028 6258 8193 - 028 6258 8195

eska.hainguyen@gmail.com

201 Nguyễn Xí, P. 26, Q. Bình Thạnh, TPHCM

Trang chủ Blog Trang 14

Cả thế giới đang gồng mình khi giá dầu tăng phi mã

0

Giá xăng dầu đang trở thành chủ đề bàn tán ở khắp nơi trên thế giới. Giám đốc điều hành của JPMorgan, Jamie Dimon, cho rằng giá dầu có thể tăng lên 175 USD/thùng vào cuối năm nay. Trong khi đó, Jeremy Weir, người đứng đầu công ty kinh doanh hàng hóa Trafigura, nói rằng giá dầu có thể đi theo “đường parabol”.

Energy Aspects, một công ty tư vấn với các khách hàng trải dài từ các quỹ đầu cơ đến các công ty năng lượng nhà nước, cho biết chúng ta đang đối mặt với một thị trường dầu “có lẽ là tăng giá nhất từng có”.

Các ngân hàng và các nhà giao dịch đều đang phân tích về việc giá dầu thô – vốn đã đạt 120 USD/thùng – sẽ tăng thêm nữa trong ngắn hạn. Ngân hàng Goldman Sachs cho rằng giá sẽ ở mức “trung bình” 140 USD/thùng trong quý 3 năm nay.

Mặc dù các dự báo về giá chỉ là dự báo, nhưng hãy xem xét bối cảnh thị trường dầu mỏ lúc này để thấy rằng những dự đoán giá tăng lần này là có cơ sở.

Cuộc khủng hoảng năng lượng, bắt đầu với việc Nga siết chặt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu trước khi lan rộng ra các hàng hóa khác sau khi xảy ra khủng hoảng ở Ukraine, vẫn chưa kết thúc. Nó có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi nó trở nên tốt hơn, khi mà nền kinh tế thế giới đã chìm trong lạm phát nghiêm trọng.

Vấn đề quan trọng nhất chính là một vấn đề đơn giản: hầu như không có đủ dầu để cung cấp “lòng vòng”. Và với việc sản lượng dầu bị trừng phạt của Nga phải đối mặt với con đường tiếp thị ngày càng khó khăn, mối lo về nguồn cung có thể giảm hơn nữa là một lo ngại hoàn toàn chính đáng.

EU vừa cấm vận chuyển dầu của Nga qua đường biển, buộc Nga phải vận chuyển dầu thô của mình với khoảng cách xa hơn bao giờ hết cho những người mua sẵn sàng làm ngơ trước vụ việc Ukraine. Ấn Độ và Trung Quốc đã bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi mức giá chiết khấu của dầu Nga, trong bối cảnh những khách hàng ở Châu Âu tự xử phạt (chủ động dừng mua dầu Nga).

Nhưng khi khối lượng xuất khẩu của Nga tăng lên, có những nghi ngờ về khả năng và sự sẵn sàng của các nhà máy lọc dầu ở châu Á trong việc tiếp tục hấp thụ chúng

Thách thức lớn là EU và Anh đang có lệnh cấm bảo hiểm đối với các tàu chở dầu của Nga. Điều đó sẽ khiến Nga bị loại khỏi các thị trường tàu chở dầu chính thống, khiến họ các lựa chọn trong việc vận chuyển dầu của họ bị giảm đi rất nhiều. Các tàu chở dầu không chỉ cần bảo hiểm hàng hóa đắt tiền mà còn cần có sự bảo cho những khoản nợ phải trả như sự cố tràn dầu kiểu Exxon Valdez với chi phí dọn dẹp hàng tỷ đô la.

Rory Johnston, một nhà chiến lược hàng hóa, lập luận rằng hầu hết các cảng lớn chỉ đơn giản là sẽ không chấp nhận tàu chở dầu mà không có bảo hiểm và bảo hiểm bồi thường – một thị trường mà Vương quốc Anh và EU thống trị – và thận trọng ước tính rằng sự sụt giảm sản xuất của Nga sẽ tăng gấp đôi lên khoảng 20% ​​so với mức trước khi xảy ra xung đột với Ukraine – hoặc 2 triệu thùng mỗi ngày – vào cuối năm.

Sản lượng của Nga có thể giảm hơn nữa, với Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán sẽ giảm 3 triệu thùng/ngày – tương đương với việc mất gần như toàn bộ sản lượng của Kuwait.

Sự thiếu hụt tiềm ẩn này sẽ không dễ thay thế. Các chính phủ phương Tây đã khai thác các nguồn dự trữ chiến lược, giải phóng khoảng 1 triệu thùng/ngày kể từ khi xảy ra cuộc xung đột. Nhưng điều đó chỉ làm dịu đi đà tăng giá chứ không thể đảo ngược và không thể tiếp tục vô thời hạn.

Trong khi đó, các thành viên khác của Opec đang vật lộn thậm chí chỉ để thúc đẩy sản xuất trở lại mức trước đại dịch sau nhiều năm quản lý yếu kém và thiếu đầu tư cần thiết. Thị trường le lói hy vọng rằng một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng của Mỹ với Iran có thể giải phóng nhiều thùng dầu của quốc gia Trung Đông này.

Giữa những căng thẳng đó, giá lương thực tăng cao có nguy cơ gây bất ổn ở nhiều nước sản xuất dầu mỏ, đe dọa thêm nguồn cung.

Trung Quốc đang mở cửa trở lại. Mọi người đang bay trở lại. Nhu cầu vẫn đang tăng lên.

Tất cả những yếu tố này chỉ ra rằng giá dầu sẽ còn tăng cho đến khi đạt đến mức làm giảm tiêu thụ – có thể bởi suy thoái kinh tế đủ lớn để làm giảm nhu cầu. Nói cách khác, nhu cầu sẽ chỉ giảm khi xảy ra một cuộc suy thoái đối với nhiều nền kinh tế.

Tại Việt Nam, giá xăng lập kỷ lục mới, giá dầu nhớt cũng không ngừng tăng theo từng đợt thông báo mới!

(Eska tổng hợp)

Vì sao giá dầu khó quay đầu giảm?

0

Giới quan sát cho rằng có nhiều lý do khiến giá dầu khó hạ nhiệt, bao gồm nhu cầu toàn cầu bùng nổ và không thể bù đắp nguồn cung dầu từ Nga.

