028 6258 8193 - 028 6258 8195

eska.hainguyen@gmail.com

201 Nguyễn Xí, P. 26, Q. Bình Thạnh, TPHCM

Trang chủ Blog Trang 20

Giá xăng dầu từ tháng 6/2020 vs Giá dầu nhớt hiện tại ?

0

Sau đợt không điều chỉnh tăng giá Xăng, Dầu ngày 10/2 để “nhân dân” được ăn Tết “phấn khởi” (chi quỹ bình ổn)  , ngày 25/2/2021, Việt nam tăng giá mạnh các mặt hàng xăng dầu.

Trong 18 đợt điều hành tăng/giảm giá xăng dầu kể từ 12/6/2020 cho đến 25/2/2021, có đến 14 đợt tăng giá và 4 đợt giảm giá mặt hàng này. Cho đến nay, giá Xăng tăng 27% và Dầu Diesel tăng 20%.

Thị trường giá dầu nhớt tại Việt nam có sự điều chỉnh, bắt đầu từ tháng 12/2020 cho đến hết tháng 3/2021 với 1,2 đợt tăng giá tùy theo Hãng. Tính bình quân mức tăng khoảng 15%.

Vậy mức giá này có hợp lý? Theo ESKA mức tăng khoảng 25% là hợp lý vì mặt hàng xăng dầu có “méo mó” giá do Quỹ bình ổn! Nhưng dầu nhớt là thị trường mở, tự do cạnh tranh. Vậy tăng thấp, margin các hãng sản xuất dần teo tóp lại? Đó là điều chắc chắn!

Theo ESKA Singapore

Ngành công nghiệp Dầu nhớt Việt nam: năm Covid-19 lần thứ nhất (P5): Tổng kết dầu nhớt vận tải (Automotive Oil)

0

Ngành vận tải chiếm lượng tiêu thụ dầu nhớt ước tính khoảng 74% thị phần dầu nhớt tại Việt Nam, trong tổng số 390 ngàn tấn tiêu thụ, với tốc độ tăng trưởng trong vòng 5 năm trở lại đây tỷ lệ tăng trưởng kép CAGR (Compound Annual Growth Rate) trung bình khoảng 3.5%, trước năm 2020. Đây là tỷ trọng thông thường đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt nam.

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 chậm lại (2.91%) so với giai đoạn trước đây trung bình trên 6.5% ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng tưởng ngành dầu nhớt, bắt đầu chu kỳ từ năm 2020 cho đến sau này.

Việt nam đẩy mạnh các dự án đầu tư công trong xây dựng, hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng, chế biến… Song song đó, Việt nam cũng có các chính sách về hỗ trợ các lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô, linh kiện,… trong ưu đãi về thuế quan; cùng với các chính sách khác hỗ trợ doanh nghiệp duy trì nền sản xuất nội địa và xuất khẩu. Các chính sách này tuy còn ít nhưng phần nào cho thấy muốn duy trì được nền kinh tế tăng trưởng dương (+) thì chính phủ cần có sự quan tâm đến bối cảnh kinh tế và xã hội bị tác động suy thoái khủng khiếp do đại dịch Covid-19 gây ra trên toàn thế giới, cụ thể là tại Việt nam.

Có thể ca ngợi cách chống dịch Covid-19 của Việt nam hiệu quả và ít chi phí cũng như mất mát, tuy nhiên, cũng có những tổn thất về kinh tế nhất định ảnh hưởng sâu nặng đến từng doanh nghiệp và từng người dân lao động (trừ người lĩnh lương nhà nước), nhất là bắt đầu Quý 2/2020 cho đến hết Quý 3/2020. Ảnh hưởng nặng nhất là đối với ngành vận tải và du lịch.

Phân khúc vận tải nặng ảnh hưởng nhiều qua tác động của các đợt giãn cách xã hội trong năm, nhất là hoạt động vận chuyển hành khách đường bộ, đường thủy (ESKA không quan tâm đến đường hàng không và đường sắt). Như đã đề cập, lượng hàng hóa nội địa, hành khách trong năm 2020 giảm 20%; mặc dù vận chuyển quốc tế có tăng trưởng đáng kể qua các cảng biển, nhưng không thể bù đắp lượng suy giảm vận chuyển đường bộ nội địa và quốc tế (Trung quốc, ASEAN).

Các sắc luật của Việt nam ký kết với các quốc gia có vùng biển chồng lấn như Malaysia, Indonesia,..và việc bị gắn “thẻ vàng” về nguồn gốc thủy hải sản khai thác của Châu Âu (EC) đối với  Việt nam đã ảnh hưởng đến lượng tàu đánh bắt xa bờ dọc các vùng duyên hải. Số lượng tàu khai thác thủy hải sản tại các vùng biển phía nam giáp ranh trước đây tập trung từ Bình Định cho đến Kiên Giang, nay phải tuân thủ bắt buộc theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động. Trong năm qua, Việt nam đã mạnh tay trong xử lý vi phạm này cùng với các quốc gia láng giềng như Malaysia và Indonesia: bắt, thiêu hủy tàu, phạt tiền tàu không có đinh vị, v.v.. Lượng dầu nhớt phục vụ cho ngành đánh bắt giảm đáng kể khi khu vực phía nam từ BR-VT cho đến Kiên Giang lượng tàu đánh bắt hiệu quả giảm khoảng 60%, trong đó chỉ còn khoảng 30% là hoạt động thường xuyên…

Thêm vào đó, lượng “tàu lạ” đàn áp khu vực vùng biển Đông với ngư trường lớn Hoàng Sa, Trường Sa cùng với các đợt “cấm biển” của Trung quốc làm ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt của các đội tàu thuộc Vịnh Bắc Bộ kéo dài xuống tận Bình Định – Phú Yên. Đội tàu Việt nam khai thác vùng biển này cũng giảm đáng kể, nhất là khu vực Quảng Ngãi, Bình Định.

Biển Việt nam bây giờ không còn là biển bạc. Biển vẫn là những con sóng ấy nối đuôi nhau…”bạc đầu”. Biển vắng những đàn cá trích, cá mòi, cá chuồn…phóng rào rào, giật mình khi con tàu lướt ra khơi như trước đây. Mùa gió chướng, giàn lưới giã cào bị sóng vỗ ngang, “chiếc đực” rú ga cuộn khói, chồm lên…Tâm lẩm bẩm:”Bảy cặp ghe giờ còn cặp này chiến nhất mà biển giã như vậy thì chắc ra Hòn trốn quá…!” Tâm mất 2 cặp ở Mã lai, bán 3 cặp vì ngân hàng không cho đáo hạn, giờ an phận với cặp ghe để cào…nát Vịnh Thái lan. Hai vợ chồng mới chia tay, chia đôi luôn 2 cặp ghe còn lại…

Thị trường tiềm năng để phát triển ngành ô tô

Theo quan sát của ESKA, tất cả những quốc gia trên thế giới trở thành nước công nghiệp phát triển đều có ngành công nghiệp ô tô phát triển và ngược lại. Tuy nhiên, các quốc gia phát triển không nhất thiết cần nền công nghiệp ô tô phát triển. Việt nam đều không nằm trong 2 trường hợp đó. Việt nam là đất nước đang phát triển cho nên tất cả đi lên bằng bước khởi đầu… sơ khai. Thế nhưng bước khởi đầu của Việt nam hoạch định cho ngành công nghiệp ô tô đã có cách đây 20 năm với rất nhiều chính sách …thay đổi. Cuối cùng, cho đến bây giờ Việt nam vẫn là một nước có nền công nghiệp ô tô mới…khởi đầu.

Điều an ủi cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp ô tô và dầu nhớt phục vụ cho ngành là dung lượng thị trường cho phát triển ô tô còn tiềm năng lớn. Với bình quân 23 xe/ 1.000 dân thì với dân số trên 100 triệu, và mức sống người dân ngày một nâng cao  thì thị trường ô tô vẫn hấp dẫn. Nhưng, vẫn còn nhiều rào cản… Đó là lượng xe máy khổng lồ níu “bánh” ô tô, không thể hoạch định phát triển ô tô được với lượng xe máy chiếm gần như 70% đường phố nội thị, trong khi hạ tầng không thể phát triển thêm do nhiều…nhiều lý do! Đó là chính sách thiếu nhất quán: nên siết ô tô hay nên thả lỏng để phát triển ô tô? Và tất cả chính sách đó, dự định đó, kế hoạch đó đều để cho …tương lai giải quyết!

