028 6258 8193 - 028 6258 8195

eska.hainguyen@gmail.com

201 Nguyễn Xí, P. 26, Q. Bình Thạnh, TPHCM

Trang chủ Blog Trang 12

EV Tác động nghiêm trọng đối với MWF hơn PCMO

0

Ford Motor Co. với xe bán tải chạy hoàn toàn bằng điện F-150 Lighting tại nhà máy Rouge Electric Vehicle Center ở Dearborn, Michigan. Đây là nhà máy đầu tiên của nhà sản xuất ô tô không có dây chuyền băng tải truyền thống trong sàn và thay vào đó sử dụng các phương tiện dẫn đường tự hành robot để di chuyển xe tải từ trạm này sang trạm khác tại nhà máy.

Ảnh do Ford Motor Co. cung cấp.

Tác động của điện hoá ô tô đối với ngành công nghiệp dầu nhớt được nhìn nhận nghiêm trọng, nhất là đối với các nhà sản xuất dầu nhớt gia công kim loại (MWF) theo một báo cáo mới do Hiệp hội các nhà sản xuất dầu nhớt độc lập (Independent Lubricant Manufacturers Association) nghiên cứu.

Lĩnh vực sản xuất ô tô chiếm 28% dầu gia công kim loại được sử dụng ở Bắc Mỹ, khoảng 51 triệu gallon (tương đương 180 triệu lít). Trong đó, 40% là dầu gia công, làm mát, – 30% dầu forming (định hình kiểu như dập,..), 5% bảo quản và 5% dầu xử lý (như tôi, xử lý bề mặt..).

Sản xuất một xe ô tô động cơ đốt trong (ICE) đòi hỏi dầu gia công cho vòng bi, bạc đạn, trục cam và block máy, cùng vô số bộ phận khác… Một chiếc xe điện chạy bằng pin (BEV) có khoảng một nửa số bộ phận của ICE hoặc xe hybrid. Những bộ phận này cũng ít phức tạp hơn, có nghĩa là giảm nhu cầu về dầu gia công kim loại.

Lượng tiêu thụ tất cả các loại dầu gia công kim loại trên mỗi phương tiện sản xuất dự kiến sẽ giảm 3% đối với xe hybrid và 33% đối với BEV, Gabriel Tarle, nhà phân tích cấp cao tại Kline & Co., công ty thực hiện báo cáo, cho biết. Dầu gia công, làm mát sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất và trong trường hợp đối với sản xuất xe BEV, nhu cầu có thể giảm một nửa. Sự thay đổi nhu cầu về MWF phụ thuộc vào tốc độ chuyển đổi điện hoá. Kline đã mô hình hóa ba kịch bản, với khả năng cao nhất là vào năm 2030, BEV sẽ chiếm 50% doanh số bán xe mới ở Bắc Mỹ.

Nhiều nhà sản xuất ô tô kế thừa ở Hoa Kỳ đang đầu tư hàng tỷ đô la vào BEV như Ford Motor…, tham gia cùng những người mới sản xuất BEV thuần túy như Tesla, Lucid và Rivian. Điều này cũng có thể có nghĩa là nhu cầu đối với dầu động cơ xe ô tô (PCMO) cho “first-fill” cũng giảm.

Kline dự kiến rằng nhu cầu dầu động cơ xe ô tô (PCMO) sẽ giảm 45% vào năm 2040.

ESKA Singapore, lược dịch

Theo Simon Johns – November 30, 2022. tạp chí Lubes’n’Greases

Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam, năm 2020- Bài 10: Các thương hiệu chính

0

ENEOS- Định vị vào phân khúc “vừa tầm” nhờ hỗ trợ bởi nhà máy pha chế tại Việt nam.

Eneos, trước đây là JX Nippon Oil& Energy, JXNOE, xâm nhập thị trường dầu nhớt Việt nam từ năm 1996. Năm 2010, mở văn phòng đại diện tại Tp.HCM cho đến ngày hôm nay. Tại Nhật Bản, Eneos đối diện với nhu cầu giảm ở thị trường nội địa và đặt mục tiêu đưa Việt nam là thị trường tăng trưởng chủ đạo của tập đoàn với nổ lực phát triển ngành dầu nhớt ở hải ngoại.

Tháng 12/2014, JXNOE ký kết “thoả thuận ghi nhớ” hợp tác chiến lược với Petrolimex, sau đó, tháng 4/2016 JXNOE đã mua 8% cổ phần của Petrolimex (PLX), nâng lên 11% vào giai đoạn 2020-2021 thông qua Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM.

Eneos và Petrolimex cùng nghiên cứu tiền khả thi dự án lọc hoá dầu tại Vịnh Vân Phong (Khánh Hoà) có giá trị 8 tỷ USD. Nhưng trong tổ hợp không đề cập đến nhà máy sản xuất dầu gốc.

Tháng 2/2021, Eneos ký thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với Petrolimex mở rộng hợp tác bao gồm phát triển mảng dịch vụ bảo dưỡng phương tiện vận tải tại các trạm xăng dầu của Petrolimex.

Eneos bán khoảng 9 kT (ngàn tấn) dầu nhớt tại Việt nam năm 2020, chiếm thị phần khoảng 2%, tập trung chủ yếu trong phân khúc vận tải.

Tháng 5/2014, JXNOE hoàn thành và vận hành nhà máy pha chế dầu nhớt tại KCN Đình Vũ, Hải Phòng với công suất 40 kT/năm. Dự án đầu tư khoản 40 triệu USD sản xuất dầu nhớt cả phân khúc vận tải và công nghiệp thương hiệu Eneos phục vụ thị trường Việt nam và xuất khẩu. Năng suất sản xuất dầu xe máy, ô tô  với dây chuyền đóng chai lớn nhất thế giới phục vụ cho cả các OEMs Nhật Bản tại Việt nam.

Eneos dẫn đầu là nhà cung cấp dầu nhớt cho các hãng lắp ráp ô tô và xe máy Nhật Bản như Yamaha và Suzuki ở phía Bắc Việt nam. Nhưng Eneos cũng gặp khó khăn khi cạnh tranh với một thương hiệu Nhật Bản khác là Idemitsu để cung cấp cho OEMs Nhật Bản.

Trong phân khúc công nghiệp, Eneos bị cạnh tranh trực tiếp bởi Idemitsu khi xâm nhập các nhà máy sản xuất, cơ khí, thiết bị xây dựng..đầu tư từ Nhật Bản tại Việt nam.