Giá dầu thô Brent đã tăng vọt lên 124 USD vào đầu tuần trước, ghi nhận mức cao nhất kể từ đầu tháng 3. Đà tăng diễn ra sau khi EU thông báo sẽ cắt giảm 90% lượng nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay.

Sau đó, giá dầu giảm nhẹ về mức khoảng 117 USD, phần lớn là do nhà đầu tư kỳ vọng rằng OPEC sẽ tăng sản lượng nhưng vẫn không đủ để xoa dịu tâm lý căng thẳng của người tiêu dùng hay hạ nhiệt lạm phát trên toàn cầu. Lệnh cấm của EU và sự hồi phục của nhu cầu ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ giữ giá dầu ở mức cao.

Nguồn cung dầu ảnh 1

Giá dầu Brent biến động dữ dội trong vòng một tuần qua. Ảnh: Trading Economics.

Matt Smtih – nhà phân tích cấp cao về dầu mỏ châu Mỹ tại Kpler, cho biết, “giá dầu 3 con số” có thể sẽ tiếp tục tăng. Ông nói: “Nếu nhu cầu của Trung Quốc tăng mạnh trở lại sau đợt phong tỏa và Nga tiếp tục chứng kiến sản lượng sụt giảm, thì khả năng giá dầu tăng lên mức cao 139 USD như hồi đầu năm sẽ xảy ra.”

Châu Âu lên kế hoạch ngừng nhập khẩu dầu của Nga

Ngay cả khi lạm phát tăng vọt và tăng trưởng trì trệ đang làm khiến bóng ma suy thoái quay trở lại, nhu cầu dầu trên toàn cầu khó có thể giảm đủ để hạ nhiệt giá như năm 2008.

Smith cho hay: “Điều đáng lo ngại nhất ở thời điểm này là nguyên nhân đến từ phía cung. Ngay cả khi trong trường hợp suy thoái xảy ra, thì mức giá nhìn chung vẫn chưa hạ nhiệt.”

EU hôm thứ Sáu đã chính thức thông qua lệnh cấm vận dầu mỏ, một phần của gói trừng phạt thứ 6 áp đặt với Moscow. Hầu hết các quốc gia của khối này sẽ dần loại bỏ dầu Nga trong 6 tháng và 8 tháng với tất cả các sản phẩm dầu khác.

Smith cho biết, hiện tại, EU có khả năng sẽ tiếp tục mua một số lượng dầu của Nga nhưng đã tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Theo dữ liệu của Kpler, lượng nhập khẩu dầu thô từ Angola của EU đã tăng gấp 3 lần kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu diễn ra, trong khi khối lượng từ Brazil và Iraq lần lượt tăng 50% và 40%.

Roslan Khasawneh – nhà phân tích cấp cao về nhiên liệu tại công ty dữ liệu năng lượng Vortexa, cho biết, việc tìm kiếm nguồn cung từ những địa điểm xa hơn sẽ khiến giá dầu vẫn ở mức cao. Ông nói: “Tác động trực tiếp của việc này là cước vận chuyển tăng cao do các chuyến đi dài hơn và đẩy giá dầu lên cao.”

Các chính phủ có thể đưa ra một số biện pháp để hạ nhiệt giá dầu, bao gồm cung cấp trợ cấp giá nhiên liệu và giới hạn giá bán ra thị trường. Tuy nhiên, “viên đạn bạc” mà thế giới thực sự cần đó là tăng mạnh nguồn cung lại là điều khó xảy ra.

Lựa chọn thay thế vẫn không đủ

Theo IEA, năm ngoái, Nga đóng góp tới 14% nguồn cung dầu toàn cầu và các lệnh trừng phạt của phương Tây với quốc gia này đang tạo ra khoảng trống khá lớn trên thị trường. Nga đã ngừng cung cấp khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày vào tháng 4 và con số này có thể đạt khoảng 3 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm nay.

OPEC và các đồng minh đã nhất trí cung cấp thêm 648.000 thùng dầu/ngày ra thị trường trong tháng 7 và tháng 8, cao hơn 200.000 thùng so với kế hoạch. IEA dự báo, sản lượng dầu toàn cầu – không bao gồm Nga, sẽ tăng hơn 3 triệu thùng/ngày từ nay cho đến cuối năm, giúp bù đắp phần nào sự thiếu hụt do các lệnh trừng phạt.

Dẫu vậy, Smith cho rằng mục tiêu trên khó có thể đạt được. Ông nhận định, ngay cả trước cuộc xung đột Ukraine, các nhà sản xuất dầu đã giảm dầu tư vào sản xuất khi họ chuyển hướng sang năng lượng tái tạo. Ngoài ra, OPEC cũng đặt ra giới hạn.

Smith nói: “OPEC+ đang chật vật để đáp ứng thỏa thuận hiện tại. Ngay cả các thành viên cốt lõi của OPEC như Saudi Arab, UAE và Kuwait cũng xuất khẩu ít hơn khá nhiều so với tháng 4.”

Giovanni Staunovo – chiến lược gia tại ngân hàng đầu tư UBS, cho biết năng lực của nhiều quốc gia thành viên đã đạt đến mức giới hạn. Ông cho hay: “Điều này có nghĩa là mức tăng sản lượng có thể chỉ bằng khoảng 1 nửa so với mục tiêu.”

Nhu cầu của thế giới tăng mạnh

Trong nhiều tháng, những đợt phong tỏa ở Thượng Hải, Bắc Kinh và các thành phố ở khác ở Trung Quốc đã khiến nhu cầu ở quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới giảm bớt. Song, khi chính phủ bắt đầu nới lỏng lệnh hạn chế, nhu cầu bị dồn nén có thể đẩy giá tăng thêm

Trung Quốc có thể sẽ tăng nguồn cung từ Nga – nơi có dầu thô Ural đang giao dịch thấp hơn dầu Brent 34 USD/thùng. Vortexa ước tính, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,1 triệu thùng dầu Nga/ngày trong tháng 5, tăng khoảng 37% so với mức trung bình của năm ngoái.

