chỉ chạy bằng năng lượng pin (BEV), cùng với cuộc đua pin  lưu trữ năng lượng mới trong các lĩnh vực như năng lượng hạt nhân, phân phối điện hoặc công nghệ thông tin.

“Lithium là công nghệ được ưa thích cho pin hiệu suất cao. Mang lại tiềm năng công suất, điện cực cao, và khả năng chịu nhiệt rất cao”.

Theo ước tính mới nhất, pin dự kiến sẽ chiếm 95% nhu cầu lithium toàn cầu vào năm 2030.

Giả sử một sự thay đổi mạnh mẽ sang xe điện, nhu cầu toàn cầu về Lithium Carbonate dự kiến sẽ tăng với tốc độ hàng năm là 25% đến năm 2030, từ khoảng 300,000 tấn vào năm 2020 lên 3.6 triệu tấn vào năm 2030, Eijdenberg cho biết, trích dẫn dữ liệu của công ty tư vấn McKinsey & Co.

Sản xuất Lithium đã sẵn sàng cho một đợt nâng cấp lớn và dự kiến sẽ mở rộng 20% hàng năm, theo hãng khai thác MineSpans. Nhưng có thể sẽ là một thách thức để quay trở lại chi phí cung cấp thấp hơn trong tương lai gần,” Giá giao ngay Lithium Oxide ở Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ., đã tăng từ khoảng 10 USD/kg vào tháng 3/2021, lên hơn 80 USD/ kg vào tháng 11/2022.

Điều này sẽ có tác động to lớn đến lithium sử dụng như chất làm đặc xà phòng trong mỡ bôi trơn, theo Axel.

“Thế giới đã tìm kiếm về một loại mỡ bôi trơn không chứa Lithium, với tính khả dụng và giá cả có thể thúc đẩy thị trường lựa chọn thay thế”

Việc chuyển từ Lithium Hydroxit sang một Hydroxit kim loại khác là một nhiệm vụ phức tạp và các nhà pha chế phải xem xét các yêu cầu về hiệu năng của mỡ. Các chuyên gia đã xác định được một số loại chất làm đặc thay thế: Canxi khan (dạng Anhyrous), Canxi Sulfonate và Polyurea.

Canxi khan đã được sử dụng trong một số phân khúc, chẳng hạn như môi trường biển, nông nghiệp, lâm nghiệp, off-road (cơ giới) và cũng phù hợp để sử dụng trong các ứng dụng [chấp nhận được với môi trường] và thực phẩm. Chất làm đặc Canxi được đặc trưng bởi khả năng chống nước cao, lưu biến nhiệt độ thấp tốt, độ ổn định trượt cao và độ bám dính cao vào các bề mặt.

Mỡ bôi trơn được làm bằng chất làm đặc phức Canxi Sulfonate và mỡ Polyurea đều rất phù hợp cho các ứng dụng có tốc độ cao và có thể chịu được tải trọng khắc nghiệt và nhiệt độ cao, đồng thời có khả năng chống nước và bụi bẩn cao.

ESKA Singapore lược dịch,

Theo Boris Kamchev – December 6, 2022, “Axel Predicts Lithium Greases Will Wane”, tạp chí Lubes’N’greases.

Đề xuất giữ thuế bảo vệ môi trường ở mức sàn với xăng, dầu, nhớt trong năm 2023

0

Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu theo mức sàn như hiện nay để áp dụng trong năm 2023.

Theo dự thảo Nghị quyết lần 2, Bộ Tài chính đề xuất mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn áp dụng trong năm 2023 như năm 2022 theo mức sàn trong Biểu khung thuế như quy định tại Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như sau:

  • Xăng: Giảm từ 4.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít.
  • Nhiên liệu bay: Giảm từ 3.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít.
  • Dầu diesel: Giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít.
  • Dầu mazut, dầu nhờn: Giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít.
  • Mỡ nhờn: Giảm từ 2.000 đồng/kg xuống mức sàn 300 đồng/kg.
  • Dầu hỏa: Giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít.

Để đảm bảo tính kịp thời, Bộ Tài chính đề nghị nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2023.

Từ ngày 1-1-2024, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tức với xăng là 4.000 đồng/lít, nhiên liệu bay là 3.000 đồng/lít, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 2.000 đồng/lít, dầu hỏa là 1.000 đồng/lít và mỡ nhờn là 2.000 đồng/kg.

Theo KTSG online

Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam, năm 2020- Bài 11: Các thương hiệu chính

0

Idemitsu – Định vị hoàn toàn vào phân khúc tầm trung thông qua cung cấp OEMs của Nhật Bản.

Idemitsu hoạt động tại Việt nam thông qua Cty TNHH Dầu nhờn Idemitsu Vietnam, được thành lập năm 2012 tại Hải Phòng.

Năm 2020, Idemitsu ước tính bán ra khoảng 19 kT (ngàn tấn), chiếm thị phần 5%, hầu hết trong phân khúc dầu vận tải.

