028 6258 8193 - 028 6258 8195

eska.hainguyen@gmail.com

201 Nguyễn Xí, P. 26, Q. Bình Thạnh, TPHCM

Trang chủ Blog Trang 19

Thị trường nguyên liệu dầu gốc Châu Á, tháng 7: giá giảm, nguồn cung cải thiện!

0

Sau nhiều tháng nguồn cung dầu gốc cực kỳ thiếu hụt và giá tăng liên tục, điều kiện đáp ứng một số loại dầu gốc bắt đầu cải thiện, nhưng thị trường vẫn chưa dồi dào. Điều này đã dẫn đến các xu hướng hỗn hợp về giá cả, với giá giao ngay cho một số loại tăng lên,có loại ổn định và một vài loại giảm nhẹ…

Biên lợi nhuận dầu gốc tăng cao, một số nhà máy lọc dầu đã khởi động lại sau thời gian tạm dừng vì lý do bất khả kháng hay kế hoạch bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, việc khởi động lại một số nhà máy dầu gốc ở châu Á, cụ thể là ở Hàn Quốc và Nhật Bản, trùng hợp với nhu cầu tiêu thụ giảm từ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi coronavirus tăng vọt . Nhiều nước phong tỏa trở lại dẫn đến giảm hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh, hạn chế sự di chuyển của dân số dẫn đến một cảm giác sự hồi phục kinh tế không chắc chắn tại châu Á.

Ngay cả Trung Quốc, nước đã bắt đầu phục hồi sau đợt đại dịch đầu tiên sớm hơn hầu hết các quốc gia vào năm ngoái cũng có dấu hiệu chậm lại. Sau vài tuần tăng tốc sản xuất nội địa, trữ lượng dầu gốc Trung Quốc khá dồi dào và có hiện tượng xuất khẩu ngược ra khu vực Đông nam Á và Ấn Độ. Thì nay, trước chính sách giảm hạn ngạch nhập khẩu dầu thô và các điều kiện nghiêm ngặt hơn đối với việc xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ tinh chế, Trung quốc đã nhập khẩu trở lại dầu gốc, đặc biệt là một số loại có độ nhớt cao thuộc Nhóm I từ Thái Lan.

Trung Quốc đã giảm mua sản phẩm nhập khẩu trong ba tháng qua, đặc biệt là khi dầu gốc từ Đông Nam Á được bán dưới dạng phải đấu thầu và ưu tiên cho vận chuyển tới các nhà máy pha chế trong khu vực.

Thị trường Ấn Độ, đã có sự hồi sinh khi các lệnh phong tỏa được gỡ bỏ, sau khi chính quyền kiểm soát được làn sóng lây nhiễm khủng khiếp của Coronavirus với biến chủng Delta. Trong khi đó, những quốc gia khác đang phải đối phó với tỷ lệ lây nhiễm gia tăng. Indonesia – một quốc gia tiêu thụ dầu nhớt ô tô lớn – đã trở thành tâm chấn COVID-19 mới của châu Á. Điều này có thể ảnh hưởng đến tiêu thụ dầu gốc và dầu nhớt giảm mạnh trong những tuần tới.

Phân khúc Nhóm II dự kiến sẽ vẫn còn thiếu hụt khi nhà máy Formosa đang bảo dưỡng ở Mailiao, Đài Loan. Nhà máy có công suất 600.000 tấn/năm, dầu gốc nhóm II. Nguồn cung giao ngay không có tại đây để đảm bảo tồn kho cho các hợp đồng đã ký.

Giá dầu gốc Nhóm I và II ổn định và giảm nhẹ. Đồng thời, nguồn cung Nhóm III đang thiếu đã đẩy giá lên mức cao hơn.

Giá Ex- tank Singapore ổn định  trong tuần. Nhóm I SN150 ổn định ở mức $ 950 /t – $ 980 / t, nhưng SN500 đã giảm $ 20 / t xuống $ 1,480 / t – $ 1,520 / t. BS giảm 20 USD/t ở mức 1.830 USD/t-1.870 USD/t.

Nhóm II 150N giảm 20 USD/t ở mức 960 USD/t-1.000 USD/t, trong khi 500N đang giữ mức 1.450 USD/t-1.490 USD/t.

Giá FOB Châu Á, Nhóm I SN150 giảm 20 USD/t xuống còn 810 USD/t-850 USD/t, và SN500 cũng giảm 20 USD/t xuống 1.450 USD/t-1.490 USD/t. BS điều chỉnh giảm mạnh hơn 40 USD/t xuống 1.730 USD/t-1.770 USD/t.

Nhóm II 150N giảm $ 20/ t ở mức $ 820/ t – $ 860/ t, trong khi 500N và 600N ổn định ở mức $ 1,290/ t – $ 1,330/ t, FOB Asia.

Trong phân khúc Nhóm III, giá tăng do thiếu hàng. Loại 4 cSt tăng 10 USD/t ở mức 1.420- 1.460 USD/t và 6 cSt cũng cao hơn 10 USD/t ở mức 1.430 USD/t-1.470 USD/t. Loại 8 cSt tăng 10 USD/t cũng  lên 1.360-1.400 USD/t, FOB Asia.

Tính từ đầu tháng 7, giá dầu gốc Nhóm I,II giảm trung bình $40/tấn, có loại giảm $60/tấn., theo FOB Châu Á. Giá Nhóm III, ngược lại, tăng cũng $30-40/tấn tùy theo độ nhớt.

Thượng nguồn, hợp đồng tương lai dầu thô tăng sau khi giảm vào đầu tuần khi nhu cầu dự kiến sẽ vượt qua nguồn cung trong nửa cuối năm do các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi sau tác động của đại dịch coronavirus.

Vào ngày 22/7, hợp đồng tương lai tháng 9 dầu Brent được giao dịch ở mức $73,62/ thùng trên sàn giao dịch ICE Futures Europe có trụ sở tại London, từ mức $73,99/thùng vào ngày 15/7.

Thị trường dầu nhớt Việt nam, tháng 7/2021.

Kể từ đầu tháng 6/2021, Việt nam đã đối diện với làm sóng lây nhiễm Coronavirus lần thứ 4 với mức độ lây lan nhanh bởi biến chủng Ấn Độ (Delta). Sự bùng lên của dịch bệnh tập trung vào các trung tâm công nghiệp và các đô thị tập trung mật độ dân cư cao cả phía Bắc và phía Nam.

Gần 2 tháng, Việt nam tiếp tục các biện pháp mạnh với tiêu chí “mục tiêu kép” vừa kiểm soát bệnh dịch và vừa phát triển kinh tế. Trong đó kể đến các biện pháp thông dụng như cách ly, truy vết, giãn cách hay phong tỏa,…đã ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động kinh tế trên cả khu vực rộng lớn.

Thị trường dầu nhớt Việt nam tháng 6,7 vẫn trong tình trạng…trầm lắng do nhu cầu giảm mạnh và sự biến động giá tăng cao từ đầu năm đến hết tháng 6/2021. Việt nam vẫn đang cần động lực sản xuất công nghiệp, chế tạo,..phục vụ xuất khẩu, nhưng mảng tiêu thụ dầu nhớt lớn nhất: giao thông vận tải…đang gặp thách thức lớn khi các doanh nghiệp đang cố “tồn tại” trong “bất động”!

Tất cả các phân khúc đều có mức tiêu thụ giảm kỷ lục và tình hình khó cải thiện cho đến hết năm nếu Việt nam không đủ lượng Vaccine tiêm chủng cho người dân để mở cửa lại nền kinh tế.!

24/7/2021, Hà nội bắt đầu giãn cách!

Theo ESKA, Made in Singapore

Lược dịch Lube Report Asia, 16-23/6/2021.

Đi tìm trật tự trong …hỗn loạn!

0

 

… Bươm bướm luồn hoa lơ lửng lượn,
Chuồn chuồn đạp nước ngẩn ngơ bay…

Khúc Giang, Đỗ Phủ
(trích trong Đỗ Phủ, của nhà thơ Phan Ngọc)

 “Một con bướm vỗ cánh ở Brazil có thể gây ra chăng gió lốc tại Texas?”

Được nhà khí tượng học người Mỹ Edward Lorenz tuyên bố tại Washington về “khả năng dự báo”, ngày 29.12.1979, tức cách đây hơn 40 năm.

Từ cổ đến kim, cánh bướm đại diện cho hình hài mong manh, chập chờn…thoáng chốc. Trang Tử có giấc “mộng hồ điệp” không biết mình hóa bướm hay bướm hóa mình? Đỗ Phủ với cuộc đời đầy đau khổ cũng thưởng ngoạn “bướm với hoa” như một cảnh đẹp chóng qua…trong bối cảnh nhân tình thế thái thay đổi. Thế nhưng, cánh bướm vỗ của Lozenz khởi đầu một ngành khoa học mới ra đời: lý thuyết của sự hỗn loạn, mà Lorenz đi tiên phong khoảng đầu những năm 1960.

Thế nào là hỗn loạn? Đứng trước hỗn loạn người ta cảm thấy bất lực vì không biết tình hình sẽ diễn biến ra sao! Không biết tại sao, thế nào và có thể làm gì? Một tình hình như vậy dĩ nhiên có nhiều yếu tố, nhiều tham số có thể nhận biết, nhưng cái khó là làm chủ được sự biến thiên của một tổng thể hỗn loạn. Người làm khoa học từ trước tới nay nói chung vẫn theo một bài bản: quan sát, lập mô hình, dự báo, thí nghiệm hay/và kiểm nghiệm. Dự báo một cách chính xác (có thể) có nghĩa là lập ra các hàm số biến thiên theo thời gian để tính toán cái sẽ xảy ra trong tương lai, trong điều kiện biết rõ những điều kiện khởi đầu. Nhưng có đơn giản vậy không?

Bài học sau “hỗn loạn” ngành công nghiệp Dầu nhớt.

Trong kinh doanh việc lập kế hoạch hay kịch bản cần phải biết nguyên lý kinh doanh cơ bản, giờ đây sẽ được coi trọng hơn nếu dựa trên những bài học kinh nghiệm từ COVID-19 và những yếu tố ngoại biên khác. Có ai nghĩ rằng hệ lụy của việc phong tỏa trên phạm vi toàn cầu, năm 2020, đẩy nhu cầu đi lại của nhân loại xuống mức thấp nhất đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dầu mỏ cả thượng nguồn (khai thác) và hạ nguồn (chế biến sản phẩm)?  Nguồn dầu thô dư thừa, thiếu kho để dự trữ, các nhà máy lọc dầu phải đóng cửa vì nhiêu liệu không được tiêu thụ hết. Kéo theo đó, nguồn nguyên liệu (feedstock) sản xuất dầu gốc, là thành phần nguyên liệu chính của ngành công nghiệp Dầu nhớt, bị thiếu hụt.  Các tác động khác như bão “Frankenstorms” là hình thái pha trộn các cơn bão và lốc xoáy mùa đông vào năm ngoái ở phía tây nam Hoa Kỳ (Taxas), khủng hoảng tắc nghẽn kênh đào Suez vào đầu năm nay, hay hỏa hoạn cũng như sự cố nổ tại một số nhà máy lọc và hóa dầu tại Nhật bản, châu Âu…

Các công ty bắt đầu xem xét việc chuẩn bị tốt hơn cho các trường hợp khẩn cấp và dự phòng, thông qua phân tích và đánh giá lại chuỗi cung ứng. Do đó, nhiều vấn đề do đại dịch gây ra cho thấy những người hoạt động trong ngành Dầu nhớt không thể trông đợi vào các nguồn nguyên liệu đến từ xa, sẽ không trung thành nhà cung cấp nào cả, và có thể phải xem xét ưu tiên nguồn cung trong phạm vi địa lý gần hơn, để có thể tiếp tục quản lý chuỗi cung ứng mà không có quá nhiều gián đoạn về vận chuyển.