Ông Smith dự đoán nhu cầu ở Trung Quốc có thể không “bùng nổ trở lại” vì cách họ dỡ bỏ lệnh phong tỏa theo từng phần. Tuy nhiên, “mức độ ảnh hưởng khiến giá giảm đã biến mất, do đó giá dầu trong tương lai có thể dao động ở mức hiện tại.”

Trong khi đó, nhu cầu nhiên liệu ở Mỹ vẫn khá ổn định giá ở mức không hề thấp. Giá xăng trung bình ở toàn nước Mỹ đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 4,60 USD/gallon vào cuối tháng 5.

(Theo CNN)

 

 

PHÂN LOẠI VÀ TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI MỠ BÔI TRƠN

0

Mỡ bôi trơn được sử dụng chức năng như dầu bôi trơn nhưng ứng dụng vào các vị trí khó duy trì bôi trơn liên tục hay khó bảo dưỡng, dễ bị chảy hay mất dầu khi bôi trơn bằng dầu đó là: các loại vòng bi, trục, khớp nối, lò nung,…v.v. Có 2 nguồn chủ yếu: sản xuất nội địa và nhập khẩu.

Phân loại và tiêu chuẩn nào của các hãng dầu nhớt tại Việt Nam đối với mỡ bôi trơn đang sản xuất và kinh doanh hiện nay trên thị trường?

Mỡ bôi trơn được phân loại theo: độ cứng (độ xuyên kim) do NLGI (National Lubricating Grease Institute – Viện Mỡ bôi trơn Hoa Kỳ) và theo nhiệt độ ứng dụng hay tính năng (performance).

NLGI phân loại mỡ dùng cho ngành vận tải gồm:
Mỡ cho chassis (khung gầm) ô tô NLGI LA : nhiệt độ nhỏ giọt min 80oC, và một số điều kiện khác
Mỡ cho chassis (khung gầm) ô tô  NLGI LB: nhiệt độ nhỏ giọt min 150oC, và một số thử nghiệm: tải trọng, chống rung, chống nước và nhiễm bẩn.
Mỡ cho bạc đạn (vòng bi) bánh xe NLGI GA: nhiệt độ nhỏ giọt min 80oC, cho xe thương mại và tải nhẹ, không yêu cầu khắc nghiệt.
Mỡ cho bạc đạn (vòng bi) bánh xe NLGI GB: nhiệt độ nhỏ giọt min 175oC, cho xe thương mại và tải trung bình hoạt động ở đô thị hay trên đường cao tốc.
Mỡ cho bạc đạn (vòng bi) bánh xe NLGI GC: nhiệt độ nhỏ giọt min 220oC, cho xe thương mại, tải nặng hoạt động ở đô thị với điều kiện khắc nghiệt chạy-dừng liên tục.
Ở Châu Âu, phân loại mỡ được chấp nhận rộng rãi về tính năng theo Tiêu chuẩn Đức (DIN 51502)  và ISO 6743/9 xác định thời gian sử dụng của mỡ (nhiệt độ vận hành) theo ASTM D3336 quy định hay FAG FE9 (FAG hãng chế tạo vòng bi nổi tiếng của Đức). Dải nhiệt độ vận hành tối đa của mỡ (Upper operating temperature) được quy định bởi DIN 51502 cũng như FAG FEED hay SKF R2F-B (Test của hãng chế tạo vòng bi Đức SKF).
Các tiêu chuẩn này nhằm xác định: nhiệt độ tối đa mỡ hoạt động an toàn (upper operation temp.) và nhiệt độ ngưỡng phá hủy của mỡ (Upper temperature limit) dựa trên các thử nghiệm đối với các loại cấu trúc và thành phần mỡ khác nhau.

Theo Bảng kết quả trên, đối với mỡ thông dụng nhất chất làm đặc Lithium nhiệt độ hoạt động tối đa 120oC, đối với phức Lithium Complex lên đến 140oC và Phức Canxi Sulphonate là 150oC,…Điều này đúng cho tất cả các loại mỡ của các hãng nổi tiếng như Mobil, Shell, Total,

Ngoài ra, còn kể đến một số tính chất đặc biệt khác của các loại mỡ khác nhau như : chịu nước/chống ẩm (Canxi/Canxi Sulphonate Complex) hay bám dính, bền cơ học,..

Mỡ bôi trơn là một ngành khoa học ứng dụng có bề dày lịch sử nghiên cứu lâu đời của các hãng dầu như Mobil, Esso, Kluber,..Nhưng tại Việt Nam cũng chỉ có sự hiểu biết về ứng dụng trong thời gian ngắn vì nhu cầu phát triển ngành vận tải và công nghiệp.

Tại Việt Nam, phân khúc được yêu chuộng  là một phân khúc mỡ bình dân (giá rẻ và có chất lượng phù hợp với người sử dụng) như Quân Diệu, Huy Phát, MekongLube, APP,…và một số cơ sở nấu mỡ thủ công khác. Ở phân khúc này sản lượng tiêu thụ chiếm khoảng 40%, đa phần sử dụng cho các ứng dụng không đòi hỏi tiêu chuẩn cao như phải chịu nhiệt, tốc độ, tính bám dính và tính mất dầu thấp.

Một số hãng dầu nhớt nhập khẩu mỡ và đóng gói lại tại nhà máy với thương hiệu riêng tại Việt Nam. Họ chọn lựa nguồn gốc từ Hàn Quốc, Trung Quốc (Sinopec) để có giá thành cạnh tranh. Ngoại trừ một số nhà máy sản xuất mỡ được biết đến ở Hàn Quốc đang sản xuất cho Mobil, Shell, LG, số còn lại và Sinopec (Trung Quốc) không được đánh giá cao về chất lượng.

ESKA Singapore vẫn duy trì và phát triển với phân khúc mỡ Đa dụng bôi trơn cho vận tải và công nghiệp. Các sản phẩm mỡ ESKA Singapore  được sản xuất tại nhà máy nổi tiếng của Nhật tại Singapore.

Eska Singapore

Ngành Thép cần chiến lược để vươn xa?

0
Dầu cán nguội sử dụng trong nhà máy cán tôn, thép ống, xà gồ

Ngành Thép cần chiến lược để vươn xa?

 

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề xuất xây dựng “Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Cơ quan này cho rằng, cần có chính sách đặc thù để giúp phát triển hơn nữa ngành thép.