Tập đoàn nổ lực quảng bá thương hiệu Eneos thông qua các hoạt động đầu tư nhận biết thương hiệu tại các điểm bán hàng trực tiếp như các hiệu rửa xe, sửa xe ..cũng như quảng cáo trên phương hiện đại chúng: ti vi và các hãng taxi…

Eneos cũng có nỗ lực tài trợ các hoạt động thể thao tại Việt nam. Năm 2021, Eneos là nhà tài trợ cho CLB bóng đá Sài Gòn. (Xui là năm 2022, Saigon FC rớt hạng khỏi V League)

GS Oil- Tìm cách tăng thị phần trong phân khúc MCO và PCMO

GS Oil là thương hiệu được phát triển bởi liên doanh GS Caltex tại Hàn Quốc, hiện diện tại Việt nam từ năm 2005 thông qua thương nhân nội địa nhập khẩu lấy tên là GS Lubricants Viet Nam, đặt văn phòng tại tỉnh Đồng Nai. Công ty cũng có Vp tại HCM và Cần Thơ.

Năm 2020, ước tính GS Viet nam bán ra khoảng 8 kT, chiếm 2% thị phần. GS Viet Nam không có nhà máy tại Việt nam nên nhập khẩu 100% thành phẩm dầu nhớt và mỡ bôi trơn từ nhà máy GS Caltex’s tại Incheon, Hàn Quốc.

GS tập trung mạnh và các sản phẩm HDEO và thuỷ lực dưới thương hiệu Kixx và GS, trong đó nhãn hiệu Kixx HD, GS Hydro và GS Grease được nhiều người biết đến.

Hiện diện trong phân khúc MCO và PCMO, bị cạnh tranh mạnh, nên vẫn còn tương đối hạn chế nên GS mua lại 11.56% cổ phần của chuỗi rửa xe Vietwash, một nhánh của VI Automotive Service, có trị giá 39 tỷ Đồng. Đây là công ty “start up” với chuỗi rửa xe, thành lập năm 2014, có 51 điểm tại HCM và Đà Nẵng. VietWash và GS dự định tăng thêm khoảng 100 điểm trong vài năm tới.

Thị trường trọng điểm của GS Lubricants Vietnam tập trung ở Đồng Nai, và các vùng có các KCN với vốn đầu tư FDI nhiều từ Hàn Quốc như Bình Dương, Long An, BR-VT và Tp. HCM. GS cũng hiện diện tại miền trung và nam Việt nam.

Để tăng sự nhận diện thương hiệu, năm 2019 GS kết hợp chương trình với Grab bằng cách giảm 40% cho tài xế Grab tại Tp Hà Nội. Chương trình cũng thực hiện lại vào tháng 10/2020 tại Tp.HCM và Đà Nẵng.

GS cũng đặc biệt quan tâm đến các “khuyến nghị – approve” từ BMW, MB, VOLVO, GM, Hyundai và các hãng ô tô khác để tăng cường doanh số PCMO tại Việt nam.

Trong phân khúc vận tải thương mại, GS chú trọng bán trực tiếp cũng như làm việc với các nhà phân phối địa phương để xâm nhập phân khúc.

…còn tiếp

ESKA Singapore, 28/11/2022

Trong phần này, ESKA dịch một cách trung thực nhất theo kiến thức của ESKA trong ngành và KHÔNG chèn quan điểm cá nhân vào bài viết.

Mô tô phân khối lớn hút khách

0

Nhu cầu “chơi xe” mô tô phân khối lớn ngày càng sôi động khi nhiều hãng xe tiếp tục cung ứng nhiều mẫu mã giá mềm, thu hút khách hàng đa dạng đủ độ tuổi. 

Khảo sát trên thị trường mô tô phân khối lớn tại TP.HCM, các thương hiệu như Triumph (Anh), Harley – Davidson (Mỹ), Ducati (Ý), KTM (Áo), Husqvarna (Thụy Điển)… cũng đã hiện diện tại Việt Nam.

Các mẫu xe trong giai đoạn tháng 11-2022 đang có giá trung bình từ 78 triệu đồng/chiếc như Kawasaki SE 175 cc; Z1000 giá 500 triệu đồng/chiếc. 

Thậm chí có những mẫu có giá vài trăm triệu đồng đến tiền tỉ. Đơn cử mẫu như BMW Motorrad (Đức) S1000RR giá từ 639 triệu đồng/chiếc; Kawasaki ZX 10R, ZH2 giá 700 triệu đồng/chiếc…

Đại diện một nhà phân phối mô tô cho biết xe phân khối lớn rất đa dạng về mẫu mã, dung tích và phân khúc giá nên thu hút khách hàng từ thanh niên đến người lớn tuổi. 

Các hãng xe kỳ vọng thị trường Việt Nam sôi động trong thời gian tới khi trào lưu “chơi” mô tô ngày càng nở rộ, đặc biệt là trào lưu đi phượt.

Theo Tuổi trẻ Online.

Báo cáo thị trường Dầu nhớt Việt nam, năm 2020 – Bài 9: Các thương hiệu chính.

0

BP (Castrol BP Petco) – Người dẫn đầu thị trường, đang bảo vệ vị trí khi đối mặt với sự cạnh tranh mãnh liệt. (tiếp theo)

HDEOs là phân khúc quan trọng trong các sản phẩm dầu nhớt của Castrol BP Petco với sản lượng ước tính khoảng 40% doanh số năm 2020.

Castrol cung cấp ổn định 60% dầu nhớt cho dòng xe vận tải thương mại của ô tô Trường Hải, là hãng lắp ráp xe ô tô và tải lớn nhất Việt Nam.

Castrol CRB Turbomax, nhãn hiệu dầu vận tải thông dụng, dẫn đầu tại Việt nam

Để ngăn sự giảm sút thị phần và thúc đẩy lợi nhuận, Castrol tập trung quảng bá các sản phẩm cao cấp cho phân khúc MCO như Castrol Power 1 Ultimate 10W-30 4T/10W-30 AT và 10W-50 cho mô tô.

Castrol cung cấp cho VinFast các dòng PCMO cao cấp cho nhà máy sản xuất tại Hải Phòng, như là khẳng định tên tuổi nhãn hiệu dầu nhớt hàng đầu được sử dụng cho xe hàng đầu của Việt nam. Nhưng Castrol kỳ vọng vào chuỗi dịch vụ khắp cả nước của VinFast trong tương lai, mặc dù năm 2020 sản lượng xe bán ra của VinFast còn rất ít.

Castrol BP Petco phân phối MCO và HDEO thông qua 80-90 nhà phân phối và hơn 60,000 điểm bán lẻ chính thức, song song đó, sản phẩm của Castrol hiện diện hầu như khắp các điểm rửa xe/sửa xe trên toàn quốc.

Castrol tăng cường sự nhận diện hình ảnh thương hiệu thông qua các điểm Bike Point khắp cả nước thu hút người sử dụng sản phẩm một cách thường xuyên. BP-Castrol tiên phong trong việc đầu tư các cửa hiệu sửa xe/rửa xe những ngày đầu tiên “mở cửa” thị trường dầu nhớt Việt nam. Nhờ đó, Castrol thống trị trong phân khúc MCO tại Việt nam.

Chevron (Caltex)- Vị trí tầm trung trong thị trường, cũng cố bằng cách nâng cấp nhà máy pha chế.