Có một điều ai cũng nhắc đến hoặc đã nghe qua: tương lai ô tô không là loại động cơ đốt trong nữa. Cho nên có lẽ Việt nam cũng sẽ “đi tắt đón đầu” như nhiều ngành khác là sẽ khuyến khích phát triển ô tô điện. Nhưng có lẽ tương lai còn xa!…nên Việt nam sẽ khuyến khích làm xe máy điện trước. Năm 2020, có khoảng 100 ngàn xe máy điện được bán ra tại Việt nam.

Dầu nhớt cho phân khúc ô tô và tải nhẹ tại thị trường Việt nam có sự cạnh tranh khốc liệt nhất về giá. Đây là phân khúc tiềm năng và phát triển đều đặn trong nhiều năm qua nên tất cả các “Anh Tài” đều tập trung hình ảnh và thương hiệu trong phân khúc này. Có một nhận xét rất sâu sắc từ Minh Dũng- NPP MX1 – Singapore tại Đà nẵng rằng:” Hiện tại làm thương hiệu cho xe máy là đã lạc hậu, hiện tại là làm thương hiệu cho phân khúc ô tô! ” Đúng vậy! Các thương hiệu dầu nhớt có tiềm lực mới dũng cảm làm thương hiệu và sản phẩm cho ô tô. Đây là phân khúc có lợi nhuận tốt khi khách hàng chấp nhận. Phân khúc này “không có cửa” cho sản phẩm “tay mơ”

2020, Năm bắt đầu thoái trào của xe máy (MCO)

Hơn 60 triệu xe máy đang lưu hành tại Việt nam, tất nhiên trong số đó một số đáng kể xe đã cũ nát hết lưu hành hay vì lý do khác mà không lưu hành. Việt nam hiện đứng thứ 4 trên thế giới về lượng xe máy lưu thông, sau Trung quốc, Ấn đô và Indonesia.

Sau nhiều năm tăng liên tục về sản lượng xe máy bán ra, năm 2020, lượng xe máy đăng ký giảm khoảng 10% xe với năm 2019, tương đương 300 ngàn xe. Nhận xét chung của tất cả mọi người trong ngành là do đại dịch Covid-19, thế nhưng, theo ESKA thì xe máy không còn gì thú vị đối với mọi người nữa. Có nhiều điều thuận lợi từ xe máy, cũng nhiều bất lợi từ xe máy… Nhưng xe máy mang đến nhiều hệ lụy cho sự phát triển của đất nước nhất là trong điều hành từ chính sách cho đến hoạch định kế hoạch an sinh xã hội cho người dân. Xe máy có thể là cứu cánh trên hành trình phát triển từ một đất nước nghèo đến đất nước thoát nghèo; nhưng sẽ là tội đồ khi đất nước đang phát triển đến một  nước văn minh (ESKA không đề cập đến nền văn minh XHCN).

Có thể bắt đầu năm 2020 trở về sau, lượng xe máy càng ngày sẽ càng tụt giảm và dầu nhớt cho phân khúc này cũng vậy. Kịch bản hay nhất có thể nghĩ đến là sự suy thoái trong vòng 10% sau mỗi năm và lượng xe máy lưu hành giảm đáng kể trong vòng 5 năm tới khi các Thành phố lớn triển khai kiểm soát khí thải từ xe máy và dừng lưu hành xe không đạt chuẩn.

Thế thì động lực nào để duy trì xe máy? Đó là sự chuyển đổi từ xe cũ sang xe tốt hơn khi mức thu nhập của người dân cao hơn. Chuyển đổi từ xe có dung tích nhỏ hơn sang xe có dung tích lớn hơn, hay từ xe truyền động số sang xe ga chẳng hạn. Mức chuyển đổi này tương đối còn cao là động lực duy trì thị trường cho xe máy với nhiều loại xe và mẫu mã ngày càng nhiều.

Theo xu hướng đó, dầu nhớt xe máy (MCO) vẫn được duy trì doanh số tốt trong những năm sau nhưng sẽ có sự thoái trào và thị trường khắc khe hơn, cân nhất nhiều hơn khi chọn thương hiệu. Chất lượng dầu nhớt xe máy và mô tô ngày càng cao cấp hơn với nhãn hiệu từ khắp nơi trên thế giới đổ về Việt nam, nhưng chung quy, thị trường vẫn được dẫn dắt bởi các hãng lớn như Honda, Yamalube, Castrol,…

Khi nhận thức về sản phẩm dầu nhớt xe máy và mô tô (MCO) của người sử dụng ngày càng hiểu biết, thì thị trường chấp nhận sự cân bằng về chất lượng và mức giá, có nghĩa là “chất lượng tốt sẽ có giá cao” chứ không phải như hiện tại “thương hiệu tốt sẽ có giá cao” trong kinh doanh. Đó là nhận xét của ESKA khi mang sản phẩm đến người tiêu dùng và loại bỏ bớt các bước trung gian.

(…còn tiếp)

Ngày 22/2/2021, …phải nằm nhà 5 ngày vì té xe máy. Xu cà na!

Theo ESKA, Made in Singapore

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân.

(Xin lỗi người đọc vì bài viết có vài chỗ quảng cáo!)

Báo cáo thị trường nguyên liệu Dầu gốc tháng 2 tại Châu Á.

0

Thị trường dầu gốc (base oil) bị kìm hãm bởi những lo ngại mới về sự thắt chặt nguồn cung toàn cầu, có thể trở nên trầm trọng hơn do sự cố mất điện liên quan đến thời tiết ở Hoa kỳ, song song đó, giá nguyên liệu sản xuất tăng dựng đứng càng góp phần tăng “ổn định” đối với dầu gốc giao ngay. Các dấu hiệu giá dầu gốc sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối tháng 2/2021 càng chắc chắn hơn.

Các điều kiện thắt chặt nguồn cung dầu gốc trên thị trường được quan sát thấy trên toàn thế giới kể từ quý IV năm 2020 là kết quả của việc giảm hoạt động tại một số nhà máy lọc dầu do đại dịch Coronavirus gây ra, cùng với nhu cầu tăng trưởng ổn định, và ngừng sản xuất theo kế hoạch và không có kế hoạch (bất khả kháng).

Tuần trước, bão tuyết bất thường tại Texas, Hoa kỳ, là nguyên nhân của sự cố mất điện đã uy hiếp các nhà máy bao gồm Motiva, ExxonMobil phải ngừng hoạt động. Mức cung tại chỗ ở Mỹ đã khá thấp và những gián đoạn sản lượng này có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình hình. Các tiểu bang khác cũng chứng kiến nhiệt độ dưới 0oC gây gián đoạn giao thông và chậm trễ vận chuyển. Hoa Kỳ là một nguồn hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đáng kể, đặc biệt là dầu gốc Nhóm II, thường đến Ấn Độ, Singapore và các điểm đến châu Á khác.

Tuy nhiên, dầu gốc sẵn có đã trở nên hiếm khi các nhà sản xuất Hoa Kỳ đang tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu trong nước, trong khi việc giảm sản lượng liên tục các nhà máy sản xuất dầu gốc nhóm I, Nhóm II và Nhóm III theo kế hoạch ở châu Á đã hạn chế lượng cung vào thị trường giao ngay bởi các nhà sản xuất trong khu vực. Châu Âu cũng có rất ít chỗ để cung cấp, ngoại trừ có lẽ là Nga.

Nhà máy API Group I lớn ở Singapore (ExxonMobil) đã bị đóng cửa kể từ tháng 6 năm 2020 và không có cập nhật nào về thời điểm có thể được khởi động lại, với các báo cáo hiện tại, khả năng có thể vẫn ngừng vô thời hạn. Hãng này đã nhập khẩu dầu gốc  từ các nhà máy khác của mình ở Mỹ và châu Âu để cung cấp cho các nhà máy dầu nhờn của mình ở châu Á, do đó hạn chế lượng dầu gốc bán trên thị trường giao ngay.

Giá dầu gốc BS (Bright Stock) tăng lên mức cao nhất trong 10 năm qua, do lượng hàng thiếu hụt trầm trọng, cộng với sự cạnh tranh gay gắt cung cấp cho thị trường Trung quốc, Ấn Độ và Singapore của thương nhân.

Tại Nhật Bản, một nhà sản xuất Dầu gốc Nhóm I đã chuẩn bị mở rộng nhà máy có khả năng kéo dài trong bốn tháng kể từ cuối tháng 2, thêm vào sự thắt chặt trong khu vực về nguồn cung dầu gốc Nhóm I.

Tại Thái Lan, một nhà máy Nhóm I cũng sẽ trải qua một chương trình bảo trì vào tháng 3 và nhà sản xuất dự kiến sẽ không có sản phẩm trong tháng.