Theo báo cáo, với mức tiêu thụ thép trên bình quân đầu người của Việt Nam (khoảng 240kg/1 người/năm) còn rất thấp so với các nước trong khu vực như Malaysia, Trung Quốc, báo cáo cho rằng dư địa và tiềm năng phát triển của ngành thép Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn.

Bộ Công Thương cho rằng, tại thời điểm hiện tại, Việt Nam không có chính sách đặc thù, riêng biệt để thúc đẩy, cũng như định hướng để phát triển ngành thép. “Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu của việc tự chủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, cũng như quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất quốc gia. Do đó, để ngành thép phát triển bền vững và ổn định, Nhà nước cần phải xây dựng chính sách đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp thép tạo nền tảng cơ bản cho công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và bền vững”, báo cáo của Bộ Công Thương nêu rõ.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho rằng Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo.

Thứ nhất, với chủng loại thép cuộn cán nóng (HRC), trong giai đoạn tới cần phát triển đầu tư thêm các dự án sản xuất lớn. Đây là loại thép chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chế biến chế tạo.

Thứ hai, với thép hợp kim và đặc biệt phục vụ ngành cơ khí, Việt Nam cần xây dựng các tổ hợp luyện kim có quy mô lớn trong đó tập trung vào sản xuất các loại thép chế biến chế tạo có trình độ công nghệ có dung lượng thị trường lớn để bước đầu làm chủ công nghệ sản xuất các loại thép chế biến chế tạo cơ bản.

Báo cáo cũng đề cập tới vấn đề Nhà nước có các chính sách ưu đãi về đất đai, hạ tầng, về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để khuyến khích, thúc đẩy các dự án thép phát triển nhằm hình thành phát triển mạnh ngành luyện kim, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 có thể đạt tới 310 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, nhu cầu thị trường từ cơ khí phục vụ công trình công nghiệp là 120 tỉ đô la; cơ khí phục vụ xây dựng, nông nghiệp, chế biến là 15 tỉ đô la; thiết bị tiêu chuẩn là 10 tỉ đô la; giao thông đường sắt là 35 tỉ đô la; tàu điện ngầm là 10 tỉ đô la và ô tô là 120 tỉ đô la.

Đây sẽ là thị trường rất lớn cho ngành thép trong nước, đặc biệt là các loại thép chế tạo, thép hợp kim chất lượng cao phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo, vốn là phân khúc hiện nay Việt Nam chưa tự chủ được trong sản xuất thép nội địa.

Theo báo cáo, đến năm 2021, năng lực sản xuất phôi là 27 triệu tấn/năm, trong đó thép cuộn cán nóng là 7-8 triệu tấn/năm. Ngoài một số nhà máy xây dựng mới với công suất lớn như: Khu liên hợp gang thép Hòa phát Dung Quất, khu liên hợp gang thép Hưng Nghiệp Formosa, thép Nghi Sơn, các nhà máy sản xuất phôi thép còn lại chủ yếu có công suất nhỏ thiết bị lạc hậu.

Năng lực sản xuất thép còn nhiều hạn chế, hiện nay chủ yếu là các sản phẩm chưa thể cung cấp đủ nhu cầu thép cho toàn bộ nền kinh tế.

Năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam được Bộ Công Thương nhìn nhận là khá thấp khi phần lớn các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhà máy có công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu, tiêu tốn năng lượng và nguy cơ về môi trường.

Nhìn nhận quá trình phát triển gần đây, theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2016-2021, ngành công nghiệp thép đã có sự phát triển nhanh nhưng mất cân đối giữa phát triển thượng nguồn và hạ nguồn. Các sản phẩm sau thép như tôn mạ kẽm, thép ống tăng trưởng tốt về giá trị sản xuất và xuất khẩu.

Trong khi đó, các chủng loại thép hợp kim, đặc biệt là HRC – nguyên liệu đầu vào cần thiết cho nhiều ngành như sản xuất thép cán nguội (CRC), tôn mạ, ống thép, đóng tàu, cơ khí chế tạo có nhu cầu lớn, song năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến tiếp tục phải nhập khẩu với số lượng lớn.

Dầu nhớt sử dụng trong ngành thép đa dạng: từ các loại dầu mỡ thông dụng như thủy lực, bánh răng,..cho đến dầu cắt gọt kim loại và dầu xử lý bề mặt kim loại

Tại Eska Singapore, chúng Tôi có đủ các loại dầu được nghiên cứu chuyên biệt cho ngành Thép!

Đặc biệt hơn hết  là dầu xử lý bề mặt kim loại (Dầu cán nguội) là loại dầu nhũ tương ROLLCO 5000 sử dụng nguyên liệu tổng hợp 100% ESTER (TMP-Trimethylol-propan) tương tự các nguyên liệu có khả năng tự phân hủy (biodegradable) ở môi trường tự nhiên như các loại dầu mỡ gốc ester sử dụng trên các giàn khoan dầu khí.

( Theo KTSG)

 

 

 

Giá dầu diesel tăng cao- áp lực lạm phát ngày càng phình to?

0
Dầu động cơ API CK-4 sử dụng cho xe tải, đầu kéo.

Giá dầu diesel bật tăng sau khi các hoạt động kinh tế trên khắp thế giới bắt đầu phục hồi. Điều này đẩy khối lượng hàng dự trữ xuống mức thấp kỷ lục.

Theo CNBC, giá dầu diesel tăng cao đang tạo thêm áp lực cho nền kinh tế Mỹ và thế giới. Các tàu chở dầu, tàu hỏa và xe tải đều chạy bằng dầu diesel. Loại nhiên liệu này cũng được sử dụng trong những ngành công nghiệp như sản xuất, nông nghiệp, kim loại và khai thác.

“Dầu diesel là nhiên liệu cung cấp năng lượng cho nền kinh tế. Giá tăng cao chắc chắn sẽ đẩy giá hàng hoá lên cao”, ông Patrick De Haan – Trưởng bộ phận Phân tích Dầu khí tại GasBuddy – bình luận.

Theo ông, chi phí nhiên liệu cao hơn sẽ được chuyển cho người tiêu dùng. “Nhất là tại những cửa hàng tạp hoá, sắt thép và bất cứ nơi nào các vị mua sắm”, ông De Haan nói thêm.