Chevron là nhãn hiệu lâu đời tại Việt nam, hiện diện tại miền nam Việt nam từ năm 1924, dưới thương hiệu Caltex. Sau thời gian gián đoạn từ sau ngày đất nước bị cấm vận và “đóng cửa”, Chevron tham gia thị trường dầu nhớt trở lại từ năm 1998, cũng bắt đầu bằng thương hiệu Caltex.

Caltex được biết nhiều trong phân khúc công nghiệp và cả dầu vận tải trước đây. Năm 2020, Chevron bán được 23 kT (ngàn tấn), chiếm khoảng 5% thị phần. Chevron đầu tư nâng cấp nhà máy lên gấp 3 lần công suất năm 2017 với 45 kt/năm, tham vọng cung cấp nội địa và xuất khẩu sản phẩm đến một số nước trong khu vực.

Chevron cũng pha chế gia công cho nhãn hiệu PV OIL để đáp ứng thị trường miền Bắc.

Chevron có truyền thống “mạnh” phân phối ở phía Bắc, đặc biệt khu vực Hải Phòng và Hà nội.

Dầu vận tải Chevron tập trung trong mảng HDEO và MCO với sản lượng bán ra chiếm 90% doanh số. Sản phẩm thông dụng nhất trong HDEO là Delo 400, trong MCO với nhãn hiệu Havoline Super và Supermatic.

Chevron báo cáo có 60 nhà phân phối trên khắp Việt nam và 12,000 điểm bán lẻ có đầu tư thương hiệu, tập trung định vị cả tầm trung lẫn cao cấp.

Chevron, Caltex trước đây hoạt động mạnh trong lĩnh vực công nghiệp, kiểu bán hàng trực tiếp từ Công ty, ngoài ra Caltex cũng khá nổi tiếng trong phân khúc dầu hàng hải với nhãn hiệu Delo và Taro

…còn tiếp

ESKA Singapore, 13/11/2022

Trong phần này, ESKA dịch một cách trung thực nhất theo kiến thức của ESKA trong ngành và KHÔNG chèn quan điểm cá nhân vào bài viết.

Báo cáo thị trường Dầu nhớt Việt nam, năm 2020- Bài 8 : Các thương hiệu chính

0

AP Saigon Petro- “Chú út” tìm kiếm vị trí trong chỗ đứng thương hiệu cao cấp!

AP Saigon Petro là liên doanh được thành lập tháng 5/2008 giữa AP Holdings Singapore và Cty xăng dầu Saigon Petro, trước đây là đối tác liên doanh với Castrol. Liên doanh AP Saigon Petro thừa hưởng nhà máy pha chế dầu nhớt của Castrol tại KCN Cát lái – Tp HCM.

Công ty sản xuất mảng dầu động cơ dưới tên nhãn hiệu AP CenturSP Force, cũng như một số sản phẩn dầu thuỷ lực, dầu hộp số, dầu gia công kim loại với tên Hercules, Getoel và Quencho …

Năm 2020, AP Saigon Petro bán 3,6 kT (ngàn tấn), chiếm thị phần gần 1% tại Việt nam, gần như tập trung nhiều trong phân khúc dầu vận tải thương mại, ít hiện diện trong phân khúc MCO và PCMO. Nhà máy pha chế có công suất 25 kT/năm được vận hành dưới 20% công suất năm 2020.

Những năm gần đây, AP-SP cố giắng phát triển dòng sản phẩm dầu nhớt cao cấp để “đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng”. Tháng 12/2020, AP-SP tung ra sản phẩm MCO “bán tổng hợp-semisynthetic”, AP Super 4T Premium, và sản phẩm khác cho động cơ xăng AP Super 8888 SM.

Công ty cũng cố giắng thuyết phục mở rộng mạng lưới phân phối bằng cách ký kết hợp đồng với nhà phân phối, gara, tiệm rửa/sửa xe máy. AP Saigon Petro cho biết có 52 nhà phân phối trên khắp cả nước. Đầu năm 2017, Cty chỉ định MD Group là nhà phân phối chính thức cho 25 tỉnh và thành phố ở khu vực phía Bắc Việt nam.

AP Saigon Petro bán một ít dầu nhớt vận tải thông qua 38 cây xăng trong nội bộ và 1,000 đại lý xăng dầu có hợp đồng cung cấp xăng dầu từ Saigon Petro.

AP-SP đang tìm cách khẳng định vị trí trong số cách thương hiệu dầu nhớt cao cấp tương tự như các thương hiệu quốc tế, gần nhất là Vilube-Motul. AP-SP tăng cường sự hiện diện trong phân khúc công nghiệp bằng cách tập trung các sản phẩm như dầu dệt, dầu turbin, máy nén khí, thuỷ lực, đặc biệt tập trung trong ngành công nghiệp đánh bắt thuỷ hải sản.

Tháng 8/2019, Cty kết hợp với Grab cung cấp giảm giá chiết khấu cho các tài xế của Grab thay sản phẩm AP-AS tại các cửa hàng sửa xe có kết hợp.

BP (Castrol BP Petco) – Người dẫn đầu thị trường, đang bảo vệ vị trí khi đối mặt với sự cạnh tranh mãnh liệt.

Vị thế trong ngành.

BP khai thác thị trường dầu nhớt Việt nam thông qua liên doanh Castrol BP Petco với tỷ lệ 65:35 với Cty xăng dầu Việt nam Petrolimex. Cả 2 đối tác vừa công bố kéo dài liên doanh vào tháng 12/2021 thêm 20 năm (2022-2041)

Liên doanh bắt đầu kết thúc nhãn hiệu BP từ năm 2016, chuyển các sản phẩm hoàn toàn dưới thương hiệu Castrol, bắt đầu quá trình chuyển hiện diện các trạm dịch vụ ở thành thị đến các tiệm sửa xe ở vùng nông thôn.

Castrol BP Petco là nhãn hiệu dẫn đầu thị trường dầu nhớt Việt nam với sản lượng bán ra ước lượng khoảng 51 kT (ngàn tấn), năm 2020, chiếm 12% thị phần.

Thị phần của BP Castrol bị “ăn mòn” trong suốt thập kỷ qua từ 24% cho đến 12%, phản ánh sự cạnh tranh khốc liệt của các nhãn hiệu quốc tế kể từ năm 2014, khi EneosIdemitsu hiện diện dành phần lớn các hợp đồng OEMs từ các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô và xe máy thương hiệu Nhật Bản tại Việt nam.

BP Castrol cũng đối mặt với thách thức duy trì hệ thống phân phối trong những năm gần đây, khi một số nhà phân phối chuyển sang các nhãn hiệu khác với nhiều ưu đãi hơn.

Vị thế trong cung ứng.

Kể từ năm 2008, nhà máy công suất 50 kT tại Nhà Bè Tp.HCM đã sản xuất hết công suất. Năm 2020, nhà máy sản xuất ước tính khoảng 52 kT sản phẩm.