Sự bất ổn về nguồn và giá dầu gốc bắt buộc các nhà sản xuất tại Trung quốc ưu tiên sử dụng nguồn dầu gốc trong nước sản xuất trong nước bắt đầu từ tháng 4/2021, mặc dù, chất lượng dầu gốc nội địa của Trung quốc chưa theo kịp chất lượng trong khu vực và cả trên thế giới, Sinopec là một ví dụ…

Đại dịch Covid-19 nhận ra bài học về cách quản lý vấn đề tốt hơn hay cách có thể làm những gì thông qua kinh nghiệm/ sự hiểu biết đạt được để mang lại lợi ích. Như các nhà máy, văn phòng sẽ giảm nhân viên và nhân sự nhưng vẫn hoạt động trơn tru ở tương lai mà không gặp nhiều gián đoạn bởi các tác động không lường trước. Nên phải dự báo…

Khó khăn của Việt nam…

Việt nam đã kiểm soát tốt trong cả 3 đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 kể từ tháng 1/2020. Nhưng từ tháng 4/2021, với biến thể Delta, chu kỳ lây lan của virus nhanh hơn…Việt nam phải đối mặt với đợt lây nhiễm thứ 4 lan rộng…bắt đầu ở phía Bắc với Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội. Sau đó, lan đến phía Nam với Sài Gòn, Bình Dương, Long An,…kể từ trung tuần tháng 5/2021. Cho đến nay, hầu như tất cả các tỉnh/thành phía Nam đều có dịch lây lan trong cộng đồng, nhất là các địa phương có mật độ dân số cao và các Khu công nghiệp (KCN) với lượng công nhân đông đúc…

TP HCM có 1,6 triệu công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, chế xuất. Đồng Nai có 1,2 triệu và Bình Dương 1 triệu lao động. Ba tỉnh thành chiếm khoảng 1/4 tổng số công nhân cả nước. Chưa kể Long An, BR-VT,..cả khu vực phía Nam. Nhưng theo thống kê có 30 triệu người lao động ảnh hưởng do dịch bệnh.

Các tỉnh/thành bắt đầu nhận ra sự “nguy hiểm” của người đến từ Sài Gòn nên có nhiều cách để ngăn chặn…Nhưng sẽ thất bại nếu chỉ đứng trên cách nhìn địa phương để cấm sự dịch chuyển qua làn ranh địa giới. Cần có cái nhìn tổng thể hơn khi biết rằng biến thể Delta dễ dàng lây nhiễm không cần phải có sự tiếp xúc…Cho nên, không sớm thì muộn, tất cả địa phương sẽ rơi vào việc chống đỡ bệnh dịch. Giới khoa học đã phân tích và có những khuyến nghị cần thiết để dần dần …sống an toàn với bệnh dịch như các nước khác đã làm. Nhưng, Việt nam với dân số xấp xỉ 100 triệu dân, cho thấy khó khăn của Chính quyền khi bảo vệ hết tất cả mục tiêu về sức khỏe và kinh tế của đất nước…

Chỉ số đơn hàng sản xuất PMI (44,1) giảm mạnh kể từ tháng 6/2021

“Các biện pháp phong tỏa và tình trạng đóng cửa công ty tạm thời như là những nhân tố làm giảm mạnh cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 6. Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài cũng giảm khi những khó khăn trong khâu vận tải và tình trạng khan hiếm container đã làm trầm trọng hơn ảnh hưởng của đợt bùng phát các ca nhiễm virus.

Những khó khăn trong hoạt động vận tải, cộng với tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu và những hạn chế liên quan đến đại dịch, đã làm kéo dài đáng kể thời gian giao hàng của nhà cung cấp. Các nhà sản xuất Việt Nam đã cắt giảm số lượng nhân viên và hoạt động mua hàng trước tình trạng khối lượng công việc giảm vào cuối quý 2. Việc làm đã giảm lần đầu tiên trong năm tháng, và với mức giảm mạnh và là nhanh thứ nhì kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 3/2011.” (Theo IHS Markit)

Đi tìm trật tự trong…hỗn loạn.

Lorenz là người nhận thấy rằng các phương trình biến thiên của khí tượng thuộc vào loại các phương trình rất “nhạy cảm”; đến nỗi nếu thay đổi tham số ban đầu một chút thôi, bằng cái vỗ cánh của con bươm bướm, thì mô hình dự báo một tuần, một tháng… sau sẽ khác hẳnGió lốc có thể xảy ra!

Tóm lại đây vẫn là con bươm bướm mộng ảo! Cả cánh vỗ và bão tố đều nằm trong mô hình chứ không phải trong cuộc đời. Bước đầu của “hỗn loạn học” là sự ghi nhận dứt khoát, một bản án cuối cùng về sự bất lực của khoa học chính xác trước một số hiện tượng. Khi dự báo được thì có thể “tránh hỗn loạn”… tiêu cực (trong vận hành turbine, hệ thống điều khiển tự động) hay “gây hỗn loạn”… tích cực (sự trộn lẫn nhiên liệu và không khí cưỡng bức bởi turbocharger trong buồng đốt để tăng công suất động cơ)!

Việt nam có sự chậm trễ trong việc dự đoán “làm sao để có thể sống trong đại dịch Covid-19” mặc dù thành công trong việc ngăn chặn năm 2020. Theo Tiến sĩ Vũ Thành Tự An (ĐH Fulbright VN) khoảng 25.000 tỷ Đồng dự kiến cho Vaccine không có trong ngân sách của Việt nam, năm 2021, cho đến khi có nghị quyết của Quốc hội thì số tiền này được trích từ Quỹ dự phòng và tiết kiệm chi thường xuyên. Nay người dân và doanh nghiệp đã đóng góp cho Quỹ Vaccine đã hơn số tiền trên. Nhưng thiệt hại về kinh tế nói chung là con số không thể đo đếm được!

Thế giới cho thấy để tồn tại cần phải có công nghệ và nguồn lực chứ không chỉ ý chí và tinh thần. Cho đến nay ai cũng hiểu cần có vaccine để sống chung với đại dịch và đó là điều chưa chắc chắn bởi các biến thể có thể kháng Vaccine,nhưng, “có còn hơn không”!

Sài Gòn lúc nào cũng tiên phong, kể cả tiên phong…bệnh dịch!

Nhưng đó là cái may mắn của Sài Gòn!

Đêm rạng, ngày 19/7/2021. Sài Gòn tiếp tục giãn cách cùng 18 Tỉnh/Thành phía Nam!

Theo ESKA, Made in Singapore

Bài viết có sử dụng tư liệu và số liệu từ internet.

Đi tìm thương hiệu Dầu nhớt…Sài Gòn!

0

Bối cảnh dịch Covid lan nhanh tại Sài gòn và các tỉnh, thành.

Sài gòn có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm, từ những ngày đầu khai hoang, lập ấp của người dân vùng duyên hải miền Trung đi theo nhánh sông Xoài Rạp lên vùng cù lao Phố (nay thuộc Biên Hòa) sinh sống. Nhưng chính thức sử sách ghi: năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, khi đó bao gồm Sài Gòn và các tỉnh xung quanh hiện nay (Tây Ninh, Long An…), trong đó huyện Tân Bình là chỉ vùng đất Sài Gòn.

Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor theo tiếng Khmer của người dân bản địa, có nghĩa là “thành trong rừng”. Vì sự sụp đổ của đế chế Khmer, vùng Nam Bộ trở thành đất vô chủ bị người Việt lấn dần, về sau đã sáp nhập vào Đại Việt nhờ công cuộc khai phá miền Nam của chúa Nguyễn.

Trải qua nhiều cuộc binh biến “bể dâu” Sài Gòn từng là thành đô, và là hòn ngọc vùng Viễn Đông với sự phát triển vượt bậc về văn hóa, giáo dục và hạ tầng,.. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành Tp.Hồ Chí Minh, nhưng người dân vẫn thích gọi “Sài Gòn” vì sự gần gũi và đơn giản.
Giữ chặt sợi dây quá khứ nên “người Sài Gòn” hay …hoài cổ! Thích nói đến chuyện xưa, chuyện cũ. Có những người trẻ cũng thao thao bất tuyệt: “Hồi xưa tao đi lính…!” Nhưng mà có đi đâu? Vì “người Sài Gòn” thích nghe nhạc Bolero, “Sến” theo giai điệu dìu dặt mang hồn phố thị phảng phất nỗi buồn chiến chinh. Có những địa danh, tên đường làm “người Sài Gòn” không quên: dốc Sương mù, đường Duy Tân, Yên Đỗ,..và nhiều nữa. Có những địa danh thay đổi nhưng vẫn quen miệng khi có người hỏi đường vô…Chợ Lớn, Mã Lạng, hay Đại Thế giới hả? …Nhưng có một nơi nghe là …không muốn vô: “Chí Hòa”! Khu Hòa Hưng!

“Người Sài Gòn” vui tính đến lảng …nhách! Coi tuồng “Tiếng trống Mê Linh”, khi Thi Sách bị Thái thú Tô Định giết… Trong giây phút hấp hối, tài tử Thanh Sang (Thi Sách) còn lên… vọng cổ, trong đoạn diễn ca “Mê Linh biệt khúc”, rồi mới …nghẻo! Khán giả cũng vỗ tay …rần rần, chẳng ai bi khóc. Đó là cái…hồn nhiên của người Sài Gòn!
Nhưng “Người Sài Gòn” cũng rất…lãng mạn. Thích những chuyện tình éo le cỡ “trong một đêm duyên kiếp, em đã mang giọt máu oan cừu!”, hay lâm ly như “Nữa đời hương phấn” nhưng cũng thương tâm như bài hát “Chuyện tình Mộng Thường”…

Tại sao lại viết “Người Sài Gòn”? Vì đây là vùng đất hội tụ người khắp các vùng miền trên cả nước. Như đề cập lịch sử Sài Gòn ngót nghét hơn 300 năm, nên người gốc Sài Gòn cũng ít. Mà cũng gốc gác gì có xa? Cũng vài ba đời cụ nội hay cụ Cố di cư tìm vùng “đất lành” so với cái khắt nghiệt của vùng miền Trung nắng cát. Dân Sài Gòn là tứ xứ. Vài ba năm ở Sài Gòn, ai hỏi:”Mày người ở đâu?”, không ngại ngần đáp: ”Sài Gòn!”. Nghe trong cuống họng pha lẫn chút tự hào, thì đó, người Sài Gòn rộng lượng và hào sảng vậy!

Đến năm 2019, dân số Sài Gòn gần 9 triệu người và cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam.Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của Sài Gòn, năm 2018 là gần 14 triệu người. Năm nay chắc cũng hơn tầm đó chút vì “Đi Bình Dương” cũng nhiều.
Người Sài Gòn giản dị, không nhìn bề ngoài để đánh giá. Làm ăn vài ba năm, tùy người, tích cóp mua đất vùng ven rồi xây “căn nhà ngoại ô”, dần dần, đô thị lan ra cũng thành nhà quận…trung tâm Sài Gòn. Người đến từ miền Tây thì ít chăm chút hơn nên thôi thì cũng căn gác trọ cũng qua ngày “ăn nhiều chứ ở bao nhiêu?” đó là câu cửa miệng của người Sài Gòn. Sài Gòn đông đúc, chật chội trong những con hẻm, những khu nhà trọ,…tìm số nhà muốn xỉu!

Nền kinh tế Sài Gòn đến từ đâu?

Nói không ngoa, kinh tế Sài Gòn đến từ mọi ngóc ngách, từ đường lớn, đường nhỏ, mặt tiền cho đến mặt hẻm đủ lọt …một người qua. Ở Sài Gòn chỉ cần sức khỏe, cần cù siêng năng. Trước đây còng lưng với xích lô đạp, rồi xe ôm, sau thì Uber, Grap, ..rồi làm shipper, nói chung, ở Sài Gòn hễ ra đường là có thể kiếm tiền sống…trừ trộm cướp. Nền kinh tế Sài Gòn theo dân gian nói là …chợ búa! Nên 62% hướng về dịch vụ, theo thống kê năm 2020, nên dịch bệnh, hết Chỉ thị 15 đến 10 rồi 16…nền kinh tế này còn lại những gì? Bao nhiêu là người…trắng tay. Mà Sài Gòn có …bệnh thì chắc chắn cả nước cũng sẽ …đau. Không phải đau thương cho Sài Gòn mà đau vì …thiếu dưỡng chất để nuôi cả cơ thể. Thật vậy! Sài Gòn đóng góp khoảng 27% về ngân sách cả nước và 22% GDP (năm 2019). Trong đó, mỗi người Sài Gòn cũng đóng góp không nhỏ thông qua …thuế sản phẩm, thuế thu nhập cá nhân và cả thuế doanh nghiệp. Nên có thể nói người Sài Gòn rất…phóng khoáng trong chi tiêu là vậy, vì đây là đất của những con người hào sảng, ít ky bo và tính toán chuyện nhỏ nhặt.