Nói cách khác, tác động từ đà tăng giá của dầu diesel sẽ lan sang toàn bộ nền kinh tế.

(Eska tổng hợp)

DẦU CỌ BỊ CẤM XUẤT KHẨU Ở INDONESIA- HIỆN TƯỢNG SIÊU LẠM PHÁT?

0

Indonesia đứng đầu thế giới về sản xuất và tiêu thụ dầu cọ. Mặt hàng thiết yếu này có vai trò “nhạy cảm” trong sinh hoạt thường ngày và đời sống chính trị ở xứ vạn đảo. Theo Nikkei Asia, Tổng thống Joko Widodo đưa ra lệnh cấm này chỉ vài ngày sau vụ bắt giữ một quan chức cấp cao Bộ Thương mại và giám đốc điều hành của bốn hãng dầu cọ, trong đó có một công ty liên kết với tập đoàn Wilmar International tại Singapore. Bộ Tư pháp nói vị quan chức bị cáo buộc đã cấp giấy phép xuất khẩu cho bốn công ty trên mặc dù họ không đáp ứng hạn ngạch bán dầu cọ trong nước theo giá do chính phủ ấn định hồi tháng 2.

Chiến tranh Ukraine bùng nổ cách đây hai tháng đã khiến mua bán nông sản toàn cầu bị đình trệ. Lệnh cấm công bố hôm 22-4 của Indonesia đã khiến giá dầu đậu nành (loại dầu thay thế cho dầu cọ) giao sau của Mỹ, tăng vọt lên mức giá cao kỷ lục trong ngày thứ ba liên tiếp. Ở Anh, một số siêu thị đang hạn chế mua các loại dầu ăn trích xuất từ hạt hướng dương, trái ô liu và hạt cải dầu.

Chiến tranh đã khiến việc buôn bán dầu hướng dương rơi vào hỗn loạn và cũng đang siết chặt nguồn cung cấp các loại dầu thực vật khác được sử dụng trong thực phẩm, nhiên liệu sinh học và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Tosin Jack, Giám đốc phân tích thị trường hàng hóa tại Mintec ở Anh, cho rằng động thái mới nhất của Indonesia chắc chắn sẽ làm “trầm trọng thêm” lạm phát thực phẩm vốn đã ở mức cao kỷ lục. Vị chuyên gia này cũng nói nguồn cung dầu thực vật đang hiếm đã khiến các hãng thực phẩm ứng phó bằng cách tạo ra công thức mới hoặc chuyển sang các nguyên liệu thay thế khi có thể.

Dẫn chứng về giá dầu cọ để thấy hiện tượng “siêu lạm phát” hàng hóa sau đại dịch Covid-19 mà trong đó ngành công nghiệp dầu nhớt cũng chịu ảnh hưởng.

Eska tổng hợp

(Theo KTSG)

ACEA 2021 CÓ GÌ MỚI?

0

ACEA 2021 được Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Châu Âu (ACEA) ban hành vào tháng 4/2021. Được phép sử dụng lần đầu tiên vào tháng 5/2021 và bắt buộc áp dụng vào tháng 5/2022.

ACEA 2021 chủ yếu là những thay đổi cho động cơ xe tải nhẹ. Trong đó, một số thay đổi chính:

  • Loại bỏ A3 / B3 và C1
  • Giới thiệu A7 / B7 và C6 với các yêu cầu mới về hiệu suất bôi trơn
  • Hiệu suất đánh lửa trước (LSPI) ở tốc độ thấp
  • Hiệu suất của hệ thống phun xăng trực tiếp
  • Hiệu suất hoạt động của turbo tăng áp diesel
  • Thay đổi tiêu chuẩn TBN theo ASTM D4739
  • Thử nghiệm tiết kiệm nhiên liệu mới cho C6
  • Thay thế Trình tự VG, M271Classic và TDI2 bằng các thử nghiệm kế nhiệm. Giới thiệu lại thử nghiệm mài mòn hệ thống van động cơ xăng.

Bên cạnh một số hoạt động bảo trì quan trọng, các loại kế thừa, A3 / B4, A5 / B5 và C2 đến C5, vẫn như cũ và nằm Các danh mục ACEA 2021 mới

Tính năng đánh lửa trước tốc độ thấp đã được chờ đợi từ lâu (LSPI) như một tính năng chính.

A7 / B7 là một hạng mục mới được xây dựng trên A5 / B5. Các tính năng mới là bảo vệ chống lại LSPI, một yêu cầu về độ mòn của xích để giải quyết các vấn đề về mài mòn với hệ thống phun xăng trực tiếp và cuối cùng là yêu cầu về độ sạch của turbo tăng áp

C6 là danh mục SAPS rút gọn tương ứng, được xây dựng trên C5, bổ sung cùng một công cụ các tính năng hiệu suất như A7 / B7, nhưng trên hết là một bài kiểm tra tiết kiệm nhiên liệu mới.

 

 

Tiêu chuẩn ACEA gồm 3 hạng (class): hạng A/B áp dụng cho ô-tô chạy xăng và diesel hạng nhẹ; hạng C áp dụng cho ô-tô chạy xăng và diesel hạng nhẹ có lắp đặt các bộ lọc xử lý khí thải (TWC/DPF) và hạng E áp dụng cho các động cơ diesel hạng nặng. Mỗi hạng lại được chia thành các cấp (category) đáp ứng yêu cầu của các động cơ khác nhau.

Dựa theo cách phân loại đó thì:

  • Dầu nhớt dùng cho động cơ xăng : A1, A3 , A4, A5.
  • Dầu nhớt dùng cho động cơ diesel hạng nhẹ: B1, B3, B4, B5.

Trong đó:

  • A1/B1: Tiết kiệm nhiên liệu
  • A3/B3: Hiệu suất cao
  • A4/B4: Dành cho các loại động cơ bơm trực tiếp
  • A5: Kết hợp A1 & A3.