Năm 2016, Castrol bán lại dây chuyền sản xuất mỡ 2 kT/năm cho Cty APP, tại Hà nội, chuyển toàn bộ mỡ cung cấp cho Việt nam từ nhập khẩu.

Marketing

Sản lượng bán trong phân khúc vận tải của BP Castrol chiếm lĩnh thị trường với thị phần khoảng 16% trong vận tải. Nhãn hiệu cũng hiện diện mạnh trong phân khúc công nghiệp, chiếm 4% sản lượng bán năm 2020.

Đặc biệt hơn, năm 2020, Castrol BP cũng dẫn đầu trong phân khúc dầu MCO tại thị trường Việt nam với 47% sản lượng bán ra ngang bằng 19% lượng dầu MCO toàn thị trường Việt nam.

Castrol Power 1 4T duy trì sản lượng bán dẫn đầu trong các sản phẩm MCO, độ nhớt 10W-40.

Tuy nhiên, nổ lực marketing của Castrol năm 2020 hướng đến sản phẩm cao cấp hơn Power 1 Ultimate fully synthetic. Power 1 Ultimate 10W-50 được thay thế bởi Castrol Power 1 Racing là một trong những sản phẩm MCO cao cấp hiện diện trong các cửa hàng sửa/rửa xe máy.

…còn tiếp

ESKA Singapore, 13/11/2022

Trong phần này, ESKA dịch một cách trung thực nhất theo kiến thức của ESKA trong ngành và KHÔNG chèn quan điểm cá nhân vào bài viết.

Thị trường xe máy, mô tô tại Việt nam, doanh số tăng trưởng tốt.

0

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), trong quý III/ 2022, có tổng cộng 762.154 xe được bán ra. Trong khi đó quý II/2022 đạt 655.433 xe. Sau Quý I bùng nổ, thị trường xe máy Việt nam trong Quý II có vẻ chững lại và Quý III tăng trưởng ấn tượng.

Tính từ đầu năm cho tới hết tháng 9/2022 người Việt đã mua hơn 2,17 triệu xe máy. Tuy nhiên, đây là thống kê chưa đầy đủ vì VAMM chỉ bao gồm 5 thành viên, trong khi trên thị trường còn có các dòng xe nhập khẩu thông qua các đơn vị tư nhân, và một số nhà sản xuất nhỏ khác.

Thị trường có sức mua mạnh nhưng xuất hiện tình trạng khan hàng, xe không đủ bán. Honda thông báo thiếu nguồn cung linh kiện từ tháng 4 dẫn đến giảm sản xuất các mẫu xe bán chạy. Yamaha có thể cũng gặp tình trạng tương tự Honda dù không đưa ra bất kỳ thông báo nào.

Đáng chú ý, các mẫu xe có phân khối lớn ngày càng được ưa chuộng như Honda Winner X, Yamaha Exciter 125/150 và các mô tô nhập khẩu kiểu nhỏ…

Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam, năm 2020- Bài 7: Thị trường cạnh tranh

0

Thị phần

Trong thập kỷ qua, thị trường dầu nhớt Việt nam tăng trưởng 39% nhưng nhiều biến động. Mười nhãn hiệu hàng đầu chiếm 52% sản lượng so với trước đây họ chi phối đến 74%. Môi trường cạnh tranh ngày càng khó khăn cho tất cả các nhãn hiệu.

Có thể nói, thị trường mở đã tạo điều kiện cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước khu vực xung quanh, thêm vào đó, sự trỗi dậy của các nhãn hiệu nội địa đã chiếm một phần lớn thị trường từ sự thống trị gần như tuyệt đối của các nhãn hiệu quốc tế, nhất là trong phân khúc dầu nhớt bình dân. Sự thật chưa có một nghiên cứu bài bản nào được báo cáo về phân khúc này, nhưng thị trường vẫn tồn tại và phát triển những sản phẩm như vậy để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng có ngân sách thấp và chất lượng phù hợp mục đích sử dụng.

Castrol (vận hành dưới liên doanh Castrol BP-Petco) vẫn là người dẫn dắt thị trường với sản lượng ước tính khoảng 51 kT (ngàn tấn), năm 2020. Nhưng cũng đối mặt với sự “ăn mòn” thị phần khi tăng trưởng nội tại không theo kịp sự tăng trưởng của thị trường chung. Castrol chiếm thị phần 12% năm 2020 so với 24% năm 2011.

PLC ( Petrolimex), thương hiệu dầu nhớt nội địa đứng đầu cũng đối mặt với tình trạng tương tự Castrol-BP, thị phần giảm còn 6%, năm 2020 so với 14% từ thập kỷ trước.

Ngược lại, ShellChevron ở vị trí thứ 2 và thứ 4 vẫn giữ được vị trí ổn định tương đối trong thị phần.

Các nhãn hiệu Nhật Bản như IdemitsuEneos, tính tổng cộng giữ 7% thị phần, đa phần cung cấp OEMs cho các nhãn hiệu ô tô của Nhật Bản tại Việt nam. Hai nhãn hiệu này cũng đặt mục tiêu lấy cứ điểm ở Việt nam (nhà máy pha chế tại KCN Đình Vũ- Hải Phòng) để xuất khẩu sang thị trường khác. Idemitsu cung cấp dầu thương hiệu riêng cho Honda, Mitsubishi của MalaysiaMazda cho Trung đông. Trong khi đó, sản phẩm của Eneos Việt nam cung cấp cho SuzukiThái Lan Toyota Singapore.

Total chiếm 5% thị phần dầu nhớt Việt nam, thống trị trong mảng dầu hàng hải với ước lượng 1/3 lượng dầu hàng hải cung cấp trong nước.

SK Lubricants – Hàn Quốc, năm 2020 mua lại 49% vốn của Mekong Lubricants, là nhãn hiệu cũng chiếm 5% thị phần. Có vẻ như Mekong muốn pha chế và phân phối các sản phẩm nhãn hiệu SK trong tương lai.

Một số lớn các nhãn hiệu nội địa trước đây như Phúc Thành (Nikko), Đông Dương (IndoPetrol),..v.v, có thị phần khoảng 1% so với 8% trước đây, cho thấy sự suy thoái của một số nhãn hiệu nội địa khi không đổi mới sản phẩm để phù hợp với thị trường. Các sản phẩm thông dụng đều bị cạnh tranh gay gắt bởi các nhãn hiệu sau này, nhỏ hơn.

Có sự xuất hiện của một số nhãn hiệu nhập khẩu, trong đó đáng kể như Mobil, CPC, Sinopec,…là những nhãn hiệu có thế mạnh được khuyến nghị bởi các nhà sản xuất máy móc nước sở tại, theo vào Việt nam theo làn sóng đầu tư FDI, máy móc từ Đài Loan và Trung Quốc hay Châu Âu, Hoa Kỳ. Mobil là nhãn hiệu quốc tế được phân phối theo mô hình uỷ quyền có sự ổn định nhất định nhưng thiếu tính đột phá vì dựa trên danh tiếng trước đây và thiếu đầu tư cho thị trường.