Nói hẹp hơn chút, nền kinh tế Sài Gòn tác động lớn đến nền kinh tế các tỉnh thành phía Nam, và đặc biệt là các tỉnh thành lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, BR-VT,…Có thể nói khu công nghiệp (KCN) đầu tiên của Việt nam là Khu Kỹ nghệ Biên Hòa – Sonadezi (KCN Biên Hòa 1) là của người Sài Gòn đầu tư xây dựng năm 1963. Thị trường Sài Gòn tiêu thụ hàng hóa dường như tất cả nông-lâm-thủy và súc sản từ miền Trung cho đến mũi Cà Mau…


Sài Gòn đã bao dung che chở, nuôi dưỡng biết bao người con trên cả nước. Sài Gòn là cái nôi của giáo dục cả nước, là nơi hội tụ những cá nhân kiệt xuất, nơi lĩnh hội những tinh hoa học thuật hay đơn giản là muốn tìm cái mới thì tìm đến đất Sài Gòn.
Tất cả những điều đó tạo nên con người Sài Gòn: khí khái, trọng tình trọng nghĩa…

Năm nay, 2021, ở đất Sài Gòn:
Người Sài Gòn …nghèo đi. Có thể một số người con của Sài Gòn …quy cố hương, khi mảnh đất này không còn dễ dàng tìm kiếm việc làm vì mảng dịch vụ gần như đóng băng.
Mảng vận tải chỉ còn lây lất phục vụ xuất nhập khẩu, lượng hàng hóa qua các Cảng biển ở Sài Gòn, nhất là hàng container xuất khẩu tăng 17%, nhập khẩu tăng 26%, tính chung tổng lượng hàng hóa tăng 22% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2020. Vận tải hành khách thì đang kêu cứu vì tất cả giao thông công cộng và liên tỉnh dừng liên hồi.
Các nhà máy, xí nghiệp vẫn sản xuất trong nơm nớp lo sợ…chống dịch và chi phí vận hành và cả nguyên vật liệu, nhiên liệu xăng dầu… tăng quá xá!

Đi tìm thương hiệu Dầu nhớt Sài Gòn giờ …khó. Vì Sài Gòn là đầu mối giao thương và cởi mở. Thị trường Sài Gòn dầu nhớt nhập khẩu nhiều nhãn hiệu. Đa số tìm kiếm thương hiệu có sẵn, có bề dày lịch sử hay có …hình ảnh mang tính quốc tế là có thể … kiếm cơm. Hay cũng theo xu hướng chuộng giá…vừa tầm (không giá nói là rẻ) từ một số nước vùng Vịnh.

Thật ra thương hiệu dầu nhớt Sài Gòn đầu tiên là Vilube với nhà máy pha chế đầu tiên tại ICD Sotrans (Thủ Đức) năm 1995, cũng một thời nổi tiếng cả nước, sau này bán hết cho Motul. Theo sau đó là Nikko (Phúc Thành), chỗ dốc Thiên thu (xa lộ Hà nội), Thủ Đức, nhưng nhà máy chính tại Cần Thơ. Cùng thời đó có Indo Petrol (Đông Dương) ở Long An và Mekonglube (MêKông, nhà máy tại Vĩnh Long), Lâm Tài Chánh (LaTaCa) ở Bình Chánh. Tất nhiên ở Nhà Bè có PLC (kho A, trước 1975 là của Esso) và BP Petco (lúc chưa mua Castrol, liên doanh với Petrolimex, nhà máy tại Kho B, trước 1975 là của Shell); nhưng PLC thuộc về phía Bắc, còn BP thuộc về ..đại gia BP ai cũng biết!
Chung quy lại, thương hiệu dầu nhớt Sài Gòn trước đây chỉ có Vilube.

Năm 2010, ESKA thành lập tại Sài Gòn, lấy thương hiệu của Nhóm Blackgold (Singapore). Năm 2017, ESKA lấy luôn thương hiệu ESKA Singapore vì có văn phòng tại Singapore và nhà máy sản xuất tại Singapore.
Nhưng ESKA Singapore là thương hiệu Dầu nhớt Sài Gòn chính hiệu! Đó là lời khẳng định đi ngược với xu hướng lấy thương hiệu quốc tế như Mỹ, Châu Âu, Châu Úc hay Châu Á,..nhưng sản xuất ở…đâu đâu á!
Cũng như Cố nhà lập quốc Singapore Lý Quang Diệu là người …Sài Gòn vậy!
“Trong số ra ngày 29/8/1992, báo Straits Times của Singapore đã đưa ra một thông tin khiến độc giả nước này ngạc nhiên về cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu. Đó là bài viết mang tựa đề “Cựu Thủ tướng Lý là người Việt Nam?” (Senior Minister Lee is a Vietnamese?) xuất hiện ở trang 28 của số báo (hiện lưu trữ trên trang web của Thư viện Quốc gia Singapore).

Bài báo đã đặt ra nghi vấn rằng, phải chăng ông Lý Quang Diệu là một người Việt gốc Hoa, sinh ra ở Biên Hòa và sống những ngày thơ ấu cùng anh trai tại vùng đất cách Sài Gòn 30km.
Nghi vấn này dựa trên những tin đồn từ cộng đồng Hoa kiều, theo đó gia tộc của ông Lý Quang Diệu đã đến Biên Hòa lập nghiệp từ nhiều thế hệ trước khi ông ra đời.

Cha đẻ của ông Lý Quang Diệu là một người nông phu ở ấp Tân Thành, Biên Hoà. Cuộc sống của gia đình ông tại Việt Nam khá khó khăn. Khi 5 tuổi, ông Lý Quang Diệu được một cặp vợ chồng Hoa kiều Singapore giàu có nhận làm con nuôi và đưa về Singapore ăn học. Sau này, khi đã lên làm Thủ tướng, ông Lý có gửi đặc sứ về Việt Nam tìm người anh ruột, được cho là đang hành nghề đạp xích lô để giúp đỡ…

Cho đến nay, những thông tin trên vẫn chưa được xác thực và chỉ lưu truyền như một trong nhiều giai thoại về nhà lãnh đạo huyền thoại của đảo quốc Sư tử”

Vậy đó! Sài Gòn là đất của người …tứ xứ. Nếu Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu là “người Sài Gòn” cũng có sao đâu? Không phải “thấy sang bắt quàng làm họ”, nhưng để nhấn mạnh đây là đất hội tụ của nhiều dân tộc Khmer, Hoa, Việt, Chăm,… cùng một lịch sử! Năm 1960, sau chuyến thăm Sài Gòn, TT Lý Quang Diệu đứng trước Quốc hội CH Singapore phát biểu:”Hy vọng một lúc nào đó Singapore phát triển được như Sài Gòn”!

Trong tuồng “Tiếng trống Mê Linh” , có đoạn Trưng Trắc cất lên lời hiệu triệu: “..Hỡi đồng bào trăm họ / Giặc Đông Hán đang xéo giày đất nước / Nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang / Thà chết mà đứng thẳng / Không cam chịu sống quỳ / Đất nước Nam cẩm tú / Người dân Nam anh hùng / Trước đền thờ Quốc Tổ / Thề hy sinh giết giặc cứu non sông / Xin thề.!
Nay Sài Gòn không cần cất lời hiệu triệu, Sài Gòn vẫn là Sài Gòn: Can trường! Vì Covid không phải là giặc!

Ngày 7/7/2021, viết trong một đêm…say! Sài Gòn lại phong tỏa!
Theo ESKA, thương hiệu dầu nhớt Sài Gòn.
Bài viết có sử dụng tư liệu và số liệu từ Internet

Thị trường dầu gốc châu Á tháng 7- 2021. Tin tốt hay tin xấu?

0

Thị trường dầu gốc Châu Á: Tin xấu: Nhóm III tăng nhẹ! Tin tốt: Nhóm I, II giảm nhẹ, nguồn cung cải thiện đáng kể.

Hôm 24-6, báo Straits Times (Singapore) đăng bài viết chung của Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Gan Kim Yong, Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong và Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung – 3 bộ trưởng thuộc lực lượng liên bộ phụ trách ứng phó dịch COVID-19 của Chính phủ Singapore – về lộ trình dự kiến sống chung với đại dịch COVID-19.

“Đã 18 tháng kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, người dân của chúng ta mệt mỏi. Mọi người đều đặt câu hỏi: Đến khi nào và bằng cách nào dịch bệnh sẽ chấm dứt? Tin xấu là có thể COVID-19 không bao giờ biến mất, còn tin tốt là chúng ta có thể chung sống bình thường với nó” – ba vị bộ trưởng đặt vấn đề.

Trở lại với thị trường nguyên liệu dầu gốc.

Tình trạng cung và cầu cân bằng hơn đang dần hình thành ở châu Á, nhưng một vài loại dầu gốc vẫn còn thiếu hụt, cho nên giá vẫn giữ áp lực ở mức cao, nhưng nói chung ổn định. Lịch bảo dưỡng tại FSB (Formosa/Shell- Đài Loan) vào tháng 7 có thể giảm nguồn cung cấp dầu gốc Nhóm II đến thị trường Trung Quốc và cả Việt nam. Nhưng tại Trung quốc, sản lượng sản xuất nội địa đã tăng đáng kể từ tháng 5.

Các nhà máy sản xuất dầu gốc Nhóm I ở châu Á gồm ở Singapore, Thái LanNhật Bản hầu hết sẽ tiếp tục sản xuất hay sắp khởi động lại.

Thị trường dầu nhớt thành phẩm chậm lại trong khu vực, khi Coronavirus biến thể Delta (Ấn độ) bùng phát ở một số quốc gia như Indonesia, Thái Lan và Việt nam,…buộc chính phủ đã thực hiện “giãn cách xã hội”, điều này có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù đã có cải thiện, thị trường dầu gốc vẫn không tràn ngập sản phẩm và như đã đề cập ở trên, một số loại có độ nhớt cao, BS và dầu Nhóm III vẫn khó tìm nguồn cung. Song song đó nhu cầu từ Ấn Độ và các quốc gia khác dường như đang tăng lên.

Giá dầu gốc giao dịch ex-tank Singapore ổn định trong tuần này, sau khi đã giảm 10-20 USD/tấn, tùy loại vào tuần trước. Tính chung, trong tháng 6, giá dầu gốc Nhóm I và II giảm $20-30/tấn, mức giảm chưa ảnh hưởng đến giá sản phẩm dầu nhớt và gia tăng biên lợi nhuận cho các nhà sản xuất thành phẩm.

+ Dầu Nhóm I SN150 ở mức $960/t-$990/t, SN500 giữ mức $1,540-$1,580/t. BS duy trì $1,870/t-$1,910/t.

+ Nhóm II 150N vẫn giữ  $1,000/t-$1,040/t và 500N có giá  $1,450/t-$1,490/t.

Giá FOB Châu Á,

+ Nhóm I SN150 ổn định $840/t-$880/t, SN500: $1,510/t-$1,550/t. BS $1,810/t-1,850/t.

+ Nhóm II 150N  $840/t-$880/t, trong khi 500N and 600N cũng ổn định ở  $1,290/t-$1,330/t.

Dầu Nhóm III, loại 4 cSt tăng $20/t lên $1,380-$1,420/t, loại  6 cSt cũng tăng $20/t. $1,390/t-$1,430/t. Loại 8 cSt, tương tự tăng $20/t lên  $1,320-1,360/t, FOB Châu Á.

Tính từ dầu tháng 6/2021, giá dầu Nhóm III tăng trung bình $50/tấn, và tiếp tục tăng chậm trong ngắn hạn do thiếu nguồn cung. Dự báo, một số loại dầu nhớt động cơ ô tô cao cấp sẽ tiếp tục thiết lập mặt bằng giá mới trong thời gian ngắn.