 

  • B5: Kết hợp B1 và B3/B4
  • Dầu nhớt dùng cho động cơ diesel hạng nhẹ có trang bị bộ xử lí khí thải: C1, C2 C3, C4

( Theo Infineuminsight, Eska lược dịch)

 

ExxonMobil vận hành nhà máy LAO năm 2023

0

LAO (Linear Alpha Olefins) là nguyên liệu tổng hợp nên PAO (polyalphaolefin), một loại dầu gốc tổng hợp thuộc Group IV (phân loại API). Loại dầu gốc này được sử dụng trong nhiều ứng dụng như dầu động cơ hay dầu công nghiệp, bao bì nhựa hay thành phần chất hoạt tính bề mặt và một số hóa chất đặc biệt khác.

ExxonMobil đã công bố vào ngày 24/03 rằng nhà máy LAOs đang xây dựng mới tại tổ hợp hóa dầu ở Baytown, Texas với sản phẩm được thương mại vào giữa năm 2023. Dự án được công bố lần đầu tiên vào tháng 5/2019 có trị giá 2,1 tỷ đô la (USD) bao gồm hai phân xưởng – một xưởng có công suất sản xuất 350.000 tấn LAOs/năm, xưởng còn lại sản xuất 400.000 tấn polymer chất lượng cao.

ExxonMobil là nhà sản xuất PAO lớn nhất thế giới nhưng không  đầu tư cho sản xuất LAOs  như một số đối thủ cạnh tranh PAO: Ineos và Chevron Phillips Chemical.  Các nhà sản xuất LAOs hiện nay bao gồm Shell Chemical, Ineos và Chevron Phillips Chemical. Được thành lập vào năm 1919, tổ hợp hóa dầu của ExxonMobil ở  Baytown, Texas  bao gồm một nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất, nhà máy olefins, nhà máy nhựa và trung tâm nghiên cứu.

Theo LubesnGrease, 30/03/2022

ESKA lược dịch.

Trong cơn sốt giá hàng hóa cơ bản, Thế giới quay cuồng!

0

Khi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine bắt đầu từ hôm 24/2, giá hàng hoá cơ bản – vốn dĩ đã tăng từ trước đó – leo thang với tốc độ chóng mặt hơn: giá dầu phá mốc 100 USD/thùng, giá nhôm đạt mức kỷ lục, còn giá lúa mì lên cao nhất 9 năm…

Sự tăng giá hàng hoá này phản ánh mối lo của các nhà giao dịch rằng cuộc chiến tranh giữa Nga – nước cung cấp chính cho thế giới một loạt mặt hàng chủ chốt gồm dầu thô, khí đốt, than, nhôm và lúa mì – với Ukraine, quốc gia cũng là một nhà xuất khẩu lớn lúa mì và các loại hạt có dầu, sẽ thổi bùng lạm phát, làm các chuỗi cung ứng gián đoạn nghiêm trọng hơn và làm trệch hướng sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Sau một tháng diễn ra cuộc chiến, hầu hết những nỗi lo đó đang dần trở thành hiện thực. Lạm phát ở nhiều quốc gia đang bị đẩy lên do giá năng lượng và thực phẩm cao hơn, tình trạng khan hiếm bột mì đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực ở những quốc gia như Ai Cập, và tăng trưởng kinh tế đang có chiều hướng chững lại, khiến nhiều chuyên gia kinh tế cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu.

“Theo thời gian, dòng chảy thương mại hàng hoá cơ bản toàn cầu sẽ phải thích nghi với một phần hoặc toàn bộ sự gián đoạn nguồn cung từ Nga-Ukraine. Sự gián đoạn đó có thể do hạ tầng bị chiến tranh phá huỷ, do các biện pháp trừng phạt, hoặc do các mối lo về đạo đức”, công ty giao dịch hàng hoá cơ bản hàng đầu thế giới Glencore nhận định trong một báo cáo vào tuần trước.

Sau đây là diễn biến leo thang của một số hàng hoá cơ bản kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra:

Giá khí đốt và dầu thô tăng mạnh

Dầu khí là những mặt hàng được thế giới theo dõi diễn biến giá chặt chẽ nhất trong vòng một tháng qua, bởi lẽ giá xăng dầu tăng cao đang bào mòn thu nhập của người tiêu dùng tại gần như tất cả mọi quốc gia.

Nhằm đáp trả cuộc tấn công của Nga nhằm vào nước láng giềng, Mỹ đã cấm nhập năng lượng hoá thạch từ Nga; Anh đã cắt giảm để tiến tới không mua dầu khí từ Nga; nhưng Liên minh châu Âu (EU) đến hiện tại vẫn chưa thể áp lệnh cấm vận dầu khí Nga, bởi khu vực này có sự phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng từ Nga.

Trong lúc EU – khách hàng mua năng lượng lớn nhất của Nga – vẫn còn chưa đưa ra một lệnh cấm như vậy, giá dầu và khí đốt đã tăng với tốc độ chóng mặt. Đó là do nhiều công ty giao dịch từ chối mua dầu Nga, một mặt do lo ngại dính líu đến các biện pháp trừng phạt của phương Tây, mặt khác do lo ngại thiệt hại về uy tín.

Giá khí đốt ở châu Âu đã đạt mức cao nhất mọi thời đại 345 Euro/megawatt-giờ vào đầu tháng này. Sau đó, giá khí đốt tại thị trường châu Âu giảm xuống và tương đối ổn định ở vùng 100 Euro/megawatt-giờ trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, vào hôm 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố những quốc gia “không thân thiện” mua khí đốt của Nga sẽ phải trả bằng đồng Rúp thay vì bằng Euro hoặc USD. Động thái này bổ sung thêm một nhân tố bất ổn trên thị trường khí đốt châu Âu.

“Việc thực thi quyết định của ông Putin xem ra rất thiếu rõ ràng, vì gần như tất cả các hợp đồng mua khí đốt Nga của châu Âu đều được định giá bằng Euro hoặc USD”, nhà phân tích Vinicius Romano thuộc Rystad Energy nhận định.

“Các thoả thuận cung cấp khí đốt thường được coi là bất khả xâm phạm, và trong một kịch bản cực đoan, việc đòi thanh toán bằng đồng Rúp có thể mang lại cho bên mua một lý do để lôi ra những khía cạnh khác của hợp đồng như thời hạn. Rốt cục, bên mua có thể đẩy nhanh việc rút khỏi nguồn cung khí đốt từ Nga”, ông Romano nói.