Tuy nhiên, trong phân khúc công nghiệp, thời gian gần đây, thị trường có sự chuyển biến đáng kể với sự nổi lên của Shell, Total và Mobil…Thay vị trí của BP-Castrol của thập kỷ trước.

Song song đó, thị trường có rất nhiều các nhãn hiệu nhập khẩu khác chủ yếu từ các nước ASEAN, Trung Đông, Châu Âu…Các nhãn hiệu này có thế mạnh là linh hoạt điều hành bởi các thương nhân, có ít nhiều kinh nghiệm trong thị trường dầu nhớt sau một thời gian làm phân phối cho các nhãn hiệu quốc tế tại Việt nam, nên họ chọn lựa thế mạnh của mình trong các phân khúc như MCO, vận tải hay công nghiệp để phát triển riêng… Nguồn lực nhỏ nên các nhãn hiệu nhập khẩu đôi khi không xâm nhập hết tất cả phân khúc, sản phẩm của thị trường.

Nổi lên một số nhãn hiệu đi về “thị trường ngách” như Quaker-Houghton, Vina Bumwoo, Eska Singapore (dầu cán nguội thép), Cassida-Fuchs (mỡ thực phẩm, dầu chuyên dụng), Kluber (dầu mỡ công nghiệp)…ổn định về sản lượng do có thế mạnh về kỹ thuật.

Thị phần 48% bao gồm các hãng nội địa và dầu nhớt nhập khẩu khác, phản ánh sự nổi lên của nhiều nhãn hiệu riêng và sự xâm nhập của dầu nhớt nhập khẩu.

Hệ thống phân phối.

Một số nhãn hiệu quốc tế như Castrol, Shell đã có một hệ thống phân phối vững chắc trong suốt thập kỷ qua. Nay họ bỏ bớt các nấc trung gian của phân phối (cấp 2, cấp 3…) để tập trung từ phân phối cấp 1 đến thẳng cửa hàng dịch vụ, nhà máy tiêu thụ…

Thay vì trông cậy vào việc “bán sỉ” của nhà phân phối, các công ty xây dựng các điểm cung cấp sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật đồng thời tăng sự hiện diện hình ảnh trên thị trường, như mô hình Total Moto Zone là điển hình.

Kênh phân phối trong phân khúc PCMO, MCO ở Việt nam dựa vào các “tiệm/trung tâm” sửa-rửa xe gắn máy/ ô tô, Các trung tâm dịch vụ được uỷ quyền. Trong kênh bán lẻ này, tiệm/trung tâm rửa/sửa xe hay dịch vụ thay nhớt nhanh chiếm đến 45% lượng nhớt tiêu thụ ở Việt nam.

Trong đó, 30% lượng nhớt tiêu thụ phụ thuộc vào các tiệm/gara sửa/rửa xe gắn máy, ô tô cá nhân (độc lập). Chỉ có 3% dầu nhớt được tiêu thụ tại các trạm dịch vụ như cây xăng. Đáng kể nhất, Petrolimex với 14,000 trạm cung cấp xăng dầu, tiêu thụ một lượng lớn dầu nhớt trong phân khúc vận tải và xây dựng tại cac trạm dịch vụ này.

Hiện nay, trừ một số nhãn hiệu quốc tế có hệ thống phân phối vững chắc và trung thành với nhãn hiệu, đa phần, các nhà phân phối nhỏ hơn đều có nhãn hiệu riêng trong phân khúc với giá bình dân. Các nhãn hiệu riêng sản xuất một số mặt hàng thông dụng, ít đòi hỏi đến yếu tố kỷ thuật, cho nên gần như tất cả các nhà máy sản xuất nhỏ đều tận dụng và cạnh tranh trong phân khúc này. Đôi khi sản xuất theo yêu cầu của khách hàng cũng có thể đánh mất chính bản sắc của thương hiệu mình. Về phía chủ thương hiệu có thể không kiểm soát được chất lượng sản phẩm của mình do nhà máy sản xuất, nhất là khi nguyên liệu dầu gốc và phụ gia biến động mạnh.

Sự tồn tại của một nhãn hiệu dầu nhớt phụ thuộc rất lớn vào hệ thống phân phối, không phải nhãn hiệu nào cũng có thể xây dựng được và đòi hỏi sự ổn định trong thời gian dài. Tại Việt nam, vấn đề lớn nhất trong kinh doanh hiện nay là các công trình, dự án phụ thuộc rất lớn vào vốn giải ngân, quyết toán từ nhà nước hay vốn vay từ ngân hàng… Sự chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp lẫn nhau có nguồn gốc từ sự chậm trễ từ việc thanh toán cho các dự án từ phía nhà nước…ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trong đó có hệ thống phân phối dầu nhớt, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ.

…còn tiếp.

Theo ESKA Singapore, 6/11/2022

Bài viết được thực hiện bởi ESKA Singapore, dựa trên tài liệu nghiên cứu của nước ngoài. Eska Singapore cố gắng diễn giải và cung cấp thông tin một cách trung thực nhất có thể, tuy nhiên, không thể không chèn vào ý kiến/quan điểm/nhận định cá nhân ở phần in nghiên. Người đọc nên lựa chọn số liệu được trích dẫn ở bài viết và Eska Singapore không chịu trách nhiệm về các ý kiến cũng như số liệu trên.

Eneos đóng cửa nhà máy dầu gốc nhóm I

0

Eneos đã đóng cửa nhà máy dầu gốc API Group I tại nhà máy lọc dầu Negishi gần Tokyo trong tháng 10, một phần của quyết định đóng cửa vĩnh viễn hầu hết các khu phức hợp lọc dầu tại đây. © Karolis Kavolelis / Shutterstock.com

Mặc dù ngày đóng cửa chính xác không được tiết lộ, nhưng nhà máy lọc dầu đã ngưng một số hoạt động tại nhà máy từ ngày 7 tháng 10.

Eneos, công ty năng lượng lớn nhất Nhật Bản, đã thông báo vào năm ngoái rằng họ sẽ đóng cửa nhà máy lọc dầu Negishi vào tháng 10 năm nay như một phần của kế hoạch nhằm giảm công suất lọc dầu phù hợp với nhu cầu nhiên liệu ô tô và dầu nhớt thành phẩm đang giảm dần của Nhật Bản.

Công suất của nhà máy dầu gốc Negishi là 229.000 tấn mỗi năm. Eneos tiếp tục có kế hoạch đóng cửa nhà máy lọc dầu khác ở thành phố Arida, tỉnh Wakayama – bao gồm cả nhà máy sản xuất dầu gốc Nhóm I có công suất 336.000 tấn/năm – vào tháng 10 năm sau.

Việc đóng cửa các nhà máy này sẽ làm giảm một nửa cơ sở cung cấp dầu gốc của Eneos, và Eneos sẽ trở thành nhà sản xuất dầu gốc lớn thứ hai của Nhật Bản sau Idemitsu Kosan.