Về thượng nguồn, hợp đồng tương lai dầu thô ổn định vào thứ Năm, dao động gần mức cao nhất trong gần ba năm (Brent $75/thùng), do tồn kho của Hoa Kỳ giảm và thúc đẩy hoạt động kinh tế ở một số quốc gia như Đức, sau khi dỡ bỏ các hạn chế do Covid. Thông tin hỗ trợ không chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ có thể đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu thô.

Sài Gòn, 27/6/2021, ngày 7th bị phong tỏa!

Theo Lube Asia và bản tin nội bộ ESKA Singapore.

Giá nguyên liệu dầu nhớt Châu Á trượt nhẹ trong khi thị trường dầu nhớt Việt nam “trầm ê”

0

Châu Á tiếp tục thiếu hụt một số loại dầu gốc, nhưng nguồn cung dường như đang được cải thiện với sự khởi động lại của một số nhà máy và gia tăng công suất hoạt động tại các nhà máy khác. Nhu cầu tiêu thụ dầu nhớt chậm lại ở một số quốc gia cũng góp phần tăng tính có sẵn của nguồn cung và giảm bớt áp lực tăng giá.

Một vài nhà sản xuất ở Đông Nam Á đã cung cấp hàng hóa Nhóm I thông qua đấu thầu, đã thu hút sự quan tâm, nhưng người mua không sẵn sàng trả giá cao như vài tuần trước, vì họ biết rằng áp lực giá đã bắt đầu giảm. Nhà pha chế dầu nhớt có thể tìm thấy các sản phẩm thay thế cho một số loại họ cần, hoặc quyết định cắt giảm tỷ lệ sản xuất thành phẩm vì họ không thể bù đắp lợi nhuận khi dầu gốc tuột dốc.

Dầu gốc BS vẫn là một loại được tìm kiếm nhiều, và chỉ được cung cấp lẻ tẻ bởi các nhà máy ở Nam Á thông qua đấu thầu. Giá thầu đã được nghe ở mức thấp hơn so với các giao dịch trước đó.

Trung Quốc, các nhà máy đã cố gắng mua dầu gốc từ các nhà sản xuất địa phương, từ bỏ nhập khẩu càng nhiều càng tốt vì được coi là giá quá đắt. Thời gian nhập khẩu cũng có phần không chắc chắn do vấn đề vận chuyển đang diễn ra theo hướng kéo dài và thiếu chỗ trên tàu ở một số tuyến nhất định. Các nhà máy sản xuất dầu gốc nội địa cạnh tranh với nhau để đảm bảo thị phần, đặc biệt là trong bối cảnh năng lực sản xuất tăng trong nửa cuối năm. Dầu gốc nhóm III có nguồn gốc từ Trung Đông đang có nhu cầu cao và giá đã tăng lên tại đây.

Ở một thị trường quan trọng khác, Ấn Độ, nhu cầu dầu gốc bị ảnh hưởng do phong tỏa liên quan đến đại dịch kéo theo giảm hoạt động sản xuất công nghiệp và vận chuyển. Tình hình đang được cải thiện, nhưng nhiều nhà sản xuất dầu nhớt  thích sử dụng hết hàng tồn kho hiện có thay vì mua thêm sản phẩm vì họ hy vọng giá sẽ bắt đầu dịu đi nếu hàng hóa dồi dào trong khu vực.

Trong khi đó, nguồn dầu gốc trong nước sẽ gia tăng khi một nhà máy dầu gốc lớn bị đóng cửa do nâng cấp nhà máy lọc dầu đã được nghe nói là  hoạt động trở lại.

Ấn độ thường mua nhiều dầu gốc từ Hoa Kỳ, đặc biệt là vào những thời điểm thị trường Hoa Kỳ bị dư thừa. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây – Hoa Kỳ đang trải qua sự thiếu hụt nghiêm trọng các loại dầu gốc độ nhớt cao Nhóm I và II và BS, và có rất ít sản phẩm bổ sung để xuất khẩu.

Nguồn cung  được cải thiện ở Hàn Quốc sau khi khởi động lại một vài nhà máy đã hoàn thành lịch bảo dưỡng. SK được nghe nói đã khởi động lại nhà máy Nhóm III ở Ulsan, nhưng đã bắt đầu bảo dưỡng tại nhà máy Nhóm III ở Cartagena, Tây Ban Nha vốn không có  kế hoạch bảo dưỡng năm 2021, vì một trong hai đã được lên kế hoạch ban đầu cho năm 2020, nhưng đã bị trì hoãn do đại dịch, các nguồn tin nhận xét, do đó sẽ hạn chế khả năng xuất khẩu của công ty.

Tại Nhật Bản, sản lượng dầu gốc cũng đã được cải thiện với việc nối lại hoạt động tại nhà máy lọc dầu Eneos Wakayama, sau khi ngừng hoạt động ngoài kế hoạch do hỏa hoạn vào cuối tháng 3. Nhà máy dầu gốc ở Kainan của công ty vẫn đang thực hiện bảo trì bắt đầu vào giữa tháng 5 và dự kiến sẽ kéo dài 45 ngày.

Tại Đài Loan, Formosa đã lên kế hoạch bảo trì tại nhà máy Nhóm II của mình từ đầu tháng 7 dự kiến kéo dài đến tháng 8. Nhà sản xuất đã cố gắng trữ hàng tồn kho để đáp ứng các các hợp đồng  trong thời gian ngừng hoạt động và dự kiến sẽ không bán giao ngay, nhưng chưa được xác nhận. Trung Quốc thường nhận một phần lớn sản lượng của Formosa và có thể thấy khối lượng giảm trong quá trình đóng cửa. Formosa cũng đã xuất khẩu đều đặn các lô dầu gốc sang Đông Nam Á trong những tuần gần đây.

Giá dầu gốc giao ngay ở châu Á một lần nữa được đan xen trong tuần này. Trong khi một số loại ổn định, đã có áp lực giảm đối với một số loại theo ex-tank Singapore, và giá của Nhóm III tăng lên do nguồn cung ít hơn từ SK, Trung đông và nhu cầu tăng. Các giao dịch và giá công bố được coi là điểm chuẩn cho khu vực.

Giá Ex-tank Singapore ổn định và có phần thấp hơn tuần trước đó. Nhóm I SN150 giữ giá $970/t-$1,000/t, và SN500 giữ giá $1,550-$1,590/t. BS vẫn neo mức $1,880/t-$1,920/t.

Nhóm II 150N thấp hơn $20/t còn $1,010/t-$1,050/t, 500N cũng điều chỉnh giảm  $20/t xuống  $1,460/t-$1,500/t, ex-tank Singapore.

Giá FOB Asia, Nhóm I SN150 giữ mức  $840/t-$880/t, nhưng  SN500 trượt $10/t xuống $1,510/t-$1,550/t. BS không thay đổi $1,820/t-1,860/t.

Nhóm II 150N vẫn giữ  $840/t-$880/t, trong khi  500N còn 600N còn $1,290/t-$1,330/t, FOB Asia.

Nhóm III, giá có tăng nhẹ vì nguồn cung hiếm và nhu cầu tăng cho dầu động cơ theo mùa. Loại 4 cSt tăng $20/t lên  $1,340-$1,380/t và 6 cSt cũng tăng  $20/t lên  $1,350/t-$1,390/t. Loại 8 cSt cũng tăng  $20/t lên  $1,280-1,320/t, FOB Asia.

Thượng nguồn, hợp đồng tương lai dầu thô trượt dốc trong phiên giao dịch sáng ở châu Á vào ngày 10 tháng 6 sau các báo cáo về sự gia tăng đáng kể trong hàng tồn kho sản phẩm của Mỹ. Các giá trị đã được thúc đẩy bởi những kỳ vọng lạc quan về nhu cầu dầu thô toàn cầu khi nhiều nền kinh tế đã mở cửa trở lại và mức độ hoạt động đã được cải thiện. Nhưng có 2 phiên tăng liên tục lên cao nhất trong vòng 2 năm vào ngày 13 và 15/June lên mức $73/thùng đối với dầu Brent giao tháng 8 tại sàn giao dịch kỳ hạn London.

Thị trường dầu nhớt Việt nam rơi vào trạng thái “trầm ê” vì nhu cầu thấp kỷ lục trong vòng 1 năm do dịch Covid-19 bùng lên tại các vùng kinh tế trọng điểm như Bắc Giang, Bắc Ninh và Tp.HCM, Bình DươngCác tỉnh và thành phố áp dụng hình thức phong tỏa và giãn các xã hội đẩy nhu cầu trong sản xuất công nghiệp xuống mức thấp đồng thời nhu cầu đi lại và năng lực vận chuyển hàng hóa, hành khách cũng xuống mức thấp tương ứng.  Sau nhiều đợt tăng giá, các hãng dầu nhớt nổi tiếng đã khựng lại vì lượng hấp thu từ hệ thống đã dư thừa cung cấp ra thị trường. Tuy nhiên cũng có sự khan hiếm hàng từ Castrol do chính sách kiềm chế hàng hóa đối phó với nhu cầu “điên cuồng” của hệ thống phân phối nhập hàng dự trữ. Dự báo đợt tăng giá từ 1/7 của Shell bị “việt vị” vì nhu cầu thấp và nguồn nguyên liệu đã đi vào ổn định.

Thế nhưng giá dầu nhớt đã hình thành lên mức cao mới và dường như được người tiêu thụ chấp nhận trong một vài tháng qua vì tất cả hàng hóa cơ bản đều đã tăng giá. Trong khi sản lượng bán ra từ các hãng đều tăng nhưng vòng quay tại tất cả hệ thống đều thấp chỉ báo sẽ có sự cạnh tranh giá quyết liệt trong nửa cuối năm 2021.

Ngày 15/6

ESKA lược dịch từ Lube Asia và theo quan điểm của ESKA

Báo cáo giá nguyên liệu dầu gốc tháng 6/2021:

0

Giá dầu gốc tại Đông Nam á vẫn thấp hơn các khu vực khác. Thế thì dầu nhớt nhập khẩu ASEAN liệu có rẻ hơn? Chắc chắn!

Thương nhân nguyên liệu cho dầu nhớt hy vọng tình hình khan hiếm sẽ giảm bớt khi nhu cầu ở một số quốc gia đã bắt đầu suy yếu, và nguồn dầu gốc nguyên liệu đáp ứng khi các nhà máy sản xuất đã hoạt động trở lại sau chu kỳ bảo dưỡng gần đây. Những dấu hiệu đầu tiên của tình hình cung và cầu cân bằng bắt đầu xuất hiện khi giá dầu gốc ổn định trong suốt tuần qua.

Sự thách thức khi nguồn cung dầu gốc căng thẳng ở tất cả các khu vực, vì châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và Trung Đông… cũng đã trải qua tình trạng khan hiếm như nhau và khả năng đáp ứng nhu cầu ở một khu vực với sản phẩm từ khu vực khác rất ít. Tuy nhiên, khi nhiều quốc gia nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch thì triển vọng nhu cầu nhiên liệu tăng,  có thể sẽ khuyến khích các nhà máy lọc dầu tăng tốc, sản lượng dầu gốc sẽ tăng lên. Tuần này, đánh dấu sự trở lại cuộc sống bình thường của Mỹ và Châu Âu, khi họ gần như đạt miễn dịch cộng đồng với chiến lược tiêm chủng vaccine rộng rãi,…

Đó là điều khác biệt (nhẫn tâm) rõ nhất của chủ nghĩa tư bản: khi họ chỉ biết bảo vệ vào lợi nhuận tạo ra cho một số công ty tư bản sở hữu bản quyền của vaccine, để cả xã hội (người dân) đương nhiên là phải mất tiền để chủng ngừa vaccine và quay về với cuộc sống bình thường…Trong khi đó, vì dân mà tại Việt nam, chính quyền vẫn quay cuồng chống dịch…cả nước chống dịch cho đến kiệt quệ…. Cho đến nay, Việt nam xếp thứ 10/11 quốc gia tại Asean tỷ lệ được chủng ngừa vaccine.