S-Oil và SK sản xuất Dầu gốc Nhóm II và III của Hàn Quốc sẽ khởi động nhà máy sau thời gian bảo dưỡng vào tháng 3 và được dự đoán sẽ đáp ứng Dầu gốc cho các hợp đồng kỳ hạn, nhưng không bán hàng hóa giao ngay.

Một nhà máy lọc dầu lớn của Singapore đã thông báo tăng giá lần thứ hai kể từ đầu tháng. Theo báo cáo, nhà sản xuất này đã tăng giá SN150 70 USD/tấn, SN 500 tăng  230USD /tấn và BS tăng 180 USD/tấn  tính đến ngày 11 tháng 2.

Giá 500N Nhóm II của nhà sản xuất này đã tăng 110 USD/tấn.

Về dầu thô, giá dầu đã tăng vào thứ Năm để đạt mức cao nhất trong 13 tháng do lo ngại rằng nhiệt độ dưới 0oC bất thường ở Texas và điều kiện đóng băng dẫn đến việc đóng cửa nhà máy lọc dầu sẽ làm gián đoạn sản lượng dầu thô của Mỹ trong một thời gian dài, thúc đẩy mua thêm trên thị trường hàng hóa.

Vào thứ Năm, ngày 18 tháng 2, hợp đồng tương lai tháng 4 của Brent được giao dịch ở mức 64,59 USD mỗi thùng, từ mức 61,17 USD /thùng vào ngày 11 tháng 2 trên sàn giao dịch ICE Futures Europe có trụ sở tại London.

Tại Việt nam, Shell, Motul, Chevron,….và nhiều hãng dầu nhớt khác đã phát thông báo tăng giá lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 1 tháng.

Thị trường dầu nhớt Việt nam thật sự rơi vào…lo ngại.!Theo Lube Asia, Baseoil Report, Feb, 18th, lược dịch bởi ESKA Singapore

Ngành công nghiệp dầu nhớt Việt Nam: năm Covid-19 lần thứ nhất (P2): Dầu nhớt cho ngành vận tải

0

Phân khúc HDEO (vận tải hàng hóa và hành khách)

Hoạt động dịch vụ vận tải trong năm 2020 chịu tác động nặng nề nhất, trước hết là vận tải hàng không, đường sắt và đường bộ. Theo VLA (Sách trắng 2018), 78,2% doanh nghiệp logistics Việt Nam cung cấp dịch vụ vận tải nội địa, 67,3% dịch vụ vận tải quốc tế. Khoảng 75% doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ logistics hàng xuất khẩu và gần 82% hàng nhập khẩu của Việt Nam với thị trường Trung Quốc. Vận tải quá cảnh hàng hóa Trung Quốc và các nước ASEAN đều giảm khoảng trên 20%. Mức tăng trưởng của hoạt động vận tải nói chung trong năm 2020 dự kiến thấp hơn so với 2019.

Vận tải hàng hóa đường bộ

Chi phí vận tải, nhất là đường bộ còn cao, mặc dù giá xăng dầu có giảm, do lượng hàng thuê chở giảm. Chi phí vận tải hàng hóa bằng đường bộ còn cao do khoảng 70%-75%, xe vận chuyển chỉ có hàng hóa một chiều và chi phí cầu đường, chi phí không chính thức vẫn còn ở mức cao.

Khối lượng hàng hóa vận tải qua biên giới giảm mạnh, phải cách ly lái xe, hoặc đổi lái xe, đổi đầu kéo là những khó khăn rất lớn cho dịch vụ vận tải đường bộ. Vận tải nội địa gặp nhiều khó khăn do giãn cách xã hội trong tháng 4/2020 khi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Khoảng 50-60% doanh nghiệp vận tải đường bộ giảm hoạt động và doanh thu trong thời gian đỉnh dịch.

Theo thống kê, năm 2020, do tác động của dịch Covid-19 nên số lượng các doanh nghiệp vận tải đường bộ và phương tiện không tăng so với 2019 số phương tiện xe tải các loại khoảng 202.765 xe, trong đó có 47.878 xe container, 8.291 xe đầu kéo và 146.596 xe tải.(*)

Vận tải tàu biển và thủy nội bộ

Sau khi liên tục sụt giảm trong 4 tháng đầu năm, vận tải hàng hóa bằng đường biển bắt đầu tăng trở lại từ tháng 5/2020 và có sự tăng trưởng khá tốt vào cuối quý II/2020 khi các đợt dịch bệnh lắng xuống. Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong 9 tháng năm 2020 đạt gần 519 triệu tấn. Đối với vận tải thủy nội bộ cũng vậy, tăng trưởng tốt từ tháng 5 cho đến cuối năm, tuy nhiên vận tải thủy nội bộ cũng giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2019.

So với các loại hình dịch vụ vận tải khác, dịch vụ vận tải biển ít bị tác động của dịch Covid-19 hơn vì lượng hàng luân chuyển qua các cảng phục vụ chủ yếu cho hoạt động xuất-nhập khẩu.

Sau 4 năm mở tuyến ven biển, tính đến năm 2020, có tổng số 1.786 phương tiện mang cấp VR-SB (tàu pha sông –biển), đang hoạt động, trong đó phương tiện chở hàng 839 chiếc, chiếm 0,5% so với phương tiện thủy nội địa. Tổng số phương tiện vận chuyển thủy nội bộ chở hàng là 167,800 chiếc được đăng kiểm.(*)

Theo số liệu thống kê của Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), đội tàu biển Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN (sau Singapore, Indonesia, Malaysia) và thứ 30 trên thế giới. Trong đó, số luợng tàu hàng rời, tổng hợp có 757 tàu, tàu chở dầu, hóa chất có 159 tàu, tàu chuyên dụng khí hóa lỏng có 19, đội tàu container có 38 tàu, tàu chở khách có 65 tàu, đội tàu vận tải. Tổng tàu biển hoạt động là 1,038 chiếc. (*)

Hình 1: Đội tàu vận chuyển đường biển

Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 40% đội tàu Việt Nam phải sửa chữa ở các cơ sở công nghiệp tàu thủy nuớc ngoài. Do chưa được bổ sung về vốn, hạ tầng cơ sở và thiết bị của doanh nghiệp đóng tàu nên chưa thể thực hiện chiến luợc phát triển ngành công nghiệp đóng tàu với các mục tiêu của quy hoạch; chưa cạnh tranh đuợc với các nuớc trong khu vực ASEAN và Châu Á – Thái Bình Dương. Có nghĩa là một lượng lớn dầu nhớt được cấp từ các cơ sở sửa chữa từ nước ngoài.

Vận chuyển hành khách

Tính chung năm 2020, vận tải hành khách đạt 3.561,9 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 29,6% so với năm trước (năm 2019 tăng 11%). Xu hướng vận chuyển hành khách tăng mạnh bằng đường hàng không, đường bộ giảm, và một phần lựa chọn sử dụng phương tiện cá nhân như ô tô và xe máy.

Trong 9 tháng năm 2020, số lượng hành khách vận chuyển bằng đường hàng không chỉ đạt 22,5 triệu lượt khách, giảm 45,5%. Cả năm vận chuyển hành khách bằng đường hàng không khoảng 32 triệu lượt.  Trong khi đó, lượt khách lên tàu (đường sắt) trong năm tương đương 12 triệu lượt. Tính chung, vận chuyển hành khách bằng đường bộ vẫn mang tính chủ đạo như trước đây.

Cho đến tháng 11/2020, cả nước có tổng cộng hơn 233 ngàn tàu sông/biển vận chuyển hành khách. Và hơn 4,2 triệu ô tô đang lưu hành bao gồm xe tải, xe khách và ô tô cá nhân… (Theo cục đăng kiểm Việt nam)

Nguồn: Cục đăng kiểm VN và (*)

Trong phân khúc vận chuyển bằng đường hàng không và đường sắt, ESKA không khảo sát vì đây là thị trường gần như độc quyền, không có tính cạnh tranh vì chỉ tập trung vào vài ba doanh nghiệp được chi phối. Phân khúc dầu nhớt cho ngành này cũng gần như bó hẹp trong phạm vi sản lượng tiêu thụ khoảng 1,000 Tấn/năm.

Thị trường dầu nhớt cho phân khúc vận tải HDEO

Lượng tiêu thụ dầu nhớt HDEO cho phân khúc tàu thủy chiếm lượng lớn trong phân khúc vận tải, tập trung tại các thành phố với các tuyến lưu thông thủy có cảng nội địa và cảng biển. Phân khúc dùng cho tàu thuyền đánh cá tiêu thụ lớn tại phía Nam với các ngư trường/ vùng biển phía đông (Hoàng sa, Trường sa) nước ta và vịnh Thái lan, cũng như vùng biển giáp ranh Malaysia/Indonesia từ vĩ tuyến 6-80.