Sau khi nhà máy lọc dầu ở Arida đóng cửa, Eneos sẽ có ba nhà máy dầu gốc: hai nhà máy ở Mizushima với tổng công suất 411.000 tấn/năm; và một nhà máy dầu gốc thuộc sở hữu của Wakayama Petroleum Refining Co. Ltd., một công ty con của Eneos, ở Kainan, với công suất 177.000 tấn / năm.

Eska Singapore, lược dịch từ Tạp chí Lube’n’greases, 28 Nov. Lam Lye Ching.

Báo cáo thị trường Dầu nhớt Việt nam, năm 2020- Bài 6: Nhu cầu tiêu thụ: phân khúc

0

Trong suốt thập niên từ 2000-2019, thị trường dầu nhớt Việt nam ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 6% hàng năm, là thị trường lớn thứ 3 trong khu vực Đông nam Á và chỉ thua sau IndonesiaThái Lan.

Nhu cầu tăng trưởng đều đặn được phản ánh qua lượng dầu nhớt sản xuất nội địa và thành phẩm nhập khẩu, trong đó, nhập khẩu có mức tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên nhu cầu thị trường tập trung cao trong phân khúc dầu nhớt “bình dân” và phân khúc này “nở rộ” bởi nhiều nhãn hiệu riêng.

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sự suy thoái kinh tế của tất cả các quốc gia, nhưng có vẻ như Việt nam vẫn giữ được sự cân bằng trong “phong toả” và “mở cửa” trong gia đoạn đầu năm 2020, nền kinh tế vẫn tăng trưởng dương (+) và nhưng lượng dầu nhớt tiêu thụ vẫn giảm 3,9%, đạt 426 kT (ngàn tấn), trong đó, suy giảm đáng kể trong phân khúc dầu nhớt vận tải.

Dầu nhớt vận tải, kể cả xe máy, luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong lượng tiêu thụ dầu nhớt tại Việt nam với 72% trên tổng tiêu thụ. Và đây cũng là phân khúc mà sản phẩm bị làm giả mạo các nhãn hiệu quốc tế nhiều nhất.

Dầu nhớt vận tải

Nhu cầu tiêu thụ dầu nhớt vận tải năm 2020, giảm 4,6% so với năm trước, đạt 306 kT, chiếm 72% tổng tiêu thụ dầu nhớt nội địa (không kể nhớt hàng hải). Trước đại dịch, phân khúc vận tải có mức tăng trưởng đều đặn hàng năm 3,9% trong suốt cả thập kỷ.

Trong thời gian dài, Việt nam vẫn là đất nước “đang phát triển”, nền kinh tế vẫn còn nhỏ bé với GDP dưới 200 Tỷ USD, cho nên mức tăng trưởng hàng năm GDP ngoạn mục trên 7%/năm. Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, vận chuyển hàng hoá và tăng phương tiện vận chuyển cá nhân đã thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ dầu nhớt trong phân khúc vận tải. Tuy nhiên, Việt nam cũng đối mặt với nhiều thách thức khi tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng chi phí vận hành doanh nghiệp, logistic và thuế…cao. Đầu tư về hạ tầng nhưng thiếu vốn nên các dự án công luôn luôn chậm trễ gây nhiều hệ luỵ về ngân sách phát sinh, và kết nối hạ tầng không đồng bộ.

Việt nam, cũng kêu gọi tư nhân hoá các dự án xây dựng và nâng cấp hạ tầng với các hình thức BOT, PPP…Đây là các hình thức làm chảy máu tài sản nhà nước vào một số ít công ty tư nhân “thân hữu” cũng là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, hối lộ …sinh sôi, đồng thời làm tăng chi phí vận tải hàng hoá…

Dầu nhớt xe máy là phân khúc chiếm tỷ trọng cao nhất trong phân khúc dầu nhớt vận tải tại Việt nam với 40%, theo sau là HDEO với 30%. PCMO chiếm 9%, một phần do tỷ lệ ô tô sở hữu trong người dân còn thấp. Nghiên cứu phản ánh dầu cho máy móc công trình chiếm 3%.

Việt nam vẫn là một nước nông nghiệp, là vựa lúa của cả thế giới. Năm 2020, diện tích trồng lúa khoảng 7,28 triệu hecta (ha), nhưng trung bình hàng năm, Việt nam thu hẹp diện tích trồng lúa khoảng 59 ngàn ha vì nhiều lý do…Dầu nhớt tiêu thụ cho nông nghiệp trong khoảng 10 năm trở lại đây sôi động đáng kể từ khi các hãng máy móc nông nghiệp như Kubota, Yanmar, John Deer…xâm nhập và “dạy” cho nông dân cơ giới hoá đồng ruộng. Sản lượng tiêu thụ dầu nhớt nông nghiệp có thể tương đương với lượng dầu nhớt cho máy móc công trình cơ giới như xây dựng hạ tầng, thủy điện, …Một số nhãn hiệu dầu nhớt OEMs như Kubota, Yanmar…phát triển mảng dịch vụ tại Việt nam được nông dân tin dùng trong thời gian đầu, nhưng sau đó vì giá cao, người tiêu dùng tìm đến những nhãn hiệu dầu nhớt có sản xuất Dầu nhớt nông nghiệp như BP Castrol, hay Fuchs, Eska,…

Dầu nhớt công nghiệp

Năm 2020, dầu nhớt sử dụng trong công nghiệp giảm 12% so với năm trước vì nhiều nhà máy và khu vực bị phong toả do dịch Covid-19. Lượng tiêu thụ đạt 118 kT. Trước đại dịch, mức tăng trưởng trung bình hàng năm giao động mức 6,5% kể từ 2001-2019.

Việt nam thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực công nghiệp nên máy móc, thiết bị được đầu tư theo làn sóng dịch chuyển từ một số quốc gia hiện đại. Dầu nhớt công nghiệp cũng được sử dụng với chất lượng đầu tư về kỹ thuật cao theo “khuyến nghị” của nhà sản xuất. Đây là lợi thế của một số nhãn hiệu dầu nhớt quốc tế như Shell, Total,…Một số nhãn hiệu quốc tế khác cũng mở VPĐD để cung cấp dầu nhớt thông qua các thương nhân nhập khẩu như Sinopec, Fuchs,…

Ngành xây dựng là một trong những ngành nghề chủ chốt, năm 2020, xây dựng tăng trưởng 6,8%, là mức thấp so với 9,6% so với trung bình của 5 năm trước đó. Dầu nhớt vận tải trong xây dựng và các nhà máy xi măng vẫn chiếm 15% trong tổng số dầu động cơ HDEO và các loại dầu nhớt phục vụ trong công nghiệp.