Ở châu Á, cách thức thương mại truyền thống thay đổi kể từ khi bắt đầu đại dịch, ví dụ, thương nhân Trung Quốc, phải cạnh tranh với thương nhân ở Đông Nam Á đối với hàng hóa được cung cấp bởi các nhà sản xuất trong khu vực đó. Dầu gốc Đông Bắc Á (Nhật bản, Hàn quốc) cũng tăng khối lượng vận chuyển đến người mua ở Đông Nam Á. Dầu gốc nguồn gốc Đông Nam Á đã được giữ lại trong khu vực nhiều hơn vì giá cả cạnh tranh hơn so với các khu vực khác, một phần do gần các nhà máy, và cũng vì cần phải dự phòng cho việc ngừng sản xuất ở các nhà máy tại Indonesia, Thái Lan và Singapore. Một lượng không nhiều dầu gốc Đông Nam Á cũng dự kiến sẽ chuyển đến Trung Đông vì ở đó có giá hấp dẫn (giá cao), theo báo cáo.

Ấn Độ đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu vào đầu năm, khi nhu cầu dầu nhớt phục hồi do sự dịch chuyển của dân số đã tăng lên sau làn sóng đầu tiên của đại dịch Coronavirus. Các thương nhân Ấn Độ cũng tham gia đấu thầu dầu gốc của các nhà cung cấp Đông Nam Á và tìm kiếm hàng hóa bất cứ nơi nào có sẵn. Dầu gốc của Hàn Quốc đến Ấn Độ cũng tăng lên. Tuy nhiên, với làn sóng Covid mới hoành hành ở nước này, sự quan tâm của Ấn Độ đã giảm, một số khu vực đang bị phong tỏa. Doanh số bán xe đã sụt giảm và nhu cầu nhiên liệu cũng bị ảnh hưởng.

Chiến dịch tiêm chủng ở Ấn Độ đã tiến triển chậm hơn dự kiến, và trong tuần này, bão Tauktae, đã đổ bộ vào bang Gujarat, buộc các trung tâm sơ tán và tiêm chủng lớn phải đóng cửa. Tất cả các sự kiện này đã ảnh hưởng đến nhu cầu dầu gốc và dầu nhớt ở Ấn Độ.

Trung Quốc cũng hạn chế nhập khẩu vì các nhà máy dầu nhớt cố gắng đáp ứng nhu cầu thông qua nguồn cung trong nước. Một số nhà máy dầu gốc của Trung Quốc đã bị đóng cửa hoặc hoạt động với tốc độ giảm đã tăng sản lượng trở lại, mặc dù dầu gốc có độ nhớt cao vẫn còn khan hiếm, với nguồn cung dầu BS khó xác định xuất xứ. Một số đến từ Đài Loan, với khối lượng vận chuyển đến Trung Quốc kể từ đầu quý II đã gia tăng, so với quý trước. Tương tự như vậy, hàng hóa từ Hàn Quốc đã được vận chuyển nhiều đến Trung Quốc trong tháng 5 và 6. Nhà máy pha chế dầu nhớt biết rằng các loại dầu gốc Nhóm I vẫn là loại khan hiếm nhất và khó tìm nguồn nhất, và do đó giá đã tăng vọt kể từ đầu năm. Với ít nhà máy sản xuất Nhóm I hơn so với vài năm trước, và một số nhà máy đã cắt giảm dầu gốc loại này khó có thể thay thế, giá đã tăng đều đặn vừa qua.

Đã có những kỳ vọng rằng phân khúc Nhóm I chỉ thiếu hụt trong ngắn hạn. Một vài nhà máy ở Nhật Bản vẫn chưa trở lại, trong khi đó tại Ấn Độ, một nhà máy, đang trải qua thời gian ngừng hoạt động kéo dài và ExxonMobil Singapore đã ngừng hoạt động kể từ tháng 6 năm ngoái. Enoes Group I ở Wakayama, Nhật Bản, đã bị hỏa hoạn vào ngày 29 tháng 3 và đã bị đóng cửa kể từ đó. Việc sửa chữa tại nhà máy lọc dầu dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối tháng. Một nhà máy khác của Tập đoàn Eneos I ở Mizushima, Nhật Bản, vẫn chưa khởi động lại do bảo dưỡng từ giữa tháng 2 và dự kiến sẽ không được hoàn thành cho đến giữa tháng 6. Nhà máy lọc dầu Eneos thứ 3 ở Kainan lại lên kế hoạch cho bảo dưỡng, bắt đầu vào đầu tháng 5.

Phân khúc Nhóm II cũng cực kỳ thiếu hụt, nhưng việc trở lại sản xuất tại một vài nhà máy của Hàn Quốc và tăng tỷ lệ sản lượng tại các cơ sở khác ở Hàn Quốc đã giúp cải thiện tính thanh khoản trong vài tuần qua. Sắp tới, nhà sản xuất Đài Loan Formosa đã lên kế hoạch ngưng và bảo dưỡng kéo dài một tháng tại nhà máy Nhóm II của mình, bắt đầu từ tháng Bảy. Trong khi một số nhà máy hóa dầu bị ảnh hưởng bởi sự cố mất điện ở Đài Loan trong tuần này, nhà máy Formosa ở Mailiao được cho là phần lớn không bị ảnh hưởng bởi sự cố mất điện. Việc sản xuất thêm dầu nhóm II cũng dự kiến sẽ được gia tăng tại Trung Quốc trong quý 3

Hàng hóa từ Trung Đông xuất khẩu đã giảm nhẹ do vấn đề sản xuất và nhu cầu gia tăng trong khu vực. Các chi phí như hậu cần và vận chuyển cũng đã tăng lên trong những tuần gần đây. Người mua phải đối mặt với những khó khăn trong việc đảm bảo chỗ trên tàu và container rỗng rất khan hiếm do sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch gây ra. Chi phí sản xuất cao hơn và giá dầu gốc cao hơn đã thúc đẩy các nhà sản xuất dầu nhớt thành phẩm tăng giá. Giá dầu gốc giao ngay ở châu Á phần lớn ổn định, với một chút thay đổi đối với dầu gốc có độ nhớt cao. Các giao dịch và giá công bố dưới đây được coi là giá chuẩn cho khu vực.

Giá dầu gốc tại Singapore đã ổn định trong tuần này, ngoại trừ BS. SN150 đang giữ ở mức $ 970 / t- $ 1,000 / t. SN500 cũng không thay đổi ở mức 1.570- 1.610 USD/t. BS tăng 10 USD/t lên 1.880 USD/t-1.920 USD/t, tất cả đều là giá ex-tank Singapore.

Nhóm II 150N không thay đổi ở mức $ 1,050 / t – $ 1,090 / t, và 500N cũng đang giữ ở mức $ 1,480 / t – $ 1,520 / t, ex-tank Singapore. Giá FOB Asia, nhóm I SN150 ổn định ở mức 840 USD/t-880 USD/t, và SN500 ở mức 1.530 USD/t-1.570 USD/t. BS dao động ở mức 1.840 USD/t-1.880 USD/t. Nhóm II 150N đang giữ ở mức 840 đô la / t – $ 880 / t FOB Châu Á, trong khi việc cắt giảm 500N và 600N ổn định ở mức 1.290 đô la / t – $ 1,330 / t

Trong phân khúc Nhóm III, 4 cSt bán ở mức 1.280- 1.320 USD/t và 6 cSt không thay đổi ở mức 1.310 USD/t- 1.350 USD/t. Loại 8 cSt ổn định ở mức $ 1,230-1,270 / t, FOB Asia với nguồn cung sản phẩm dồi dào.

Sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu lĩnh vực hóa dầu cũng dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung các loại hóa chất liên quan. Các thành phần cơ bản cấu thành phụ gia dầu nhớt nhất là các loại thành phần phụ gia động cơ cũng thiết hụt. Sau giai đoạn tăng giá dầu gốc, trên thế giới lại chứng kiến tăng giá các loại phụ gia dầu nhớt,…Vấn đề lại là không chỉ ở giá, mà lại là thiếu hụt nguồn cung từ các Hãng PHỤ GIA nổi tiếng. Tình hình thị trường dầu nhớt Việt nam thiếu hụt các loại dầu động cơ cao cấp phản ảnh một chút khía cạnh thiếu hụt này, nhất là các Hãng dầu nổi tiếng!!!

ESKA SINGAPORE được sản xuất từ hãng Dầu gốc nổi tiếng và hãng Phụ gia nổi tiếng!

Ngày 26/5

Theo Lube Asia, Eska Singapore dịch

ĐI TÌM THƯƠNG HIỆU DẦU NHỚT….

0

Bối cảnh đất chật người đông và giá nguyên liệu tăng cao toàn cầu

Theo Tổng cục Thống kê: CPI bình quân quý 1/2021 tăng 0,29%, mức tăng thấp nhất của quý 1 trong 20 năm qua. Giá xăng dầu trong nước bình quân quý 1 giảm 9,54% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung giảm 0,34 điểm phần trăm; giá dầu hỏa giảm 14,5% so với cùng kỳ năm 2020. Thế nhưng…

Từ đầu năm đến nay, hàng loạt sản phẩm, nguyên liệu đầu vào đến nhiều tài sản đều lần lượt tăng giá. Chẳng hạn sắt thép, xi măng đã tăng từ 35 – 40%, bắp, đậu, cám gạo tăng mạnh từ 20 – 70%; giá xăng hiện nay cũng vượt 19.000 đồng/lít, tăng gần 14% so với cuối năm 2020 và tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, gas bán lẻ trong quý 1 tăng 7,58% do biến động giá gas thế giới tăng, đẩy giá tiêu dùng tăng.

PGS-TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng – Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), nhận định nguy cơ lạm phát là rất lớn cho nhiều nền kinh tế và cả Việt Nam. Nguy cơ này xuất phát từ giá nguyên vật liệu như xăng dầu, sắt thép đã tăng nhanh từ thế giới đến trong nước ở mức trung bình trên 20 – 30%. Nhu cầu sản xuất từ sự phục hồi kinh tế ở các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc đang tăng sẽ tiếp tục khiến giá hàng hóa khó giảm trở lại và vẫn duy trì ở mức cao như hiện nay.

Thứ hai là do chính sách tiền tệ nới lỏng được nhiều nước đồng loạt áp dụng và duy trì thời gian dài vừa qua để hỗ trợ nền kinh tế khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Cung tiền đưa vào nền kinh tế quá nhiều khiến giá hàng loạt tài sản tăng mạnh như chứng khoán, bất động sản. Thậm chí ở Việt Nam, cung tiền trước khi đại dịch xảy ra cũng luôn cao với tăng trưởng tín dụng hằng năm ở mức 18 – 19% và chỉ hạ thấp khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp chậm lại trong năm 2020 với mức tăng trên 12%.

Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế nói chung ở mức thấp so với giai đoạn trước đây cho thấy lượng hàng hóa dịch vụ sản xuất không theo kịp lượng cung tiền. Điều đó cũng đẩy giá hàng hóa đi lên. Thứ ba, quá trình hồi phục kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn sắp tới sẽ kích hoạt tình hình lạm phát diễn ra nhanh hơn.

Giá cả thị trường dầu nhớt Việt nam.

Giá dầu nhớt tại Việt nam không liên quan đến chính sách cung tiền của Chính phủ Việt nam. Giá dầu nhớt tại Việt nam liên quan đến Covid-19. Khi toàn cầu rơi vào trạng thái “không dịch chuyển” do lệnh phong tỏa trên khắp thế giới; nhu cầu về nhiên liệu: xăng, dầu diesel và cả kerosene (xăng máy bay) tiêu thụ thấp kỷ lục. Các nhà máy lọc dầu phải tạm ngưng sản xuất vì thiếu chỗ tồn trữ các loại nhiên liệu này, dẫn đến sự thiếu hụt dầu gốc, là nguyên liệu để sản xuất dầu nhớt.