Một số nhãn hiệu lớn như Castrol, tập trung đều trên khắp cả nước. Shell được ưa chuộng tại các khu vực cảng dọc ven biển phía nam, đứt gãy hệ thống phân phối từ phía Bắc cho đến miền Trung. Total tập trung chính một vài vùng trọng điểm nhưng yếu ớt. Đa phần còn lại là sự chia sẽ từ nhiều nhãn hiệu khác nhau, cả sản xuất nội địa trong nước cũng như nhập khẩu. Tuy nhiên đây không phải là sân chơi cho các nhãn hiệu nhỏ pha chế trong nước vì chất lượng không đáp ứng yêu cầu.

Lượng tiêu thụ dầu nhớt HDEO cho phân khúc vận tải hành khách cũng giảm tương đương 20% so với năm 2019. Tổng sản lượng tiêu thụ dầu nhớt được ước tính: 91 ngàn tấn (theo khảo sát ESKA), một phần thực hiện giãn cách xã hội trong năm và nhu cầu sử dụng xe khách vận chuyển liên tỉnh giảm, thêm vào đó nhu cầu dịch chuyển bằng phương tiện cá nhân tăng cao như đã đề cập.

Hình 3: Cấp chất lượng theo API tại Việt Nam, phân khúc HDEO, theo khảo sát ESKA

Đây là phân khúc có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhãn hiệu lớn, cho đến các nhãn hiệu nhỏ cũng như dầu nhớt nhập khẩu. Nhìn chung, đây là phân khúc tương đối dễ cạnh tranh vì dầu động cơ cho phân khúc này dễ sản xuất từ bình dân cho đến cao cấp, tuy nhiên, chất lượng thì tốt thật là tốt nhưng xấu thì cũng thật là xấu, tùy quan điểm và năng lực của nhà sản xuất.

(Còn tiếp…)

Theo ESKA Singapore, Made in Singapore

21.1.2020, còn 17 ngày nữa là Tết.

Trong bài có sử dụng tư liệu, số liệu: ”Báo cáo Logistic Việt nam 2020(*)– Bộ Công Thương”; “Thống kê kinh tế xã hội Việt nam 2020- TCTK”, số liệu Cục Đăng Kiểm Việt nam.

Ngành công nghiệp Dầu nhớt Việt Nam: năm Covid-19 lần thứ nhất (P1): Nền kinh tế bị tác động mạnh mẽ bởi đại dịch toàn cầu

0

Tình hình kinh tế vĩ mô 2020

Việt Nam bước vào năm 2020 với nhiều kỳ vọng về tăng trưởng nhờ làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu nhằm tránh xung đột Mỹ – Trung, cùng với quyết tâm của hệ thống chính trị mong muốn hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra về kinh tế- xã hội cho giai đoạn 2016-2020. Song song đó với việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do với nhiều nước và nhiều khối (khu vực) trên thế giới, Việt nam chưa bao giờ có niềm tin mãnh liệt sẽ đạt được thành quả cao về mức tăng trưởng GDP như vậy.

Mặc dù vậy, tháng 1/2020, Covid – 19 xuất hiện tại Vũ Hán (Trung quốc) sau đó lan nhanh ra toàn cầu, trong đó có Việt nam, khiến cho mọi kế hoạch trở nên bất khả thi. Kinh tế thế giới lao dốc không phanh, các chuỗi cung ứng toàn cầu có thời điểm bị đứt gãy, các đợt giãn cách xã hội trên quy mô cả nước khiến nền sản xuất và sức cầu nội địa bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 Trong năm 2020, tăng trưởng kinh tế cho thấy sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh. Trong đó, GDP quý 1 tăng 3,68%, quý 2 tăng 0,39%, quý 3 tăng 2,69%, quý 4 tăng 4,48%. Tuy nhiên, với việc kiểm soát dịch bệnh thành công, GDP cả năm tăng 2,91%, qua đó đưa Việt Nam trở thành một trong số những quốc gia hiếm hoi trên thế giới vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương.

Nhìn vào các số liệu vĩ mô do Cục Thống kê công bố trong 3 tháng cuối năm thì có thể thấy đà hồi phục kinh tế đang diễn ra khá mạnh, theo mô hình chữ V. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12/2020 tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019, gần bằng mức tăng trưởng như trước khi có dịch xảy ra. Kim ngạch nhập khẩu riêng trong tháng 12 tăng mạnh 22.7% cho thấy triển vọng xuất khẩu của Việt nam trong thời gian tới và niềm tin của doanh nghiệp trong nước đang cải thiện nhanh, do phần lớn hàng nhập khẩu của Việt nam là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho xuất khẩu.

Giá nguyên liệu (dầu gốc) và giá dầu thành phẩm nhiều biến động.

Bước vào tháng 12/2020, giá dầu gốc quay trở lại ngang bằng giá của cuối năm 2019, thời điểm trước đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu. Trong khi đó, tất cả các nền kinh tế trên thế giới đều bị tổn thương, đều này có nghĩa rằng so sánh về mức giá thì dầu gốc đắt hơn cùng kỳ. Đây là một nghịch lý mà ít có người trong ngành nghĩ đến.

Lý giải cho điều này thì tất cả đều đổ cho Covid-19 và các đợt phong tỏa về nhu cầu đi lại dẫn đến các nền kinh tế bị hạn chế hoạt động. Ngành vận tải đường bộ, hàng không tê liệt trên phạm vi toàn cầu dẫn đến nhu cầu về nhiên liệu thấp kỷ lục vào giữa năm bắt buộc các nhà máy lọc dầu phải hoạt động cầm chừng hay ngừng hẳn sản xuất vì không còn chỗ để tồn trữ.

Ngày 20-4 (rạng sáng 21-4 giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI (dầu ngọt nhẹ Tây Texas, Mỹ) giao tháng 5 rơi xuống mức -37,63 USD/thùng. Giá dầu WTI ban đầu rơi xuống tận -40,32 USD/thùng rồi quay đầu tăng lên -37,63 USD/thùng khi chốt phiên giao dịch.

Trong 1 phiên giao dịch nhưng phản ánh tình trạng thừa cung của dầu thô do nhu cầu sản xuất và tiêu dùng không đáng kể so với khai thác. Giá dầu âm có nghĩa là người bán phải trả tiền thêm cho người mua, do đây là các hợp đồng kỳ hạn (giao trong tháng 5/2020) và dự báo sẽ không có chỗ chứa nguồn dầu khai thác sắp tới. Tại các châu lục, tàu chứa dầu lang thang trên các đại dương khắp nơi,….

Cùng thời điểm đó, giá dầu gốc cũng mất đi tương đương 35% so với đầu năm, đưa về giá thấp nhất trong vòng 5 năm. Tình trạng này kéo dài cho đến tháng 8/2020 khi một số tín hiệu về vaccin phòng ngừa Covid-19 thử nghiệm có tín hiệu khả quan tại Anh, Mỹ và Trung quốc…

Thị trường dầu gốc đi về cuối năm càng khan hiếm do các nhà máy đóng cửa một phần, giá dầu thô (crude oil) cũng tăng ổn định, nhu cầu phục vụ cho một số nền kinh tế tại Châu Á có tín hiệu khởi sắc do kiểm soát tốt Covid-19 như Trung quốc, Việt nam, Ấn độ,…tình hình nghiêm trọng khan hiếm khi Trung quốc bắt đầu vơ vét nguồn dầu gốc tại vùng Đông Bắc Châu á (Hàn quốc, Đài loan, Nhật bản) phục vụ cho sự hồi sinh kinh tế …

Trung quốc cũng ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt thương mại của Hoa kỳ trong suốt thời gian này, tuy nhiên, một lần nữa, Trung quốc trở thành tâm điểm hay điểm sáng toàn cầu về tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu Trung quốc nhảy vọt đến Châu Âu và Hoa kỳ,…dẫn đến tình trạng điều chuyển đối lưu container rỗng không cân bằng. Các hãng tàu phải chở hầu hết container rỗng từ các khu vực về phục vụ cho việc xuất khẩu của Trung quốc, điều này làm tăng chi phí thuê container rỗng trong khu vực. Một phần có sự tranh thủ tìm kiếm lợi nhuận của hãng tàu dẫn đến giá vận chuyển dầu gốc tăng chóng mặt (giá thuê tàu). Tình trạng hủy chỗ và trì hoãn kế hoạch chạy tàu liên tục cũng ảnh hưởng đến giá dầu gốc.