Tháng 3, 2021, chính phủ tuyên bố dành 120 tỷ USD đầu tư cho các dự án công về hạ tầng trong giai đoạn 2021-2025, tương đương 1/3 GDP năm 2020. Nhưng tại Việt nam, giai đoạn công bố ngân sách luôn luôn là liều thuốc “an thần” tạo hứng khởi trong cộng đồng doanh nghiệp, sau đó giai đoạn, thực thi các dự án lại là liều thuốc “ru ngủ” người dân. Vần đề của Việt nam là năng lực thực hiện và năng lực nhận trách nhiệm, các dự án luôn kéo dài vì vấn đề lập lại: giải phóng mặt bằng, tính khả thi, năng lực thực hiện…và vốn được giải ngân.

Thực chất kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 thấp hơn nhiều so với số báo cáo (94,94%), theo kết quả giám sát của cơ quan chuyên trách của Quốc hội. Với 21 bộ và 05 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 70% kế hoạch, trong đó có 05 bộ có tỷ lệ giải ngân dưới 20% kế hoạch…” ( Theo Cafef)

Công nghiệp khai khoáng, mỏ, trước đây luôn luôn đóng góp tỷ trọng lớn trong GDP của Việt nam, nhưng lại giảm -27%, năm 2020. Hàm lượng xuất khẩu dầu thô, than đá của Việt nam ngày càng giảm do trữ lượng đã đến mức cạn kiệt.

Việt nam, từ một nước xuất khẩu thuần than đá, nay phải nhập khẩu than đá từ Úc, Indonesia và cả Trung Quốc để phục vụ cho các tổ hợp nhà máy điện than (nhiệt điện) theo công nghệ Trung Quốc.

Ngành công nghiệp lớn thứ 3 của Việt nam là điện tử, máy móc thiết bị, tăng trưởng 12%, đóng góp cho lĩnh vực công nghiệp 20%. Đây là lĩnh vực mang nhiều ngoại tệ (USD) cho Việt nam nhất thông qua xuất khẩu của Samsung, Apple…nhưng cũng là ngành nghề có “giá trị gia tăng” thấp vì hàm lượng sản xuất tại Việt nam thấp, gần như gia công lắp ráp là chủ yếu.

Việt nam dần trở nên là công xưởng sản xuất của thế giới như Trung quốc trước đây. Khác với Trung Quốc họ có thể “liên doanh” và “bắt chước”, dần dần có thể tự sản xuất và phát triển công nghệ…Việt nam thuần gia công lắp ráp vì có nguồn tài nguyên “con người” được trả lương thấp. Chính phủ Việt nam khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài FDI, nhưng thiếu đánh giá những ngành nghề tác động nhiều đến môi trường, tài nguyên và an sinh xã hội nên có sự xung đột về lợi ích giữa doanh nghiệp-nhà nước và người dân. Trong đó, thu nhập của người dân vẫn ở mức “sống và tồn tại” trong cả một thời gian dài, nên không có sự tích luỹ …

….còn tiếp

Theo ESKA Singapore, 23/10/2022

Bài viết được thực hiện bởi ESKA Singapore, dựa trên tài liệu nghiên cứu của nước ngoài. Eska Singapore cố gắng diễn giải và cung cấp thông tin một cách trung thực nhất có thể, tuy nhiên, không thể không chèn vào ý kiến/quan điểm/nhận định cá nhân ở phần in nghiên. Người đọc nên lựa chọn số liệu được trích dẫn ở bài viết và Eska Singapore không chịu trách nhiệm về các ý kiến cũng như số liệu trên.

Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam, năm 2020 – Bài 4: Nguyên liệu, chính sách thuế, sản xuất và môi trường.

0
Dầu gốc, phụ gia, môi trường.

Việt nam không có nhà máy sản xuất dầu gốc, cho nên, dầu gốc được nhập khẩu 100%. Không kể đến các “nhà máy nấu dầu tái chế” trước đây mọc lên như nấm khu vực “cánh đồng chết” Lê Minh Xuân, hay vùng Củ Chi, Tp. HCM. Sau này, các xưởng này hoạt động ở vùng xa hơn tận Tây Ninh, hay Châu Đức thuộc BR-VT.

Khi giá dầu gốc tăng cao, nguồn cung hạn chế, trong khi đó, Việt nam không có nhà máy sản xuất dầu gốc từ nguồn dầu nhớt đã sử dụng, thì việc “nấu nhớt” để pha chế nhớt giá rẻ là phản ánh quy luật biện chứng về cung – cầu. Thật ra, trước đây có dự án của công ty Vietnam Oil sản xuất dầu gốc Nhóm 2 từ dầu nhớt đã sử dụng tại KCN Hiệp Phước -Tp.HCM. Nhưng có vẻ đây là dự án “không hợp thời” hay không đúng thời điểm, hay không tìm được nguồn vốn, hay không giải quyết được vấn đề thu gom nhớt thải? Eska đã phân tích dự án này cách đây khoảng 8 năm về trước trên trang.

Bộ KH-CN-MT Việt nam đã ban hành quy định về phân loại dầu nhớt thải là chất thải độc hại, phải thu gom và xử lý đúng quy định, năm 2016. Theo đó, nhà sản xuất hay nhập khẩu dầu nhớt phải theo dõi và thu hồi sản phẩm đã sử dụng để xử lý. Việt nam, cũng giống như các nước châu Á khác vẫn thiếu nhà máy xử lý dầu nhớt đã sử dụng thành nguyên liệu dầu gốc hay có mục đích khác phù hợp với lợi ích kinh tế và môi trường. Cho đến hiện nay, dầu nhớt đã sử dụng một phần được “nấu” thành nguyên liệu của dầu nhớt với kỹ thuật lạc hậu, chắc chắn, không đảm bảo sử dụng được, nhiều khi cũng sản xuất thành các sản phẩm của thương hiệu dầu nhớt nổi tiếng tại Việt nam. Ngoài ra, dầu nhớt đã sử dụng được thu gom “không hợp pháp” trộn vào dầu đốt (fuel oil) trong ngành gốm sứ, xi măng, lò gạch…

Các nhà máy lọc dầu lớn của Việt nam như Dung Quất (BSR) hay Nghi Sơn chỉ định hướng nhiên liệu (xăng, dầu), không có phân xưởng sản xuất dầu gốc. Một số “nhà máy” nhỏ hơn ở phía Nam thuộc PetroVietnam, Saigon Petro, Nam Viet Oil…cũng không sản xuất dầu gốc, mà chủ yếu pha trộn xăng/condensate có RON thấp thành cao là chính. Không có thông tin hay dấu hiệu nào từ các tổ hợp hoá dầu lớn sắp hình thành như Long Sơn (BRVT) hay Vũng Rô (Khánh Hoà) có nhà máy sản xuất dầu gốc mới “virgin” tại đây.

Tương tự dầu gốc, phụ gia để pha chế dầu nhớt cũng nhập khẩu 100% thông qua các công ty thương mại đại diện.