Trong lịch sử nhân loại sau cuộc khủng hoảng phạm vi toàn cầu như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…thì sau đó là cuộc khủng hoảng về kinh tế mà chính xác hơn đó là thiếu hụt hàng hóa cho công cuộc tái thiết, giá hàng hóa sẽ tăng cao… Tuy nhiên, tự bản thân nền kinh tế thế giới cũng tự diễn ra các cuộc khủng hoảng có tính chu kỳ, nguyên nhân do sự đổ vỡ của một số yếu tố kinh tế trọng yếu hay sai lầm/chủ ý của một số quốc gia/tổ chức có nền kinh tế chi phối được…Các cuộc khủng hoảng kinh tế này thì ngược lại sẽ kéo giá cả hàng hóa đi xuống.

Việt nam bị ảnh hưởng rất nhanh do sự mở cửa kinh tế với thế giới và ảnh hưởng rõ nhất trong vấn đề nguyên liệu/công cụ sản xuất hàng hóa trong đó đối với Trung quốc chủ yếu. Khi Trung quốc hồi phục sau đại dịch nhu cầu về nguyên liệu tăng đột biến như thỏi nam châm hút vào thị trường này làm giá cả tất cả các loại hàng hóa tăng cũng như vận chuyển mất cân bằng giữa các thị trường khác nên gây nên cuộc khủng hoảng về giá như hiện nay trên toàn thế giới.

Tính từ mốc tháng 5/2020, giá dầu gốc thấp nhất cho đến nay, giá dầu gốc và vận chuyển đã tăng 50%. Về hàng hóa dầu nhớt, giá vốn có mức tăng cũng tương đương. Nhưng tại Việt nam, giá dầu nhớt tăng trung bình 30% tính từ đầu năm cho đến tháng 5/2021, do vậy mức lợi nhuận nhà sản xuất dầu nhớt bắt buộc giảm? Không hề, vấn đề liên quan đến tồn kho và các hợp đồng kỳ hạn với giá đảm bảo thời gian tương đối dài. Các cuộc khủng hoảng giá dầu gốc như vậy càng làm cho lợi nhuận của hãng sản xuất dầu nhớt tăng cao. Vấn đề là nhãn hiệu có trung thực chia sẽ cho người tiêu dùng. Trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, sẽ có nhãn hiệu sẽ đóng cửa vì thiếu hụt nguồn dầu gốc sản xuất.

Tình hình sản xuất dầu nhớt thương hiệu nhỏ tại Việt nam

Trong tiêu đề tin tức Eska:http://new.eska.vn/tin-tuc/bao-cao-thi-truong-dau-goc-thang-4/, có nhấn mạnh:” Khi dầu gốc được đấu giá, tương lai nào cho các hãng pha chế dầu nhớt nhỏ tại Việt nam?” Tuy nhiên, đây là dòng“giật tít, câu view” theo phong cách báo chí  vì các hãng sản xuất nhỏ tại Việt nam… vẫn bình chân như vại, mặc dù, có chững lại về tiến độ hàng hóa cung cấp.

Eska đề cập đến phân khúc dầu gốc có độ nhớt cao như BS (Bight stock)… Nhóm 1 được đấu giá theo lô trong thời gian tháng 4/2021 và vẫn tiếp tục cho đến nay vì các Nhà máy sản xuất dầu nhóm 1 đóng cửa đáng kể. Thế nhưng, loại dầu gốc này được sử dụng rất ít trong sản xuất hiện nay, ngoại trừ một số sản phẩm như: dầu hộp sô, cầu truyền động, dầu bánh răng công nghiệp,…

Thông thường các hãng vẫn sử dụng dầu gốc có độ nhớt thấp để pha trộn với các loại Copolymere (được cho là VII- Viscosity Index Improver) để tạo sản phẩm có độ nhớt cao hơn. Tùy theo kiến thức của từng hãng và “đạo đức” mà thành phần pha trộn nhiều hay ít. Khi xét đến VII cần đánh giá chỉ số SSI (Shear Stability Index– Chỉ số ổn định độ nhớt) của loại polymere đó có phù hợp được vào dầu nhớt hay không. Nếu SSI thấp polymere rất nhanh bị thoái hóa bởi oxy hóa và nhiệt, làm giảm độ nhớt cũng như vỡ màng dầu bôi trơn; polymere này sẽ tạo thành dạng bùn (sludge) bám trên lọc và khe hở máy trong hệ thống thủy lực, động cơ,… Do đó, vẫn tồn tại sản phẩm trên thị trường của rất nhiều và nhiều nhãn hiệu được sản xuất chỉ thỏa mãn tính chất lý hóa bề nổi của sản phẩm với tiêu chí SAE, API,…và qua mặt cả “Thông tư 06/2018/TT-BKHCN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dầu nhờn cho động cơ đốt trong

Có thể khẳng định rằng Quy chuẩn quốc gia dầu nhờn như vậy là vô nghĩa, chỉ mang hình thức, không phản ánh được việc kiểm soát chất lượng dầu nhớt động cơ hiện nay, mặc dù có cả trăm loại dầu mỡ nhờn ứng dụng khác. Việc hợp quy đang là gánh nặng cho nhà sản xuất cũng như thương nhân nhập khẩu vì chi phí giá vốn, thời gian và thủ tục,…

Trong phạm vi nhỏ của bài viết ESKA đề cập đến khía cạnh nhỏ của tình hình nguyên liệu và sản xuất của nhiều nhãn hiệu hiện nay. Trong bài viết chuyên về sản xuất dầu nhớt, ESKA sẽ đề cập sâu hơn vấn đề này,… Vì nói sản xuất chỉ để người sản xuất hiểu.

Đi tìm thương hiệu dầu nhớt…

Ngoài các thương hiệu lớn như Castrol, Shell, Total, Chervon,…thị trường dầu nhớt hiện nay tồn tại khoảng 200 thương hiệu dầu nhớt các loại. Thế thì 200 thương hiệu là nhiều hay ít? Có người nói sẽ còn nhiều thương hiệu mới hơn nữa kia. Khi việc nhập khẩu hàng hóa quá dễ dàng thì sẽ tồn tại sự phát triển của dầu nhớt nhập khẩu; khi dầu gốc dư thừa như một vài năm trước, nhiều người sẽ sản xuất vì dầu nhớt rẻ; khi môi trường pháp lý không nghiêm vẫn tồn tại các “lò nấu nhớt” sản xuất nhớt tái sinh,…và đủ các loại hình thái của thương hiệu. Thế thì đi tìm thương hiệu dầu nhớt dựa vào đâu?

Các hãng danh tiếng thì không phải bàn vì họ có đủ tiềm lực để phát triển. Có sự lâu đời như Castrol, Shell, Valvoline, Mobil, Chevron…thì có nghiên cứu kỹ thuật về dầu nhớt cả hàng trăm năm. Trước đây, Shell và Esso, Caltex,…đều có hãng nghiên cứu riêng về phụ gia cho dầu nhớt, cũng nhờ đó mà các hãng này tạo dựng được danh tiếng qua các sản phẩm huyền thoại,…Nay việc mua bán- sáp nhập nên có lẽ tồn tại một hãng phụ gia chắc chỉ còn Chevron?

Nếu không chuyên về dầu nhớt (chuyên về khai thác dầu khí) như BP, Total nhưng có nhiều tiền thì bỏ tiền ra mua lại các hãng dầu nhớt đặc biệt. BP mua Castrol; Total mua Elf (Pháp), Fina (Bỉ); Nevastane (Mỹ) và Petronapht (Pháp),…Ở Việt nam, Motul (Pháp) mua Vilube (VN) không phải vì Vilube tốt sản phẩm và hệ thống mà mua hạ tầng nhà máy để phát triển mạnh mẽ tại Châu á,…

Nhiều nhất là thương hiệu nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau: Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Úc Châu …chỉ thiếu Phi Châu. Thế thì nhập khẩu dầu nhớt rất dễ, chỉ cần có tiền, nhưng gây dựng thương hiệu dầu nhớt nhập khẩu rất khó. Trước đây thành công nhất là GS (Hàn quốc), Valvoline( Mỹ), Blackgold/Eska (Singapore) vì xây dựng được hệ thống bán hàng quy mô từ Bắc-Nam. Đa phần còn lại các thương hiệu nhập khẩu tập trung vào một phân khúc nhất định dễ nhất là vài sản phẩm thông dụng (commodities) và trong địa bàn nhất định với đối tượng khách hàng thân thiết nhất định…

Có nhãn hiệu quảng bá dầu nhớt nhập 100% của Mỹ, Singapore,… nhưng sản xuất tại Việt nam. Có thương hiệu quảng bá là thương hiệu Mỹ nhưng sản xuất tại Malaysia,…cũng có thương hiệu của Việt nam nhưng sản xuất tại Singapore. Thông thường xây dựng thương hiệu rất khó và nên dễ nhất là tìm tòi và đem về Việt nam thương hiệu nước ngoài có sẵn. Thế nhưng, muốn tồn tại và phát triển thì thương hiệu đi kèm sản phẩm phải có nguồn gốc trung thực, rõ ràng vì ngày nay người tiêu dùng ngày càng thông minh do thế giới trở nên “phẳng” trên màn hình laptop hay điện thoại thông minh.

Nếu là dân làm dầu nhớt chuyên nghiệp thì làm dầu nhớt nhập khẩu…rất khó. Vì sao?

(Còn tiếp)

6/5/2021…Viết từ ngày 30/4

Theo ESKA, Made in Singapore

Bài viết có sử dụng tư liêu từ Báo Thanh niên và quan điểm cá nhân

Báo cáo dầu gốc khu vực Châu Á và thị trường dầu nhớt tại Việt Nam (26.4.2021)

0

Sự thiếu hụt một số loại dầu gốc, giá cao và ảnh hưởng của đại dịch đang diễn ra đã đè nặng lên giao dịch dầu gốc trong tuần. Trong khi nhu cầu dầu nhớt vẫn đều đặn, thì  tình hình dịch bệnh tăng cao tại các thị trường trọng điểm như Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến tiêu thụ nhiên liệu và dầu nhớt  trong thời gian tới.

Các nhà máy pha chế dầu nhớt ở một số quốc gia ở châu Á và Trung Đông cũng nói rằng đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng lâu dài đến kinh doanh – bất chấp các chiến dịch tiêm chủng đang diễn ra ở nhiều quốc gia. Nhiều công ty nhỏ hơn đã buộc phải ngừng sản xuất tạm thời hoặc đóng cửa khi chi phí sản xuất tiếp tục tăng, trong khi giá sản phẩm trên thị trường không theo kịp với những sự gia tăng này.

Tuy nhiên, cho đến nay, Ấn Độ vẫn là một thị trường sôi động, với nhu cầu về dầu gốc không giảm và thương nhân vẫn đang tìm kiếm các loại dầu gốc có độ nhớt cao. Nhu cầu dầu gốc không bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Vấn đề giá mua của Ấn Độ không cao như ở các thị trường khác,  nên đất nước này không thu hút được nhiều hàng hóa. Một nhà cung cấp Trung Đông lưu ý rằng các giá đã tăng rất nhiều ở các khu vực khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nam Mỹ, đến nỗi hầu hết các lô hàng đã bị lôi kéo chuyển đến các điểm đến này.

Trung Quốc cố gắng hút nhiều hàng hóa hơn từ Đông Nam Á, vì nguồn cung trong nước của một số loại dầu gốc độ nhớt cao không đủ để đáp ứng nhu cầu. Cũng đã có nhiều nguồn từ Hàn Quốc và Đài Loan nhóm II chuyển đến Trung Quốc trong những tuần gần đây.

Sự cố gần đây khi tàu Green Given  bị mắc cạn trên kênh đào Suez, dẫn đến việc vận chuyển dầu gốc bị trì hoãn và chi phí tăng lên khi các tàu mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành một chuyến đi. Một vấn đề khác là tìm đủ tàu container cho các lô hàng linh hoạt trên một số tuyến đường nhất định. Nhiều tàu vận chuyển sản phẩm từ Trung Quốc sang Mỹ, nhưng không có nhiều hàng hóa di chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc, vì vậy các container bị mắc kẹt ở đó, chờ được lấp đầy.