Cho đến cuối năm, tình hình thật sự khan hiếm dầu gốc do một phần đầu cơ giá tăng làm chao đảo các nhà sản xuất dầu nhớt nhỏ và độc lập. Có thể dự đoán thị trường vẫn duy trì tình trạng giá cao và khan hiếm kéo dài trong năm 2021 trong khu vực.

(còn tiếp…)

Theo ESKA Singapore, Made in Singapore

Trong bài viết có sử dụng tư liệu từ Internet, Tạp Chí Kinh tế Sài gòn, số 31.12.2020

Ngành công nghiệp dầu nhớt Việt Nam: năm covid-19 lần thứ nhất (P3): Dầu nhớt cho ngành vận tải

0

Phân khúc vận tải nhẹ và ô tô (PCMO)

Năm 2019, trang web Seasia (trụ sở tại Indonesia) đưa ra một dữ liệu đánh giá về tỷ lệ sở hữu ô tô trên mỗi 1,000 người của các nước Đông Nam Á. Theo đó, Brunei đứng đầu danh sách với 721 xe/1,000 dân, tiếp đến là Malaysia với 443 và Thái Lan 225. Việt nam đứng gần cuối bảng với chỉ 23 xe/1,000 người dân.

Hạ tầng giao thông bị hạn chế

Nếu như năm 2004, Việt Nam chỉ có hơn 223.000km đường bộ, thì đến năm 2018 đã phát triển trên 668.000km; trong đó đường cao tốc có xuất phát điểm bằng 0, đến nay đã có trên 900km.

Điều này đã củng cố vai trò của đường bộ là phương thức vận tải chủ lực cho cả hành khách và hàng hóa tại Việt Nam.

Tuy nhiên, mạng lưới đường bộ Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế, như nhiều khu vực mật độ đường bộ vẫn còn thấp nên xảy ra tắc nghẽn giao thông cục bộ trên các tuyến đường vành đai và các cửa ngõ quốc tế; thực trạng xe quá tải tiếp tục khó được kiểm soát triệt để, thiếu ngân sách cho công tác bảo trì thường xuyên.

Philippe Richart, Giám đốc điều hành của INSEE Việt Nam nói với Nikkei: “Một trong những động lực chính [của sự phục hồi] sẽ là việc Chính phủ ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng. “Tất cả các doanh nghiệp trong ngành sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này”. Đến nửa đầu năm 2020, Việt Nam đã đẩy nhanh tiến độ của hơn một chục dự án lớn bằng vốn đầu tư công.

Cũng như phần lớn khu vực Đông Nam Á, các tuyến đường bộ của Việt Nam vẫn còn chưa theo kịp nhịp độ phát triển của một nền kinh tế đang tiến sâu hơn vào thương mại toàn cầu. Các dự án đang được thực hiện để thúc đẩy năng lực hạ tầng, từ một sân bay Long Thành, đến đường quốc lộ mở rộng và các tuyến cao tốc chuẩn bị khởi công từ Bắc đến Nam. Thế nhưng thời gian để hoàn thành một dự án kéo dài gây nên điểm nghẽn trong phát triển kinh tế.

Một thực tế, các tỉnh hay địa phương có sự đầu tư hạ tầng kết nối thông suốt như Bình Dương, BR-VT hay Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang thì tốc độ phát triển kinh tế cao cũng như năng lực vận chuyển cao song song với mức sống được nâng cao, tốc độ sở hữu phương tiện cá nhân tăng cao. Tuy nhiên, các trung tâm kinh tế xã hội như Tp. HCM hay Hà nội là nơi có mật độ sở hữu ô tô cao nhất mặc dù hạ tầng dường như kém nhất so sánh trên phương diện diện tích đường lưu thông/1,000 người.

Dung lượng thị trường ô tô tại Việt nam

Việt Nam là quốc gia có trên 96 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sống ngày càng nâng cao do đó nhu cầu sử dụng ôtô ngày càng nhiều, đủ để các doanh nghiệp ôtô đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Tuy nhiên, hiện nay dung lượng thị trường trong nước chưa phát triển so với tiềm năng, do ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa đủ các điều kiện về thị trường cũng như các yếu tố khác để phát triển như các quốc gia trong khu vực. Hiện, Việt Nam chỉ có hơn 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm. Trong số 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô… với sản lượng sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi trong nước

Năm 2019, thị trường ô tô Việt Nam đạt quy mô 430 nghìn xe các loại.

Tháng 10/2020, lượng ô tô bán tăng 14.9% so với cùng kỳ, theo như VAMA (Hiệp hội ô tô Việt nam) là tháng có lượng bán ô tô cao kỷ lục. VAMA cũng cho biết, tổng doanh số bán hàng toàn thị trường tính đến hết tháng 12/2020, đạt 296.634 xe, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: Xe du lịch (ô tô) đạt 221.274 xe, giảm 7%;  xe thương mại đạt 71.507 xe, giảm 10%; xe chuyên dụng đạt 3.853 xe, giảm 26%.

Tính đến hết tháng 12/2020, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 1%, trong khi xe nhập khẩu giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Một phần do nhà nước hỗ trợ ngành ô tô lắp ráp trong nước bằng cách giảm lệ phí trước bạ.

Cho đến hết 2020, Việt nam có hơn 4,2 triệu ô tô lưu hành trong đó lượng ô tô cá nhân và vận tải nhẹ (Passenger Car) chiếm khoảng 3 triệu chiếc.

Thị trường dầu nhớt cho phân khúc PCMO

Dầu nhớt cho phân khúc tải nhẹ và ô tô cá nhân (du lịch) tại Việt nam có sự chuyển biến trong nhận thức người sử dụng cũng như tại các cơ sở, garage bảo dưỡng. Sự thay đổi nhanh nhất về độ nhớt từ SAE 20W-50 như vài năm trước đây, thì hiện tại thị trường đã xuất hiện độ nhớt SAE 0W-20. Các loại độ nhớt như SAE 15W-40 hay 5W-30 là loại độ nhớt thông dụng hiện nay. Tuy nhiên, xu hướng này nhận biết rõ ràng chỉ ở nhiều đô thị lớn, sau sẽ lan dần đến các đô thị nhỏ hơn. Đó chính là sự nhận thức phù hợp với khuyến cáo độ nhớt sử dụng của các hãng ô tô OEM, cũng phần khác là do tư vấn của người bán cho người sử dụng đúng với chủng loại khi người dùng còn tâm lý kiểu DIFM (Do It For Me- phó thác cho người bảo dưỡng). càng ngày, người dân càng có nhu cầu mua xe mới nhiều hơn (trước đây mua xe cũ cho rẻ) nên vấn đề bảo dưỡng phụ thuộc vào các hãng ô tô, kéo theo thị trường phải phù hợp với tình hình chung.

Trong vấn đề chất lượng, sự nâng cấp đồng loạt trong tiêu chuẩn API Hoa kỳ hay ACEA Châu Âu, Hiện tại các cấp API SN hay ACEA A5/B5 là phổ biến với dòng từ bán tổng hợp hay tổng hợp hoàn toàn là phổ biến. Phân khúc PCMO rất kén nhãn hiệu vì dường như uy tín của thương hiệu là niềm tin cho người sử dụng vì phương tiện vẫn là một tài sản có giá trị đa số với người dân Việt nam. Một khuynh hướng sử dụng chung các dòng có chất lượng cao nêu trên cho cả động cơ xăng và dầu diesel, khi dầu diesel Việt nam đạt tiêu chuẩn Euro IV và V.

Các nhãn hiệu riêng (genuine oil) vẫn chiếm thị phần lớn trong phân khúc như Honda, Toyota, bên cạnh là OEM của Vinfast, Thaco, TCM…Vì đa phần xe mới bán ra được đổ dầu trong hãng cũng là dầu nhớt của các hãng dầu lớn: Castrol, Idemitsu, Shell, Total,..Một số thị phần nhỏ còn loại dành cho dầu nhập khẩu đi theo các thương hiệu xe nhập khẩu.

Thị trường vẫn tồn tại nhiều nhãn hiệu sản xuất nội địa nhỏ với chất lượng theo quan điểm của Eska là không biết gì về chất lượng dầu nhớt để sản xuất. Một số yếu tố về kỹ thuật rất quan trọng cho nhớt ô tô như độ nhớt CCS (độ nhớt ở nhiệt độ thấp) không được quan tâm. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến 70% mài mòn động cơ khi khởi động.

(Còn tiếp,…)

Ngày 2/2/2021, Covid-19 bùng phát trở lại tại Việt nam.

Theo ESKA, Made in Singapore

Trong bài có sử dụng tư liệu, số liệu từ internet, VAMA.