Idemitsu đặc biệt chú trọng vào các hợp đồng cung cấp dầu nhớt cho các công ty công nghiệp Nhật Bản và các khách hàng lắp ráp ô tô, xe máy  thương hiệu Nhật Bản tại Việt nam. Idemitsu phát triển nhanh chóng tại Việt nam nhờ sự ưa chuộng xe máy của Nhật như Honda và Yamaha của người Việt. Sản lượng cung cấp chỉ riêng cho Honda hàng năm trong khoảng 15 kT. Idemitsu cũng cung cấp OEMs cho Mitsubishi và Hino truck.

Nhà máy pha chế dầu nhớt công suất 35 kT/năm tại Hải Phòng, hoàn thành và bắt đầu sản xuất vào tháng 1/2014. Tập trung sản xuất phân khúc MCO, PCMO và dầu công nghiệp. Năm 2020, ước tính nhà máy đã sản xuất khoảng 24 kT, cung cấp thêm cho một số khách hàng OEMs trong khu vực Đông Nam Á của Nhật Bản. Idemitsu xuất khẩu khoảng 7 kT, 2020, cung cấp cho Honda, Toyata, Mitsubishi và Nissan trong ASEAN.

Thương hiệu Idemitsu được sử dụng trong phân khúc dầu vận tải, trong khi đó thương hiệu Daphne được sử dụng trong phân khúc dầu công nghiệp.

Không giống như nhiều thương hiệu nước ngoài hoạt động tại Việt nam, idemitsu không xây dựng mạng lưới phân phối và tập trung nhiều vào bán hàng trực tiếp B2B.

Idemitsu ít tập trung xây dựng thương hiệu kiểu đầu tư vào các cửa hiệu sửa/rửa xe máy, tập trung vào các điểm dịch vụ có uỷ quyền của các OEMs. Idemitsu tăng nhận diện thương hiệu/hình ảnh trực tiếp đối với người sử dụng thông qua các hình thức quảng bá trong phân khúc ô tô từng địa phương và xe máy.

Trong 5 năm qua, Idemitsu tổ chức các sự kiện chăm sóc xe máy ở các thành phố chính: Hà Nội, Hải Dương, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hoá… Năm 2020, có hơn 2,500 người tham dự “Ngày chăm sóc xe máy” tại Hà nội.

Idemitsu có 35.1% cổ phần trong Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Thanh Hoá, song song với 25.1% của PetroVietnam và Kuwait Petroleum Int’l 35.1% và Mitsui Chemicals 4.75%. Nhà máy không có phân xưởng sản xuất dầu gốc, nhưng sự hiện diện của nhà máy đưa tên tuổi Idemitsu được quản bá rộng rãi khi tham gia vào việc cung cấp xăng/dầu diesel cho thị trường Việt nam.

Idemitsu được báo cáo có dự định xây dựng thêm nhà máy pha chế dầu nhớt tại Việt nam, nhưng chưa tiến hành với khoản đầu tư này.

Mekong Lubricants – Thương hiệu nội địa “đang lên”, hiện đang sở hữu 49% cổ phần bởi SK Lubricants.

Mekong là thương hiệu nội địa độc lập, thành lập năm 1996 để cung cấp dầu nhớt cho khu vực miền Tây Nam bộ (Đồng bằng Cửu Long), là một thương hiệu nội địa tầm trung lớn nhất Việt nam.

Tháng 2/2020, SK Lubricants mua 49% cổ phần của Hoá dầu Mekong , giá trị 42.1 triệu USD. Có thể hiểu, SK cung cấp dầu gốc cho Mekong, năm 2020, ít nhất là 8,700 kT. Mekong trở thành Nhà phân phối sản phẩm SK Lubricants tại Việt nam. Ngược lại, Mekong kỳ vọng sẽ pha chế thương hiệu dầu nhớt SK tại Việt nam.

Năm 2020, Mekong bán khoảng 21 kT, chiếm thị phần 5% chủ yếu tập trung trong phân khúc vận tải tầm trung và tầm giá thấp. Mekong là thương hiệu đặc biệt được ưa thích tại các vùng nông thôn với các sản phẩm dầu MCO cho các loại xe máy cũ, và máy móc đường thuỷ cũng như nông nghiệp.

Năm 2013, Mekong khánh thành nhà máy pha chế dầu nhớt công suất 35 kT tại Long An, sau khi nhà máy tại Vĩnh Long bị giải toả di dời. Mekong cũng sản xuất mỡ bôi trơn, công suất 5 kT/năm, ngoài ra, Mekong còn tham gia thị trường dầu gốc bằng cách cung cấp lại cho các nhà máy pha chế nhỏ hơn, hạ tầng kho bãi đặt tại Vũng Tàu.

Mekong tập trung vào phân khúc công nghiệp với sản phẩm chủ đạo như Dầu hoá dẻo cao su, dầu cáp ? cũng như dầu cho động cơ diesel và hàng hải? Đặt target cung cấp cho các công ty/doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu vùng đồng bằng sông Cửu Long.

…còn tiếp

ESKA Singapore, 4/12/2022

Trong phần này, ESKA dịch một cách trung thực nhất theo kiến thức của ESKA trong ngành và KHÔNG chèn quan điểm cá nhân vào bài viết.