Trong khi đó, về mặt sản xuất, các nhà máy xoay vòng bảo dưỡng ở Hàn Quốc đã dẫn đến nguồn cung căng thẳng. Nhà máy của SK ở Ulsan dự kiến sẽ hoàn thành công việc bảo trì trong tuần này, trong khi nhà máy của GS Caltex ở Yeosu cũng dự kiến sẽ khởi động lại trong vài ngày tới. Không có xác nhận nào có sẵn tại thời điểm viết bài.

Nguồn cung tại chỗ nhóm III từ Trung Đông cũng bị hạn chế, với các nhà sản xuất thực hiện các hợp đồng kỳ hạn, nhưng có thể cung cấp rất ít nguồn cung giao ngay. Tương tự, thiếu hụt nguồn cung nhóm I do vấn đề sản xuất ở Iran, một nguồn chính của dầu gốc nhóm I.

Các nhà máy mở rộng nhóm I ở Singapore, Nhật Bản và Ấn Độ, việc ngừng bảo trì gần đây ở Thái Lan và sự cố mất điện ngoài dự định ở Nhật Bản vào cuối tháng 3 đã dẫn đến hạn chếhàng hóa có sẵn giao ngay trong phân khúc đó. Nhà sản xuất Nhật Bản ENEOS đã buộc phải ngưng nhà máy sau một vụ hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu Wakayama vào ngày 29 tháng 3. Các báo cáo hiện nay  rằng ExxonMobil, người nắm quyền thương mại cung cấp sản phẩm tại nhà máy lọc dầu ENEOS sẽ chỉ  đáp ứng các thỏa thuận hợp đồng và hoạt động pha chế riêng mình, đã tuyên bố bất khả kháng (không bán)  đối với dầu gốc nhóm I ở châu Á Thái Bình Dương vì cơ sở riêng của họ ở Singapore cũng đã giảm kể từ tháng 6 năm 2020. Nhà sản xuất (ENEOS) không xác nhận tuyên bố bất khả kháng.

Do đó, giá giao ngay ở châu Á đã tăng ít mạnh hơn so với những tuần trước, với những điều chỉnh tăng thể hiện ảnh hưởng đến mức khan hiếm.  BS (Bright stock) là loại khó xác định vị trí nhất và giá đã tăng trở lại trong tuần này. Hoạt động pha chế vẫn bị khuất phục do thiếu nguồn cung tại chỗ trong khu vực.

Tại Việt nam, tình trạng khan hiến và giá dầu gốc tăng cao cũng đẩy một số nhà sản xuất nhỏ vào tình trạng ngưng sản xuất và không có sản phẩm cung cấp cho hệ thống bán hàng. Một số ông lớn như Castrol cũng rất hạn chế giao hàng cho hệ thống phân phối vì thiếu dầu gốc. Sự thông minh của nhãn hàng là biết lựa chọn những sản phẩm có lợi nhuận tốt để sản xuất trong khi các sản phẩm còn lại tạm thời… đóng băng. Với nguồn HSB thì Shell có lợi thế lớn so với các nhãn hiệu còn lại…

Tất cả các nhãn hiệu lớn đều thông báo tăng giá lần thứ 3 trong vòng 2 tháng. Mức tăng tính chung tùy theo nhãn hiệu nhưng tổng cộng không dưới 25% như trước đây ESKA có đề cập để tồn tại theo tình hình hiện nay.

Ngoài các hãng lớn có hợp đồng kỳ hạn, các nhãn hiệu nhỏ phải “ăn đong” theo nguồn dầu gốc không ổn định. Giá dầu sẽ còn tăng không vì giá dầu thô (crude oil) tăng mà vì đại dịch sẽ còn kéo dài ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu liên quan.

Khu vực Châu á sẽ còn bất ổn vì tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp trong khi đó dịch bùng lên mạnh mẽ tại Nam á (Ấn độ) và Đông nam á (Thái Lan, Lào, Cambodia…)

Lược dịch từ Lube Asia và theo ESKA Singapore.

Ngành công nghiệp dầu nhớt Việt Nam: năm Covid 19-lần thứ nhất (P6): Phân khúc dầu công nghiệp (Industrial Oil)

0

Tình hình về các khu công nghiệp của Việt Nam trong thời gian vừa qua

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 10/2020, cả nước có 369 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 113,3 nghìn ha, trong đó 280 khu công nghiệp đang hoạt động, 89 KCN đang xây dựng cơ bản.

Đến năm 2020, Việt Nam đã triển khai trên 10 dự án có quy mô dao động từ 1.500 ha đến trên 2.000 ha, phân bổ đều khắp cả nước. Điển hình trong số đó là khu công nghiệp Phước Đông (Tây Ninh), khu công nghiệp Hiệp Phước (TP.HCM), khu công nghiệp Becamex (Chơn Thành – Bình Phước)…

Bên cạnh đại dịch, ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung cũng khiến nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đang đổ đi tìm các vùng đất mới. Nhờ đó, Việt Nam tiếp tục được coi là điểm đến đầu tư an toàn và đứng trước một làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc chuyển sang.

Điều đó có thể quan sát thấy khi mà nhà đầu tư Jinyu Tire của Trung Quốc đã dịch chuyển vào khu công nghiệp Phước Đông (Tây Ninh) với tổng vốn 312 triệu USD.

Mới đây nhất, Foxconn – đối tác lắp ráp lớn nhất của Apple đã quyết định đặt các nhà máy tại khu công nghiệp Quang Châu – Bắc Giang với vốn đầu tư 270 triệu USD. Hơn nữa, doanh nghiệp này có thể sẽ đặt thêm dự án đầu tư 1,3 tỷ USD tại một trong ba khu công nghiệp lớn của tỉnh Thanh Hóa.

Tháng 5/2020, tại tỉnh Long An, dự án khu công nghiệp sinh thái lớn nhất cả nước đã được khởi công. Với diện tích rộng 1.800 ha, khu công nghiệp được đầu tư theo hướng xanh, sạch, bền vững góp phần đón đầu “làn sóng” dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu hậu Covid-19 của Việt Nam.

Tình hình về các ngành công nghiệp năm 2020

Dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở trong nước, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) được thực thi nên sản xuất công nghiệp trong quý IV/2020 có sự khởi sắc với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2020, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 3,36% so với năm 2019, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,82%, giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế.

Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%, chủ yếu là do đóng góp của sản xuất năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời. Các nhà máy nhiệt điện vẫn duy trì hoạt động và không có nhà máy mới đưa vào hoạt động. Tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than khoảng 26.000 MW (chiếm 42,7% công suất nguồn toàn hệ thống, chiếm 49,3% sản lượng điện) với 26 nhà máy và tổ hợp đang vận hành. Khác với thời kỳ 1990-2010, Việt Nam tập trung khai thác mạnh mẽ nguồn thủy điện thì cho đến những năm gần đây, nhận thấy sự bất cập của thủy điện tác động đến môi trường, nhất là nguồn nước, hầu như rất ít thủy điện được đưa vào vận hành ngoại trừ các thủy điện nhỏ (5-20MW) đã được cấp phép từ trước còn đang thi công.

Dầu nhớt phục vụ cho ngành sản xuất và truyền tải điện nhiều nhất là dầu turbine, thủy lực (thủy điện) và biến thế (truyền tải). Một số loại dầu mỡ công nghiệp thông dụng phục vụ cho nhà máy nhiệt điện,..v.v. Đối với các nhà máy điện gió (phong điện) sử dụng dầu mỡ cao cấp (gốc tổng hợp PAO) vì chu kỳ bảo dưỡng dài và điều kiện khó khăn, nhất là các loại dầu bánh răng, mỡ bôi trơn…Trong thời kỳ bắt đầu phát triển, Việt nam xây dựng nhiều nhà máy điện và thủy điện, nên lượng dầu turbine và biến thế thường ghi nhận từ 5-7% lượng dầu công nghiệp hàng năm. Tuy nhiên khi không có xây mới thì lượng dầu chỉ dùng lại mức thay thế và bổ sung sản lượng tiêu thụ không nhiều.

 Ngành khai khoáng giảm 5,62% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 12,6% và khí đốt tự nhiên giảm 11,5%), sản xuất than cốc và sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 11,4%, nhưng hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng giảm 33,5%. Khi hoạt động khai thác khoáng sản giảm, thì dịch vụ phục vụ cho ngành sẽ giảm nhiều lần. Điểm sáng duy nhất ngành khai khoáng là sự hoạt động năng suất cao của các mỏ đá xây dựng từ Bắc vào Nam khi Chính phủ Việt nam thúc đẩy đầu tư công trong xây dựng hạ tầng, đặc biệt khu vực phía Nam và hệ thống đường cao tốc Bắc Nam,.. Dầu nhớt phục vụ cho ngành khoáng sản chiếm 20% còn lại 80% do dịch vụ hỗ trợ khai thác sử dụng, trong đó ngành vận tải chiếm đa số.

Vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 8,1%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 8,9%, trong đó dầu nhớt sử dụng trong ngành dệt chủ yếu chiếm đa số trong sản xuất sợi nhân tạo (nylon, polyester,..) chiếm tỷ lệ thấm dầu (OPU- Oil Pick Up) từ 1-3% trọng lượng sợi. Ngoài ra một số sản phẩm phụ trợ khác như dầu dệt kim, spindle oil ,..chiếm tỷ trọng không nhiều trong phân khúc dầu công nghiệp. Việt nam có nhiều hiệp định thương mại với các quốc gia và khối quốc gia (BTA), nên Việt nam được xem như xưởng dệt và may mặc của thế giới (sau Trung quốc,  Ấn độ) vì chi phí nhân công còn thấp, tuy nhiên sợi nhân tạo của Việt nam sản xuất đã cung cấp nhiều nước trên thế giới. Tại Việt nam, chưa có đơn vị nào chuyên sản xuất các loại dầu nhớt phục vụ cho ngành dệt và sợi (DTY- Draw Texturized Yarn, POY- Polyester Yarn) mà đa số nguồn nhập khẩu từ Đài loan, Hàn quốc vì ở đó có nguồn dầu gốc giá rẻ.

Ngành công nghiệp mía đường ngày càng tuột dốc. Năm 2020, giảm 22,9% sản lượng so với năm trước, cái chính là giá thành sản xuất đường Việt nam luôn luôn cao hơn các nước trong khu vực như Thái Lan,.. Các nhà máy đường đóng cửa hàng loạt vì thiếu nguyên liệu, nông dân trồng mía chuyển đổi sang các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Song song đó, nền sản xuất đường công nghệ lạc hậu nên giá thành sản phẩm cao. Hiện nay số lượng nhà máy đường hoạt động chỉ đếm trên đầu ngón tay như Lam Sơn (Thanh Hóa), Quãng Ngãi, TTC,…Dầu nhớt cho ngành công nghiệp này cũng teo dần và mất tính cạnh tranh, chỉ sử dụng như thói quen hàng năm.

Năm 2020, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,82% so với năm trước; sản xuất mô tô, xe máy giảm 9,7%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 9,4%; sản xuất xe có động cơ giảm 6,7%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 1,8%; sản xuất kim loại tăng 14,4%.

Đây là nhóm ngành có sự tăng trưởng cao trong phân khúc dầu nhớt công nghiệp. Ngoài một sô loại dầu động cơ sử dụng trong sản xuất động cơ và máy móc, nhóm ngành dầu gia công xử lý kim loại được sử dụng nhiều trong nhóm ngành này. Theo ESKA quan sát, các nhà máy công nghiệp chế tạo có khuynh hướng sử dụng các sản phẩm dầu cắt gọt kim loại cao cấp, có tính phân hủy môi trường khác với sử dụng gốc khoáng như trước đây.

Ngành công nghiệp thép, trong đó thép cán tăng 16,4%, thép thanh, thép góc cùng tăng 9,1%, sắt, thép thô tăng 5,3% …là một năm tăng trưởng của ngành thép nói chung. Dầu nhớt sử dụng trong ngành thép đa dạng: từ các loại dầu mỡ thông dụng như thủy lực, bánh răng,..cho đến dầu cắt gọt kim loại và dầu xử lý bề mặt kim loại (temper fluid). Đây là ngành công nghiệp có dãy sản phẩm rộng và sản lượng tiêu thụ cao; các loại dầu cho ngành thép nhìn chung sử dụng cao cấp phù hợp với dây chuyền công nghệ và thiết bị được khuyến nghị kèm theo. Tuy nhiên, khi trình độ vận hành của nhà máy ngày càng nâng cao thì sản phẩm thay thế phù hợp được lựa chọn nhiều, tăng tính cạnh tranh trong cung cấp dầu nhớt.