Giá dầu Brent giao sau tại thị trường London, giá tham chiếu của thị trường dầu lửa toàn cầu, dao động ở ngưỡng khoảng 90 USD/thùng vào thời điểm tháng 2. Đến hôm 7/3, giá dầu Brent đạt mức cao nhất kể từ 2008 ở 139 USD/thùng. Hiện tại, dầu Brent giao dịch gần ngưỡng 120 USD/thùng. Giá xăng và giá dầu diesel cũng tăng mạnh.

Giá Nhôm lập đỉnh mới

Giá nhôm đã tăng phi mã trong một tháng qua, vượt qua mức đỉnh thiết lập vào năm 2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các nhà giao dịch đang lo ngại rằng nguồn cung nhôm từ Nga, nước chiếm khoảng 6% sản lượng nhôm toàn cầu, có thể bị gián đoạn.

Những ngày gần đây, giá nhôm tăng nhanh sau khi Australia quyết định cấm xuất khẩu sang Nga oxide nhôm và bauxite – hai nguyên liệu được dùng để sản xuất nhôm. Australia cung cấp nguyên liệu cho khoảng 20% sản lượng nhôm của Nga. Động thái của Canberra được dự báo sẽ gây gián đoạn nghiêm trọng hơn tại UC Rusal – “đế chế” sản xuất nhôm của Nga.

“Lệnh cấm xuất khẩu bauxite sang Nga chỉ có tính biểu tượng, vì UC Rusal không nhập khẩu bauxite từ Australia. Nhưng lệnh cấm xuất khẩu oxide nhôm sẽ có ảnh hưởng nhiều đến công ty này”, chuyên gia Uday Patel của Wood Mackenzie nhận định trong một báo cáo.

“Khả năng cao, lựa chọn duy nhất để UC Rusal mua oxide nhôm là thông qua các thực thể Trung Quốc. Phía Trung Quốc có thể mua oxide nhôm và chuyển hướng các lô hàng đó đến các cảng biển phía Đông của Nga. Tuy nhiên, điều này đặt ra một thách thức chính trị đối với Trung Quốc và mối quan hệ thương mại của nước này với phần còn lại của thế giới”, ông Patel nói.

Khủng hoảng lương thực nghiêm trọng hơn

Chiến tranh Nga-Ukraine đã ảnh hưởng mạnh đến nguồn cung lúa mì, ngô và dầu hạt hướng dương ở nhiều thị trường trên thế giới. Tình trạng này buộc Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres lên tiếng cảnh báo về một “cơn bão đói và sự suy sụp của hệ thống lương thực toàn cầu”.

Nga và Ukraine chiếm tổng cộng 30% xuất khẩu lúa mì toàn cầu và chiếm 80% xuất khẩu hạt dầu hướng dương của thế giới.

Lực lượng của Nga đã chặn các tàu chở lúa mì từ các cảng trên Biển Đen – một tuyến thương mại chủ chốt của mặt hàng này. Chiến tranh cũng tàn phá các vùng trồng lúa mì của Ukraine, khiến an ninh lương thực thêm phần bị đe dọa.

Giá lúa mì thế giới đang ở mức cao nhất kể từ năm 2008 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Giá dầu hạt hướng dương đang tăng khắp nơi trên thế giới. Nỗi lo khan hiếm thực phẩm đang khiến người dân ở nhiều nước châu Âu đổ xô đi mua dầu ăn và bột mì về tích trữ.

Cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn khi giá phân bón leo thang, khiến nông dân trên toàn cầu phải cắt giảm diện tích đất canh tác. Nga là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng cung cấp dinh dưỡng cho đất như bồ tạt, amonia và urea.

EU đã lên kế hoạch phân bổ 500 triệu Euro, tương đương 550 triệu USD, để giúp nông dân ứng phó với đà tăng của giá xăng dầu, giá thức ăn chăn nuôi và phân bón. Khối này cũng cho phép nông dân canh tác trên các vùng đất bỏ hoang nhằm tăng sản lượng, góp phần kiềm chế cơn sốt giá và giảm nguy cơ khan hiếm lương thực.

Gía Nikel  lên cơn sốt

Trong “bão giá” hàng hoá cơ bản liên quan tới cuộc chiến tranh của Nga ở Ukraine, một kim loại có mức biến động giá nổi bật hơn cả.

Hôm 8/3, giá nickel tăng gấp đôi lên hơn 100.000 USD/tấn, khi một công ty nickel lớn của Trung Quốc là Tsingshan Holding buộc phải mua một khối lượng lớn nickel để đóng trạng thái bán khống. Biến động này diễn ra giữa lúc các nhà giao dịch lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung do chiến tranh Nga-Ukraine, khiến Sở giao dịch kim loại London (LME) phải tạm ngừng giao dịch nickel.

Nga chiếm 10% sản lượng toàn cầu nickel – kim loại được dùng để sản xuất pin lithium-ion và thép không gỉ. Giá nickel ở LME đã giảm về mức khoảng 30.000 USD/tấn, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức giá trước khi xảy ra chiến tranh. Giá nickel tăng cao gia tăng thách thức đối với các nhà sản xuất xe điện vốn dĩ đang phải chống chọi với giá nguyên vật liệu gia tăng trong mấy tháng qua, như giá lithium và cobalt.

Giá cả đầu vào không ngừng đi lên đã buộc hãng xe điện lớn nhất thế giới Tesla tăng giá nhiều mẫu xe. Hơn một chục nhà sản xuất xe điện Trung Quốc cũng tăng giá bán xe trong những tháng gần đây.

(Theo Vneconomy)

 

Kinh tế toàn cầu bị đảo lộn vì căng thẳng Nga- Ucraina

0

Chỉ trong vài ngày, kinh tế Nga bị cô lập, giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt, hàng loạt công ty khắp thế giới gấp rút điều chỉnh hoạt động tại đây.

Kinh tế Nga hiện lớn thứ 11 thế giới, với GDP 1.500 tỷ USD, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). Một tuần trước, hoạt động thương mại về năng lượng của Nga vẫn còn rất nhộn nhịp. Họ xuất khẩu hàng triệu thùng dầu mỗi ngày với sự trợ giúp của các hãng dầu lớn. Các công ty phương Tây vẫn hoạt động tại Nga và nhà đầu tư vẫn cho doanh nghiệp nước này vay.