Ngành công nghiệp dầu nhớt Việt Nam năm covid-19 lần thứ nhất (P4): Phân khúc xe máy và mô tô (MCO)

0

Đi về nhà…

Những ngày cận Tết, Sài gòn đông đúc, người chen chân, đường xá đầy xe và xe…Ai cũng chuẩn bị sắm sửa cho một hành trình…về quê.

Sài gòn là trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt nam; lượng người nhập cư đổ vào thành phố ngày một tăng. Tính đến ngày 1/4/2019, dân số của Sài gòn đạt 8,99 triệu người, trở thành địa phương đông dân nhất cả nước. Tuy nhiên, nếu tính cả những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thường trú thì dân số thực tế của thành phố năm 2018 là 14 triệu người.

Sài gòn có 8,94 triệu phương tiện cá nhân. Trong đó, có hơn 825.000 ô tô và 8,12 triệu xe máy. Như vậy, chỉ trong khoảng 10 năm (từ năm 2010 đến tháng 7/2020) đã tăng thêm hơn 4 triệu phương tiện giao thông. Theo thống kê, bình quân mỗi tháng có 30.000 phương tiện giao thông đăng ký mới, tức mỗi ngày có 1.000 phương tiện đăng ký mới, trong khi đường giao thông rất khó mở rộng.

Dì Hai đi ra đi vô khoảng sân nhỏ khu phòng trọ Hiệp Thành, quận 12, miệng lẩm bẩm:”Khuya rồi sao chưa thấy con Phường về nữa ta?, Nó nói công ty tăng ca đến 10 giờ sao nửa đêm mà chưa thấy?”  Thằng Hận ngủ, nhưng nhớ má nó cũng không yên giấc, tiếng gà canh một gáy nghe le te…Hồi trước Phường và Tâm có mối tình đẹp ở xứ Thứ 3 biển, vùng An Biên, Kiên giang (dân gian gọi vùng Miệt Thứ). Cả 2 chung trường chung lớp, lớn lên quấn quýt từ lúc còn chơi “búng dây thun” cả hai nhà cách nhau cái mương nước. Dì Hai chỉ có mình Phường. Năm 1997, cơn bão Linda quét qua vùng biển nam Cà Mau, cả vùng bán đảo Cà Mau trở thành vùng trắng… vành khăn tang. Dượng Hai làm ngư phủ, theo ghe cào đánh bắt biển nam. Ngày bão tan, Dì Hai lên khu 16 hecta Rạch Giá nhận mặt Dượng Hai thì Phường còn đỏ hỏn bế trên tay…Phường lớn lên bằng tình thương và tần tảo của má, cùng tình yêu đôi lứa lớn dần với Tâm. Năm 18 tuổi, Phường lỡ dại…Dì Hai dắt Phường lên Sài Gòn đi trốn miệng đời cay nghiệt…Tâm lắc đầu không theo… Hận ra đời. Ngày mai, Dì Hai và Phường cùng thằng Hận tính chạy xe máy, dắt díu nhau về thăm ngoại dưới Hồng Dân, Bạc Liêu” Mà giờ nó ở đâu chứ?”

Tiêu thụ xe máy năm 2020

Theo thống kê của VAMM (Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt nam), tính cả năm 2020, hơn 2,7 triệu xe máy các loại được tiêu thụ, giảm gần 17% so với năm ngoái, tương ứng mức giảm khoảng 300.000 xe. Đáng chú ý, doanh số bán hàng giảm liên tục 4 quý của năm 2020. 

Theo các doanh nghiệp kinh doanh xe máy, doanh số bán hàng “ngụp lặn” trong chiều hướng giảm liên tục do tác động của đại dịch COVID-19 khi thu nhập của người tiêu dùng giảm đáng kể.

Diễn biến của thị trường xe máy Việt Nam năm 2020 không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường thế giới. Ước tính trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã làm giảm tiêu thụ tổng cộng 7 triệu xe máy trên toàn cầu.

Tuy vậy, dù doanh số giảm trong năm qua song Việt Nam vẫn đứng thứ 4 trên thế giới về số lượng xe máy tiêu thụ nhiều nhất thế giới, chỉ sau Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia. Tính đến cuối năm 2011, Việt Nam có khoảng 33,4 triệu xe máy đang lưu thông, theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải. Cuối năm 2019, con số này đã gần chạm ngưỡng 60 triệu xe.

Khuynh hướng

Có mặt tại Việt Nam từ những năm 1990 nhưng xe tay ga khi đó chưa phải là lựa chọn cho số đông. Với những “đặc trưng” như giá cả đắt đỏ, chi phí bảo dưỡng cao và “uống xăng như uống nước”, xe tay ga thời điểm đó được mặc định cho giới nhà giàu. Năm 2009, Honda nâng cấp hệ thống phun xăng điện tử cho chiếc Air Blade, mở ra kỷ nguyên xe tay ga tiết kiệm nhiên liệu.

Sau năm 2010, thị trường xe tay ga tại Việt Nam sôi động hơn khi các hãng xe lớn xây dựng thêm nhà máy và mở rộng quy mô sản xuất. Các mẫu xe tay ga mới liên tục ra mắt với giá cả phải chăng, kiểu dáng thời trang, cốp dung tích lớn và động cơ tiết kiệm. Nhờ vậy, lượng xe tay ga tiêu thụ liên tục tăng và dần thay thế cho xe số.

Tỷ lệ xe tay ga bán ra trong năm 2010 là 30%. Năm 2011 con số này tăng lên 38%, năm 2014 là 40-42% và đạt 45% ở năm 2015. Trong năm 2015, Honda Việt Nam bán ra 2,02 triệu xe, trong đó xe tay ga chiếm tỷ lệ lên đến 54%, lần đầu tiên vượt xe số

Thị trường xe máy ở Việt Nam đang ở giai đoạn bão hòa, không có sự tăng trưởng mạnh như trước đây. Trong khi đó, xu hướng hiện nay khách hàng bắt đầu có sự dịch chuyển sử dụng xe máy điện, giá ôtô giảm mạnh nên nhu cầu mua xe máy của khách hàng ngày càng chậm hơn. Ngoài ra, sự dịch chuyển từ xe số sang xe ga khiến doanh số xe máy luôn duy trì sức mua tốt, cùng với chuyển đổi từ xe cũ sang xe mới và xe từ phân khối (dung tích) nhỏ sang lớn hơn là động lực bù đắp doanh số để duy trì sản lượng tiêu thụ như hiện nay.

“Hừng quen Nhân đã 6 năm, quê hương mỗi người một nơi. Nhân là thanh niên lớn lên ở vùng quê Đông Hòa, Phú Yên, còn Hừng tận mãi xứ U Minh Hạ, Cà mau. Nhân mê Hừng ngay từ ngày gặp trong quán ăn vì cái má lún đồng tiền và đôi mắt biết nói, với lại, con gái miền Tây có nét đẹp và lối nói chuyện ngọt ngào khác với cái kiểu kín đáo và khô khan của con gái miền Trung. Nhân hay đèo Hừng trên chiếc xe máy cà tàng của Ba để lại, đi làm. Tiền lương ít ỏi của việc phụ quán ăn của Hừng và làm thợ sửa điện thoại của Nhân, hai đứa thuê chung phòng trọ…sống như vợ chồng. Những lần Hừng đón xe Tuấn Hiệp từ quê lên, Nhân từ Thủ đức chạy lên bến xe Miền tây đón Hừng. Hừng chờ đợi, vui tính đăng Zalo: ”Chờ người nơi ấy,..Chờ quày không thấy…!” Đêm khuya, mưa lạnh, Nhân lủi thủi dắt bộ xe đến… Cả hai đứa chỉ biết rơi nước mắt nhìn nhau…Xe cũ quá rồi mà, không biết sao cho nổ máy,.. Hôm sau, Nhân gởi về quê; chiếc xe cũ nhiều kỹ niệm. Nhân vay mượn FE Credit mua chiếc Exciter chở Hừng cho bốc…Với lại Tết năm nay Nhân cũng đã xin tía má Hừng cho Nhân chở Hừng về Phú Yên ăn Tết với gia đình quê hương dù gì cũng đã như vợ chồng….”

Thị trường môtô phân khối lớn tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2003. Do những rào cản về thủ tục nhập khẩu, thủ tục mua xe, giấy phép lái xe A2 nên môtô phân khối lớn chỉ tiếp cận được một bộ phận rất nhỏ trong tổng số người muốn sở hữu xe. Bằng A2 có thời là món hàng hiếm, song song với xe phân khối lớn không giấy tờ thậm chí phổ biến hơn cả xe hợp lệ khiến thị trường này lặng lẽ và người có điều kiện thậm chí cũng khó sở hữu những chiếc xe yêu thích.