Thị trường dầu nhớt cho phân khúc dầu công nghiệp

Là thị trường được nhắm đến của các nhãn hiệu đa quốc gia như Shell, Castrol, Total,..khi họ có năng lực nghiên cứu các sản phẩm phù hợp với ngành công nghiệp. Đi theo dòng dịch chuyển của các doanh nghiệp Trung quốc đầu tư tại Việt nam, thị trường xuất hiện thêm thương hiệu dầu nhớt của Trung quốc như Sinopec,..Ngoài ra, một số sản phẩm đặc biệt phục vụ trong thị trường ngách như dầu gia công kim loại, dầu trong công nghiệp chế biến thực phẩm hay dầu kéo sợi,…được nhập khẩu độc quyền tùy theo nhãn hiệu,…thông qua chủ yếu các công ty thương mại. Thật ra, trong mảng kinh doanh dầu nhớt chung chung, thì dầu nhớt phục vụ cho thị trường ngách trong công nghiệp là mảng có lợi nhuận tốt nhất và tăng trưởng đều đặn hàng năm. Rất ít công ty tại Việt nam có sự nghiên cứu sâu về các sản phẩm công nghiệp và sản xuất để phục vụ cho ngành như ESKA.

28.3.2021…đừng cố bơi ngược dòng đại dương.

Theo ESKA, Made in Singapore

Trong bài có sử dụng tư liệu và số liệu từ internet và đồng nghiệp khác.

Báo cáo thị trường nguyên liệu dầu gốc tháng 4 tại Châu Á

0

Khi dầu gốc được đấu giá, tương lai nào cho các hãng pha chế dầu nhớt nhỏ tại Việt nam?

Vấn đề tồi tệ này là do nhu cầu nhiên liệu thấp dẫn đến giảm tốc độ hoạt động tại một số nhà máy lọc dầu, hạn chế lượng nguyên liệu có sẵn cho sản xuất dầu gốc. Ví dụ, sự bùng phát trở lại của COVID-19 và các đột biến mới của vi-rút ở Ấn Độ, dự kiến sẽ có thêm những hạn chế, giảm sự dịch chuyển của người dân kéo theo giảm nhu cầu nhiên liệu và dầu nhớt bôi trơn.

Nguồn  cung cấp tại chỗ  vẫn căng thẳng ở châu Á dự kiến sẽ không được cải thiện đáng kể trong thời gian sớm, vì một số nhà máy đóng cửa để bảo trì và nhu cầu  cao điểm mùa xuân. Khó khăn nghiêm trọng trong việc tìm nguồn cung ứng dầu gốc và giá giao ngay tiếp tục đi lên.

Nhiều nhà máy dầu gốc đang trong quá trình hoàn thành việc bảo dưỡng, trong đó có 2 nhà máy dự kiến sẽ khởi động lại trong vòng vài tuần tới.

Một trong những loại dầu gốc chịu ảnh hưởng nặng nề của sự thiếu hụt nguồn cung là nhóm dầu API Group I, đặc biệt khó khăn để tìm nguồn dầu gốc có độ nhớt cao (SN 500/SN600/SN700) và BS (Bright Stock). Điều này đã đẩy giá giao ngay lên mức cao lịch sử và khiến người tiêu dùng tìm kiếm các lựa chọn thay thế khác hoặc sử dụng các loại dầu Naphthenic  hay bất cứ loại nào có thể thay thế. Tuy nhiên, nguồn cung cấp dường như cũng ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực có liên quan và dầu gốc naphthenic cũng  vậy.

Ngoài ra, hiện tại, mua càng nhiều  càng tốt nếu có hợp đồng dài hạn, khiến các nhà cung cấp có ít hoặc không có dầu gốc bán ở thị trường giao ngay. Trong một số trường hợp, những người mua này đã bán một phần dầu gốc của họ trên thị trường giao ngay, vì giá vượt quá giá của dầu gốc được mua theo hợp đồng rất nhiều. Các hãng pha chế dầu nhớt đang  tăng cao giá dầu nhớt để bù đắp giá dầu gốc và vận chuyển tăng

Các nhà sản xuất tại Đông Nam Á gần đây đã cung cấp các loại dầu gốc độ nhớt cao và BS thông qua đấu thầu. Tuần trước, một lô dầu gốc có độ nhớt cao của Thái Lan đã được bán và 2 lô khác dự kiến sẽ được tiếp tục đấu giá trong vài ngày tới cho đợt giao  hàng tháng Tư.

Các thương nhân Trung Quốc ráo riết tìm kiếm các loại dầu gốc độ nhớt cao ở Đông Nam Á bằng cách tăng giá thầu của họ, dẫn đến giá cao hơn hàng tuần.

Các nhà máy pha chế nhớt ở Ấn Độ cũng đã tham gia đấu thầu các lô dầu gốc độ nhớt cao ở Đông Nam Á, nhưng ít thành công hơn do..run tay. Tuy nhiên, họ đã có thể mua các loại độ nhớt thấp hơn từ Hàn Quốc và Qatar.

Ấn Độ phải đối phó với cả căng thẳng khi phải tìm hàng hóa trong khu vực và giá cả leo thang. Trong khi Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Hoa Kỳ là những nguồn cung dầu gốc thường xuyên cho Ấn Độ, sự khan hiếm tại các nguồn này khiến  Ấn Độ buộc phải tìm kiếm ở nơi khác. Giá cung cấp cho nội địa cao hơn, chẳng hạn như Mỹ và Đài Loan, khiến giá kinh doanh xuất khẩu không hấp dẫn.

Đã có báo cáo rằng một vài lô dầu Nhóm I nhỏ đã chuyển từ Iran sang Ấn Độ, trong khi khối lượng bổ sung các loại cao cấp cũng dự kiến sẽ được vận chuyển từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Qatar trong tháng này. Ấn độ có nhà máy sản xuất dầu Nhóm I, nhưng một nhà máy này đã bị đóng cửa trong một thời gian dài do một nhà máy lọc dầu khác có liên quan.

Tại Nhật Bản, Eneos đã đưa một trong hai nhà máy Nhóm I của mình ở Mizushima  vào bảo dưỡng trong vòng bốn tháng – có vẻ như từ tháng 2 đến cuối tháng 5 hoặc tháng 6 – mặc dù điều này không thể được xác nhận.

Tại Thái Lan, nhà máy TPI sản xuất dầu gốc Nhóm I đã được nghe nói đã bắt đầu một chương trình bảo trì vào đầu tháng 3 và nhà sản xuất dự kiến sẽ không hàng hóa, theo các nguồn tin. Một nhà cung cấp Thái Lan thứ hai  (PTT) cũng được nghe nói đã hạn chế doanh số bán hàng giao ngay của mình.

Việc mở rộng tại một nhà máy nhóm I ở Singapore (Exxonmobil), bắt đầu vào tháng 6 năm ngoái, cũng dẫn đến giảm tính sẵn có trong khu vực và nhà sản xuất cần phải dựa nhiều vào các lô hàng nội bộ của công ty từ các nhà máy ở các khu vực khác cho các hoạt động dầu nhờn của riêng mình.

Nhiều nhà máy nhóm I đã bị đóng cửa trong những năm gần đây do lo ngại về môi trường và lo ngại về lợi nhuận và điều này đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Nguồn cung eo hẹp không chỉ ảnh hưởng đến phân khúc dầu gốc Nhóm I, mà còn ảnh hưởng đến phân khúc Nhóm II và Nhóm III, khi hai nhà sản xuất lớn của Hàn Quốc đang hoàn thành mở rộng. Một nhà sản xuất thứ ba ở Hàn Quốc đang chạy hết công suất trong tháng này, nhưng hàng sẵn có cũng bị hạn chế. Một nhà sản xuất khác đã được nghe nói đã cung cấp dầu có độ nhớt thấp trong tháng này

GS Caltex đã đưa nhà máy Yeosu hoàn tất chương trình bảo trì thường xuyên vào đầu tháng 3, theo các nguồn tin, nhưng không thể có được chi tiết về ngày khởi động lại

Sk Lubricants bảo trì nhà máy Group III ở Ulsan vào tuần đầu tiên của tháng 3, thời gian dự kiến sẽ kéo dài 30-45 ngày. Công ty ít có khả năng cung cấp hàng hóa thêm sau khi bảo dưỡng vì nhà sản xuất đã không có hàng tồn kho trước khi ngừng hoạt động. SK cũng đang lên kế hoạch bắt đầu bảo dưỡng nhà máy SK-Repsol ở Cartagena, Tây Ban Nha, vào tháng 6.

Giá giao ngay châu Á đã cho thấy mức tăng lớn một lần nữa trong tuần này – ngoại trừ, dầu có độ nhớt thấp – nhưng mức tăng không nhảy vọt như những gì đã thấy trong tuần trước. Nhưng lưu ý rằng hầu hết giá cả phần lớn là khái niệm giao sau (giá tương lai) vì hầu như không có bất kỳ sản phẩm giao ngay nào để giao dịch. Một nhà máy lọc dầu lớn có trụ sở tại Singapore đã công bố mức tăng từ 40-190 đô la mỗi tấn vào giữa tháng 3 và những đợt tăng giá này đã phần nào thúc đẩy các đánh giá trong tuần này.

Giá ex-tank Singapore tăng trong tuần này phù hợp với mức tăng cao hơn của một nhà sản xuất lớn. Nhóm I SN150 tăng $ 60 / t lên $ 920 / t- $ 950 / t. SN500 cũng cao hơn $ 60 / t ở mức $ 1,480- $ 1,520 / t. BS đã tăng 100 USD/t lên 1.630 USD/t-1.670 USD/t, tất cả đều là giá ex-tank Singapore

Nhóm II 150N  tăng 30 USD/t lên 1.000 USD/t-1.040 USD/t, và N500 tăng 60 USD/t ở mức 1.350 USD/t-1.390 USD/t, ex-tank Singapore.

Giá FOB Asia, Nhóm I SN150 được  tăng 50 USD/t ở mức 830 USD/t-870 USD/t, và SN500 tăng 60 USD/t lên 1.430 USD/t-1.470 USD/t. BS tăng 90 USD/t lên 1.590 USD/t-1.630 USD/t, FOB Asia.

Nhóm II 150N tăng 20 USD/t lên 820 USD/t-860 USD/t FOB Châu Á, trong khi 500N và 600N tăng 30 USD/t lên 1.170 USD/t-1.210 USD/t, FOB Asia.

Trong phân khúc Nhóm III, 4 cSt được tăng 40 USD/t ở mức 1.140- 1.180 USD/t và 6 cSt cũng được điều chỉnh tăng 40 USD/t lên 1.160 USD/t-1.200 USD/t. Loại 8 cSt cũng cao hơn $ 40 / t ở mức $ 1,090-1,130 / t, FOB Asia.

Đối với dầu thô, hợp đồng tương lai dầu thô sụt giảm trong tuần này, bất chấp một đợt tăng giá ngắn khi một tàu container bị mắc cạn trên kênh đào Suez. Giá dầu thô đã bị áp lực bởi những lo ngại về việc phong tỏa đại dịch mới và việc triển khai vắc-xin chậm ở châu Âu, dẫn đến nhu cầu dầu giảm. Các nhà phân tích đang nóng lòng tìm hiểu xem LIỆU OPEC+ có quyết định tiếp tục cắt giảm sản lượng vào tháng 4 hay không.

Vào thứ Năm, ngày 25 tháng 3, hợp đồng tương lai của Brent tháng 5 được giao dịch ở mức 63,30 đô la mỗi thùng, từ mức 67,36 đô la / bbl vào ngày 18 tháng 3 trên sàn giao dịch ICE Futures Europe có trụ sở tại London.

Theo Gabriela Wheeler, Lube Asia, 31.3.2021

ESKA lược dịch,