Năm 2016, Việt nam áp dụng thuế suất ưu đãi nhập khẩu (0%) đối với dầu gốc, dầu nhớt thành phẩm và mỡ từ các nước ASEAN. Theo hiệp định thương mại giữa ASEAN-Trung quốc, dầu gốc nhập khẩu từ Trung quốc có thuế nhập khẩu 8%. Dầu gốc nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản cũng có thuế 0% theo các hiệp định giữa ASEAN-Korea (AKFTA) và Việt nam – Nhật Bản (VJEPA). Dầu gốc nhập khẩu từ các nước không có hiệp định thương mại song phương hay đa phương (FTA, BTA) thì có thuế nhập khẩu 5%.

Việt nam giữ mức thuế Giá trị gia tăng (VAT) 10% trên sản phẩm dầu nhớt hay nguyên liệu. Thuế Bảo vệ Môi trường (BVMT) 2.000 Đồng/Lít/Kg.

Sản xuất.

Cho đến năm 2020, Việt nam có 18 nhà máy sản xuất pha chế dầu nhớt chính, không kể một số “xưởng” pha chế nhỏ. Tổng công suất sản xuất đáp ứng xấp xỉ 540 Kt/năm (ngàn tấn). Hầu hết các nhà máy lớn tập trung gần cảng chính như Hải phòng hay địa phương xung quanh Tp.HCM.

Các nhà máy này sản xuất tổng cộng 306 Kt, năm 2020, chiếm 57% tổng công suất. Tỷ lệ khả dụng cao hơn trung bình trên đối với các nhà máy thương hiệu quốc tế, với công suất gần 84% năm 2018, trong khi đó nhà máy thương hiệu nội địa chỉ sản xuất 30-50% công suất.

Castrol BP Petco’s với công suất 50 Kt/năm ở Nhà Bè, Tp.HCM là nhà máy pha chế dầu nhớt lớn nhất Việt nam. Năm 2016, BP bán dây chuyền sản xuất mỡ 2 Kt/năm cho APP, tại Hà Nội, tập trung kinh doanh mỡ từ nguồn nhập khẩu.

Chevron Caltex vận hành nhà máy pha chế tại Hải Phòng, vùng Đông Bắc của Việt nam, từ công suất ban đầu được thiết kế là 15 Kt/năm, sau 3 giai đoạn nâng cấp có công suất tổng cộng 45 kT/năm. Chevron, ngoài sản xuất cung cấp cho thị trường nội địa còn xuất khẩu sang các nước láng giềng và cũng pha chế gia công cho nhãn hiệu khác.

Ở Hải Phòng, Idemitsu có nhà máy công suất 35 Kt/năm, vận hành vào tháng 1/2014. Trong khi đó Eneos (JXTG Nippon Oil & Energy) cũng có nhà máy 40 Kt/năm cùng KCN Đình Vũ. Hai nhà máy này định hướng nằm gần các nhà máy OEMs ô tô lớn của Nhật Bản nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng.

Shell là một trong những nhà máy dầu nhớt có mặt tại Việt nam đầu tiên với công suất 30 Kt/năm, từ 2001 tại Đồng Nai.

Total mua lại nhà máy của ExxonMobil 15 Kt/năm, và hạ tầng phân phối năm 2009. Sau đó, năm 2013, công suất nhà máy nâng lên thành 25 Kt/năm.

Maxihub Co. Là liên doanh giữa Excel Chemical Corp. Và Uni-Shine Chemical Corp với “ông lớn” Đài Loan CPC nắm 40%, hình thành năm 2015 và đến năm 2021 đã vận hành nhà máy tại KCN Ông Kèo, Đồng Nai.

 Theo “thông báo” thì đến quý 3/2021 đã hoàn thành dự án, với 2 thương hiệu Kuo-Kuang (Quốc Quang) và Mirage tập trung sản phẩm cho công nghiệp, PCMO, HDEO cũng như dung môi. Nhưng hiện tại (2022) thì nhãn hiệu này vẫn chưa xuất hiện tại thị trường phổ biến…

SHL, thuộc Samhwa, Hàn Quốc, năm 2017 công bố nhà máy 6 Kt/năm tại BR-VT. Oil-Korea công bố nhà máy 10 Kt/năm tại KCN Long Hậu, Tp.HCM.

Các nhãn hiệu từ Đài Loan, Hàn Quốc ban đầu xâm nhập trong cộng đồng các công ty đầu tư từ nước này. Sau đó, họ nhận thấy tiềm năng thị trường Việt nam và sự tin tưởng từ nguồn nguyên liệu nước họ nên thành lập nhiều nhãn hiệu gợi đến xuất xứ từ đây, nhưng sản xuất tại Việt nam. Cũng có nhãn hiệu tập trung chuyên về mảng công nghiệp như VinaBumhwoo, cũng có nhãn hiệu muốn xâm nhập thị trường dầu vận tải như SHL.. Sự đầu tư đa phần do cá nhân là chủ yếu.

Tổng công suất của PLC (có dính dáng đến Petrolimex trước đây) là 50 Kt/năm bao gồm nhà máy tại Nhà Bè-Tp.HCM, và Hải Phòng.

Năm 2020, SK Lubricant mua lại 49% cổ phần của Mekong với nhà máy 35 Kt/năm tại Long An. Theo Mekong dần dần sẽ sản xuất dầu nhớt SK (Hàn Quốc) tại nhà máy để tăng thị phần tại Việt nam, nhưng, hiện tại dầu nhớt từ SK vẫn sản xuất tại Hàn Quốc, nhập khẩu vào Việt nam thông qua một số thương nhân

Việc công bố thông tin mua/bán, sát nhập liên quan đến các tập đoàn thương hiệu lớn từ nước ngoài có lẽ phục vụ cho mục đích nào đó?

“Nếu chiều nay lỡ hẹn không về,

Thì xuân năm nay, xuân sẽ buồn

Sẽ buồn hơn mấy cuội mai già…”

Tháng 10, gió đổi mùa! Sài gòn se lạnh buổi sáng sớm.

Gió mùa tây nam ngưng thổi, mưa thuận gió hoà qua đi, chuẩn bị là mùa bão lũ với gió phơn từ biển thổi vào vùng duyên hải miền Trung và Nam bộ. Mùa gió chướng!

 Nắng vàng hanh hao đầu ngày ở phương Nam thì y rằng cái rét đầu đông đã rón rén đến phương Bắc. Cả Tây Nguyên vàng rực, hoa quỳ thức giấc…!

…còn tiếp

Theo ESKA Singapore, 16/10/2022

 Bài viết được thực hiện bởi ESKA Singapore, dựa trên tài liệu nghiên cứu của nước ngoài. Eska Singapore cố gắng diễn giải và cung cấp thông tin một cách trung thực nhất có thể, tuy nhiên, không thể không chèn vào ý kiến/quan điểm/nhận định cá nhân ở phần in nghiên. Người đọc nên lựa chọn số liệu được trích dẫn ở bài viết và Eska Singapore không chịu trách nhiệm về các ý kiến cũng như số liệu trên.