Nắm bắt được nhu cầu đó, các hãng môtô nổi tiếng trên thế giới liên tiếp mở đại lý chính thức tại Việt Nam. Sớm nhất là Ducati vào năm 2009, sau đó là Harley-Davidson (năm 2013), BMW Motorrad và Kawasaki (năm 2015), KTM (năm 2016). Hai ông lớn của thị trường xe máy tại Việt Nam là HondaYamaha cũng lấn sân sang thị trường béo bở này từ năm 2018.

Một trong những nguyên nhân giúp môtô phân khối lớn trở nên đại trà là sự cởi mở của các chính sách, thủ tục hành chính. Từ năm 2014, quy định cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với môtô phân khối lớn đã được nới lỏng và bãi bỏ hoàn toàn vào tháng 11/2018. Cũng từ năm 2014, Chính phủ đã ban hành Thông tư 38/2013/TT-GTVT, cho phép công dân từ 18 tuổi được thi lấy giấy phép lái xe hạng A2. Dễ dàng sở hữu giấy phép lái xe khiến số người mua xe phân khối lớn tăng mạnh. Tuy nhiên, rất khó thống kê số liệu số lượng mô tô (trên 175 cc) được đăng ký và lưu hành.

Thị trường dầu nhớt phân khúc MCO.

Hơn 60 triệu xe máy và mô tô đang lượng hành tại Việt Nam, đưa phân khúc MCO dẫn đầu về số lượng tiêu thụ dầu nhớt tại Việt nam với gần 150 ngàn Tấn trong năm 2020. Thị trường được dẫn đầu bởi Genuine Oil như Honda Oil, Yamalube khi người tiêu dùng mới ngày càng tin tưởng hơn vào dịch vụ bảo hành và sửa chữa chính hãng. Castrol vẫn là anh Cả trong phân khúc khi thương hiệu đã in sâu vào trí nhớ của người Việt từ nông thôn đến thành thị. EneosIdemitsu vẫn đang miệt mài lấn thị trường của ông lớn khác… Shell và Total vẫn ổn định, có nghĩa là không có tăng trưởng. Chervon mạnh khu vực phía Bắc vì chính sách tốt…

Từ khi Việt nam và nhiều quốc gia trên thế giới có các Hiệp định Thương mại tự do cũng là lúc thuế quan nhập khẩu Dầu nhớt vào Việt nam trở về 0%. Dầu nhớt nhập khẩu ngày càng hiện diện nhiều từ khắp nơi trên thế giới, phổ biến nhất là Đông Nam Á và Trung Đông. Một số khác nhập khẩu từ Châu Âu và khu vực khác nhưng giá thành sản phẩm cao nên lượng bán ra không đáng kể. Tuy nhiên, dầu nhớt nhập khẩu cũng lớn mạnh dần nhất là định hình trong dãy chất lượng cao với định giá tương đối cao so với mức tiêu dùng chung của Việt nam.

Vẫn tồn tại dòng nhớt “cỏ” giá thấp và chất lượng thấp tiêu thụ vùng nông thôn. Tất nhiên, tiền nào thì chất lượng đó khi mặt bằng chung vùng sâu vùng xa hay vùng núi Việt nam vẫn còn nghèo cùng với trình độ nhận thức, dân trí thấp. Thợ đổ nhớt gì cũng được miễn phù hợp với túi tiền,…

Một số nhãn hiệu sản xuất trong nước cũng dần định hình được đối tượng khách hàng của riêng mình như Mekong, Vilube,…do định giá thấp.

Cấp chất lượng dầu nhớt xe máy và mô tô tại Việt nam được đẩy lên cao như API SN với nhiều dòng Fullsynthetic với ESTER, PAO hay Nhóm III+,…được chứng nhận API. Tuy nhiên, bên cạnh đó, giá trị công bố chất lượng một sô nhà sản xuất không đúng như họ công bố vì đạt được API SN hay SM cần được kiểm tra nghiêm khắc từ API. Đôi khi dựa vào công thức từ hãng phụ gia chỉ là một phần ngọn của công bố chất lượng dầu nhớt. Dầu nhớt xe máy và mô tô sản xuất là cả một tinh hoa cần học hỏi nhiều từ dầu gốc, phụ gia và cả kỹ thuật, biết lắng nghe thị trường,…

Lượng xe mới bán ra dần thay thế xe cũ nhiều năm đã định hình cách sử dụng dầu nhớt ngày càng loãng hơn. Tại Việt nam, độ nhớt SAE XW-40 vẫn thông dụng nhất so với cách đây 5 năm khi SAE XW-50 chiếm phần lớn.

Đêm đó, Phường đi bộ về nhà trọ lúc 2 giờ sáng…chiếc xe ga Vision mới mua 32 triệu đã bị cướp trên đoạn đường vắng. Phường ngã xuống đường, nhưng may mắn chỉ xay xát tay chân. Chiếc váy ngã màu bị rách lên tận gối, lấm đầy bùn của cơn mưa cuối năm…Phường khóc đã cạn nước mắt chỉ biết sà vào lòng Dì Hai, tức tưởi…”Năm nay mình ăn tết ở nhà trọ nữa hả Má?” “Không! Mai má trả phòng, má con mình dìa cho với Ngoại mấy ngày Tết rồi dìa bên An Biên…Lâu nay, thằng Tâm nó có liên lạc với Má…Nó hối hận, muốn dìa với con; 23 năm con chưa có ngày nào dzui…Má muốn con dzui, rồi thằng Hận nữa..! Mình đi xe đò. Thôi!”

HừngNhân đi xe máy cũng không về tới Đông Hòa, 2 đứa nằm lại bên quốc lộ, trước ga Tu Bông, Vạn Ninh…Chỉ còn cách dãy núi Đèo cả nữa là tới nhà…

…Ngọn Đá bia sừng sững trừng mắt: Buồn quá đa!

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, năm 2020, toàn quốc xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.700 người, bị thương 10.804 người. Trong số đó liên quan đến xe máy chiếm 80%.

(…còn tiếp)

Ngày 15/2/2021, Mùng 4,..nhớ những người Anh Em trên mọi nẻo đường đất nước.

Theo ESKA, Made in Singapore

Bài viết có sử dụng tư liệu và số liệu từ internet

BẠN THÍCH DONALD TRUMP HAY BIDEN ĐẮC CỬ TỔNG THỐNG ?

0
Giới quan sát nhận định một nhiệm kỳ của Biden nếu ông này đắc cử Tổng thống Mỹ có thể khiến nguồn cung dầu trên thị trường toàn cầu tăng vọt khoảng 1 triệu thùng/ ngày. Nhà phân tích David Fyfe (Argus Media) nhận định ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden nhiều khả năng sẽ tái thiết lập quan hệ với Tehran trong trường hợp ông này thắng cử trong Ngày bầu cử Mỹ 3/11 tới đây. “Điều này có thể mở đường cho hàng triệu thùng dầu từ Iran quay lại thị trường”. Một kịch bản như vậy sẽ phá hoại nỗ lực cắt giảm sản lượng dầu mà OPEC và các đồng minh bao gồm Nga theo đuổi lâu nay để bình ổn giá dầu. Iran hiện đang chịu cấm vận dưới thời Tổng thống Trump và bị hạn chế xuất khẩu dầu ra thị trường quốc tế. “Kịch bản như vậy có thể không xảy ra lập tức, nhưng bạn sẽ chứng kiến nó xảy ra trong vòng 6 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ Biden”.  Hiện cuộc thăm dò cử tri mới nhất của NBC News trước thềm bầu cử cho thấy Biden dẫn trước Trump với tỷ lệ ủng hộ 51,6%, vượt Trump hơn 10 điểm phần trăm. Một chính sách khác của Biden cũng khiến các nhà sản xuất dầu thô Mỹ lo lắng, đó là nỗ lực hạn chế biến đổi khí hậu mà Đảng Dân chủ theo đuổi. Biden đã tuyên bố sẽ đưa Mỹ trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống nếu ông thắng cử. Ông cũng khẳng định sẽ hỗ trợ phát triển các ngành năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió… Về lâu dài, điều này sẽ gây nên sự suy giảm đáng kể nhu cầu dầu thô Mỹ trong tương lai. Năm ngoái, Biden đã công bố một kế hoạch trị giá 1,7 nghìn tỷ USD để đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu năng lượng sạch. Theo David Fyfe, Biden cũng có khả năng sẽ áp đặt thêm một số hạn chế làm chậm lại tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ. Bạn thích Donald Trump hay Biden? Và giá dầu sẽ về đâu nếu Biden đắc cử! Thời gian sẽ trả lời! 05.11.2020 Eska tổng hợp nguồn tin tức

TẠI SAO GIÁ DẦU NHỚT TĂNG?