Nhưng chỉ một tuần sau, các lệnh trừng phạt đang khiến các ngân hàng lớn nhất Nga tê liệt. Các nhà buôn xa lánh dầu của Nga. Các công ty phương Tây đóng cửa hàng hoặc rút khỏi đây. Cổ phiếu của Nga bị loại khỏi các chỉ số toàn cầu. Nhiều cổ phiếu công ty niêm yết của Nga cũng bị ngừng giao dịch tại New York và London. Mọi thứ gần như đảo lộn hoàn toàn.

Các lệnh trừng phạt

Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin mở chiến dịch quân sự tại Ukraine đã vấp phải phản ứng chưa từng có từ Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Nhật Bản, Australia và nhiều nước khác. Kể cả Thụy Sĩ – vốn nổi tiếng trung lập, cũng cho biết sẽ áp trừng phạt lên Nga.

Phương Tây đã cấm hai ngân hàng lớn nhất Nga – Sberbank và VTB – tiếp cận trực tiếp đôla Mỹ. Họ cũng loại 7 ngân hàng Nga khỏi SWIFT – hệ thống hỗ trợ thanh toán và kết nối các tổ chức tài chính toàn cầu. Liên minh này đang nỗ lực ngăn Ngân hàng trung ương Nga bán đôla và các ngoại tệ khác để hỗ trợ đồng ruble và nền kinh tế.

Hôm 2/3, Mỹ tiếp tục công bố lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực lọc dầu của Nga. Tổng cộng, các lệnh trừng phạt đang phong tỏa gần 1.000 tỷ USD tài sản của Nga, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire hôm 1/3 cho biết.

“Phương Tây khiến nhiều người ngạc nhiên khi theo đuổi chiến lược gây sức ép kinh tế lớn lên Nga, thông qua việc cô lập Nga khỏi các thị trường tài chính toàn cầu”, Oliver Allen – kinh tế trưởng tại Capital Economics nói, thêm rằng “nếu Nga vẫn duy trì hướng đi hiện tại, các lệnh trừng phạt có thể chỉ là khởi đầu cho quá trình cắt đứt sợi dây liên kết về tài chính và kinh tế của Nga với thế giới”.

Giá dầu thô tăng 20%

Kinh tế Nga quan trọng với thế giới nhờ tài nguyên dầu khí khổng lồ. Dù đến nay, phương Tây chưa nhắm trực diện vào hoạt động xuất khẩu dầu khí của Nga, giá năng lượng toàn cầu vẫn tăng vọt.

Dầu Brent đã tăng 20% trong một tuần qua, tiến sát 120 USD/ một thùng hôm 3/3. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2012. Dầu thô Mỹ cũng lên cao nhất 14 năm. Tại châu Âu, giá bán khí đốt tự nhiên lập đỉnh mới hôm 2/3 – gấp đôi cuối tuần trước.

Trong khi đó, dầu thô Nga hiện giao dịch ở mức thấp nhất trong hơn 30 năm. Nga khó bán dầu cho những người mua nước ngoài do lo ngại bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt. Nhiều hãng dầu lớn trên thế giới cũng đang dừng hoạt động tại Nga.

Việc giá năng lượng tăng mạnh khiến nhiên liệu trên toàn thế giới trở nên đắt đỏ, làm tăng chi phí đi lại. Việc này cũng sẽ khiến lạm phát tăng tốc, kéo tụt tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khiến các ngân hàng trung ương khó xử khi vừa phải kích thích kinh tế, vừa phải kiềm chế lạm phát.

Giá các hàng hóa khác cũng tăng vọt

Cuộc khủng hoảng đã tạo thêm sức ép lên chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã rất căng thẳng. Nga và Ukraine đóng góp 14% sản xuất và 29% xuất khẩu lúa mì toàn cầu. Giá lúa mì trong các hợp đồng tương lai tăng khiến sản phẩm này đắt đỏ hơn với các hãng chế biến lương thực. Người tiêu dùng có khả năng sẽ phải chịu giá cao.

Giá dầu cọ cũng tăng vọt khi các thị trường đổ xô tìm sản phẩm thay thế do dầu hướng dương tắc nghẽn ở các cảng thuộc Biển Đen.

Nếu chiến dịch quân sự tại Ukraine kéo dài sang năm sau, và Nga cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu 6 tháng để trả đũa các lệnh trừng phạt, lạm phát ở eurozone sẽ chạm đỉnh 7% quý III năm nay, theo Oxford Economics. Con số này ở Anh sẽ là 10%.

Nga sẽ gánh phần lớn hậu quả kinh tế. Trong nghiên cứu của Oxford Economics, GDP Nga năm 2023 sẽ giảm 7% so với kịch bản không có chiến dịch quân sự. Tăng trưởng toàn cầu năm sau cũng sẽ giảm 1,1%.

Kế hoạch kinh doanh đảo lộn

Dù ngành năng lượng Nga chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhiều hãng dầu lớn nhất thế giới đang rời khỏi nước này, hoặc ngừng đầu tư mới vào các dự án khoan thăm dò.

ExxonMobil hôm thứ ba cho biết đang rời dự án cuối cùng tại Nga – Sakhalin-1. Đây là “một trong những khoản đầu tư quốc tế trực tiếp lớn nhất tại Nga” của họ. Một công ty con của Exxon điều hành dự án này. Quyết định trên sẽ chấm dứt sự hiện diện hơn 25 năm qua của hãng tại đây.

BP, Shell và Equinor tuần này cũng cho biết có ý định rời khỏi Nga, chấp nhận thiệt hại hàng tỷ USD. TotalEnergies (Pháp) cũng đã ngừng đầu tư mới tại đây.

Ngoài năng lượng, doanh nghiệp nhiều ngành khác cũng gấp rút điều chỉnh hoạt động kinh doanh tại Nga. Các đại gia công nghệ, xe hơi, bán lẻ, hàng không, vận tải biển đều đã tạm ngừng hoạt động. Các ngân hàng phương Tây đang cố đánh giá nguy cơ từ thị trường tài chính Nga. Hai hãng thẻ Visa và Mastercard không còn có mặt ở Nga nữa. Còn Boeing và Airbus cũng ngừng hỗ trợ các hãng bay Nga.

(Eska tổng hợp)