0
Một số người hỏi trong khi giá dầu thô giao động trong biên độ thấp nhưng giá dầu nhớt tại Việt nam có xu hướng tăng trong những ngày cuối năm. Vậy sự có phải giá dầu thô quyết định giá dầu nhớt hay không? Nguồn cung dầu gốc bị nghẽn và nhu cầu cao kỷ lục cùng với giá dầu thô và nguyên liệu khác đã đẩy giá dầu gốc lên tầm cao mới, một hiện tượng bất thường so với mọi năm trong những tuần cuối năm 2020. Thông thường trong khoảng thời gian này, giá dầu gốc sẽ giảm do nhà sản xuất muốn giảm tồn kho, nay ngược lại, các nhà sản xuất phải thực hiện hợp đồng giao hàng kỳ hạn trước đó đồng thời tìm kiếm lợi nhuận từ các hợp đồng giao ngay khi giá tăng ổn định. Sự thiếu hụt nguồn dầu gốc một phần do giảm sản lượng sản xuất của nhiều nhà máy lọc dầu khi nhu cầu về nhiên liệu giảm đặc biệt là xăng máy bay (kerosene) vì đại dịch Covid-19 là giảm nhu cầu đi lại. Không ai nghĩ những tháng cuối năm nhu cầu đi lại bằng hàng không xuống dưới mức tưởng tượng so với trước đây, các nhà máy lọc dầu phải thay đổi để thích nghi: giảm công suất. Tại sao sản xuất dầu gốc lại liên quan đến: nhiên liệu? Như xăng máy bay được đề cập phía trên? Vì nguyên liệu để sản xuất dầu gốc chỉ là một trong các sản phẩm của nhà máy lọc dầu bao gồm: LPG, xăng nhẹ, xăng, kerosene (dầu hỏa, xăng máy bay), các phân đoạn độ nhớt thấp và phần cặn/nặng của quá trình chưng cất khí quyển và chân không. Từ các phần cặn/nặng  này lại mới là nguyên liệu để sản xuất dầu gốc. Cho nên đôi khi người đọc thấy báo chí nói giá dầu thô (crude oil) xuống nhưng tại sao giá nhớt lại tăng vì giá dầu thô ảnh hưởng chỉ một phần đến giá dầu gốc. Tùy theo định hướng sản xuất của nhà máy lọc dầu thì dầu gốc chỉ chiếm từ 10-50% thành phần dầu thô đem chưng cất. Do đó, giá dầu thô ảnh hưởng theo giá phần cặn/nặng của nhà máy lọc dầu và công nghệ sản xuất dầu gốc. Thông thường giá dầu gốc biến động trong biên độ rất hẹp từ 1-5% từ nguyên liệu nhưng  biến động cao là do nguồn cung so với cầu và kỳ vọng biên lợi nhuận của nhà sản xuất theo từng giai đoạn. Do đó, khi phần nhiên liệu các nhà máy không sản xuất thì cũng không có nguyên liệu sản xuất dầu gốc. Theo S&P Global:” Chúng tôi được cập nhật về nhu cầu đi lại bằng đường hàng không suy giảm 60%-70% trong năm 2020 so với 2019. Số liệu này còn tồi tệ hơn so với dự báo chỉ giảm 50%-55% vào cuối tháng 5. Chúng tôi kỳ vọng năm 2021 sự suy giảm chỉ còn 30%-40% so với gốc 2019 và dần dần hồi phục như trước đại dịch Covid-19 vào năm 2024”. Chính sự sụt giảm lớn trong tiêu thụ nhiên liệu ảnh hưởng đến sản xuất dầu gốc sản xuất nhớt, mặc dù một số nhà máy trong khu vực Châu Á đã tăng tốc độ sản xuất trong vài tháng qua để bắt kịp sự phục hồi của nhu cầu. Ít nhất là 2 nhà máy tại Hàn quốc đã tăng công suất lên tối đa, tuy nhiên, các nhà sản xuất này tại Hàn quốc được cho là cung cấp lượng giao ngay không nhiều mà họ ưu tiên thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng kỳ hạn. Giới quan sát cũng chỉ ra rằng đại dịch đã dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng tăng vào hoạt động thương mại (đầu cơ) dầu gốc trong khu vực, với các lô hàng từ các quốc gia sẽ thường không cung cấp cho một số quốc gia trong cùng khu vực. Như dầu gốc Thái Lan thường di chuyển đến Trung quốc.  Đài loan theo truyền thống xuất khẩu hầu hết sang thị trường Trung quốc cũng đã vận chuyển cung cấp đến nhiều điểm khác như Ấn độ. Nhưng cũng sẽ có thể thay đổi khi các thị trường nhu cầu hồi phục như Trung quốc chẳng hạn… Các nhà máy tại Đài loan được biết tăng giá dầu gốc Nhóm II API trong nước vào tháng 12 để thích ứng với sự thiếu nguồn cung và giá nguyên liệu tăng. Một nhà sản xuất tại Singapore đã bắt đầu tăng sản lượng cho thị trường dầu gốc Nhóm I và II trong tuần thứ 2 tháng 12. Giá ex-tank Singapore tăng từ US$ 20-40/tấn đối với Nhóm I và tăng US$ 30-40/tấn đối với Nhóm II tương đương mức tăng đối với Nhóm III, 4 cts và 8 cts. Giá quặng sắt tại Trung quốc tăng kỷ lục kéo theo các loại thép HRC tăng trong khu vực, giá bao bì như vỏ phuy tăng trung bình 6-8% tháng 12. Hoạt động vận chuyển trên toàn thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thiếu hụt container rỗng và sự tắt nghẽn tại các cảng trung chuyển đẩy giá vận chuyển tăng 100% trong khu vực Châu á và sự chậm trễ liên tục xảy ra. Ngành công nghiệp dầu nhớt trải qua một năm đầy biến động. 20.12.2020 Theo ESKA, Made in Singapore Bài viết có tham khảo “báo cáo dầu gốc tháng 12” của Lube Asia Report

Thị trường nguyên liệu Dầu nhớt (Dầu gốc) tại Châu Á (1/2021)

0

Thị trường nguyên liệu dầu gốc có vẻ u ám khi một số quốc gia tái áp dụng lệnh cấm đi lại do liên quan đến Coronavirus biến thể mới. Nguồn cung dầu gốc được dự đoán sẽ vẫn thiếu hụt do các nhà máy giảm thiểu sản xuất do nhu cầu về phân khúc nhiên liệu vẫn thấp.

Tại Trung quốc Covid-19 tái bùng phát và lệnh phong tải một số thành phố Đông Bắc trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.  Thị trường Trung quốc hấp thụ lượng lớn dầu gốc để đảm bảo tồn kho làm cho tình hình trong khu vực Châu Á trở nên cạn kiệt hơn.

Nhu cầu về dầu gốc tại Châu Á cho phân khúc công nghiệp, nông nghiệp và vận tải tăng trưởng tốt, nhưng sẽ bị tác động bởi lệnh phong tỏa. Lượng tiêu thụ giảm mạnh trong quý 4/2020 nên nhà cung cấp lo ngại tình hình sẽ xấu hơn trong những tháng đầu năm 2021.

Nhu cầu dầu gốc cho thị trường Ấn độ và Đông Nam á vẫn tăng mạnh, trong khi đó nhà sản xuất phải đáp ứng những hợp đồng giao kỳ hạn trước đây:” Chúng tôi không có sẵn cho các thỏa thuận giao ngay do việc phải hoàn thành các hợp đồng kỳ hạn vào tháng 1 và 2”, một nguồn tin nhà cung cấp thừa nhận. Thị trường dẫn đến sự đầu cơ giá tăng tại Ấn độ, Đông Nam á và Trung quốc diễn ra mạnh mẽ.

Giá dầu gốc tiếp tục tăng 20-30 US$/Tấn tại Singapore trong tuần.  Một số nhãn hiệu lớn “nhấp nhỏm” tăng giá: Shell áp dụng từ 25.1.2021, Chevron từ 1.2.2021 trên toàn thế giới, mặc dù đây là 2 “Ông Lớn” có nhà máy sản xuất dầu gốc trên thế giới. Thị trường vẫn đang trạng thái chờ  hết tồn kho thì tất cả đều phải TĂNG. Tại Việt nam, Castrol có động thái giảm chương trình hỗ trợ nhằm thu tối đa lợi nhuận trước chu kỳ tăng giá.

ESKA Singapore, Made in Singapore

Theo Lube Asia 18.1.2021