028 6258 8193 - 028 6258 8195

eska.hainguyen@gmail.com

201 Nguyễn Xí, P. 26, Q. Bình Thạnh, TPHCM

Trang chủ Blog Trang 8

Dầu thuỷ lực: sử dụng dầu thuỷ lực giá rẻ có được không? (Phần 2)

0

Việc chọn mua dầu thuỷ lực đôi lúc vì chi phí nên người mua cân nhắc đến “dầu thuỷ lực giá rẻ”. Chi phí thật sự cho dầu nhớt trong nhà máy nói chung hay cho dầu thủy lực nói riêng không chỉ liên quan đến giá cả của dầu mà còn liên quan đến: chi phí mua hàng, lưu kho, thử nghiệm theo dõi quá trình dầu được sử dụng, phí xử lý môi trường (thải bỏ), chi phí thay dầu, lao động và cả thời gian dừng máy vì hỏng hóc do dầu gây nên.

Sử dụng dầu đúng với khuyến cáo có thể tiết kiệm được một phần chi phí trên, không những thế mà có thể tăng thêm thời gian sử dụng dầu và tuổi thọ của máy móc/thiết bị. Do đó, cần phải xem xét đầy đủ tất cả các khía cạnh về kỹ thuật trong việc sử dụng dầu thủy lực giá rẻ…!

Sử dụng dầu thuỷ lực giá rẻ gây nên bơm thủy lực bị hư hỏng?

Có đến 90% bơm thủy lực bị hư hỏng do 1 trong hay (kết hợp) 6 nguyên nhân sau:

  1. Sự xâm nhập không khí vào hệ thống: hình thành các bọt không khí trong dầu, gây ăn mòn bơm nghiêm trọng.
  2. Sự xâm thực: tương tự hiện tượng trên, tuy nhiên cũng có nguyên nhân hình thành các túi khí (ngoài không khí) trong hệ thống, gây tiếng ồn khi bơm hoạt động và ăn mòn.
  3. Nhiễm bẩn: tất cả vật chất lạ xâm nhập vào hệ thống từ bên ngoài đều ảnh hưởng đến sự ổn định của dầu. Vật nhiễm bẩn gây sự trầy xướt trên thành kim loại hay cánh bơm, ăn mòn và mài mòn cơ học.
  4. Quá nhiệt: khi nhiệt độ của hệ thống vượt quá giới hạn sẽ ảnh hưởng đến độ nhớt của dầu, nguyên nhân suy thoái dầu tạo acid, cặn bùn, hay hình thành lớp vec-ni trên thành kim loại, cánh bơm.
  5. Chịu áp cao: khi áp suất thực vượt áp suất thiết kế của bơm.
  6. Chọn độ nhớt dầu thủy lực không đúng.

Tất cả các yếu tố trên đều tồn tại và phát sinh từ dầu thuỷ lực giá rẻ.

Chọn độ nhớt cho hệ thống thủy lực.

Khi chọn dầu có độ nhớt thấp hơn độ nhớt được khuyến cáo: dầu sẽ bị rò rỉ cùng với nhiệt độ bơm sẽ tăng. Ngược lại, khi chọn độ nhớt cao hơn, bơm sẽ làm việc nặng nhọc hơn và thiếu lưu lượng trong hệ thống thủy lực. Theo thói quen, người bán lúc nào cũng chọn độ nhớt cao hơn để “chắc chắn”, nên hiện nay ở Việt nam, nói đến dầu thủy lực thì phổ biến nhất là loại độ nhớt VG 68 (theo phân loại độ nhớt dầu công nghiệp của ISO)

Xu hướng hiện nay, các nhà chế tạo máy đều khuyến cáo dầu thủy lực có tiêu chuẩn HV, là loại dầu có Chỉ số độ nhớt cao và rất cao ( HVI: 150-200). Dầu này sử dụng cho máy móc cơ giới, ngành nhựa, thép , gạch men,…nơi hệ thống thủy lực có chịu tác động của nhiệt từ bên ngoài, nên nhiệt độ dầu có thể duy trì từ 70-120oC.

Theo đường cong biểu thị độ nhớt động học theo nhiệt độ, tại điểm có nhiệt độ hệ thống là 80oC (thông dụng) thì dầu thủy lực VG 46 có Chỉ số độ nhớt VI 110 có độ nhớt động học là 11.42 cSt, trong khi đó dầu có VI 165 có độ nhớt động học ở nhiệt độ này là 13.32 cSt. Khi nhiệt độ càng tăng cao tỷ lệ sự chênh lệch càng cao.

Dầu thủy lực theo ISO 6743/4 HM trên thị trường hiện nay đa số được sản xuất từ dầu gốc nhóm 2, có Chỉ số độ nhớt  khoảng 108-116. Để sản xuất dầu thủy lực theo ISO 6743/4 HV có Chỉ số độ nhớt (VI) 165 có thể phải sử dụng thêm dầu gốc nhóm 3 (tổng hợp gốc khoáng?) tùy theo lựa chọn phụ gia của từng hãng. Nhưng cũng có nhà sản xuất chỉ sử dụng dầu gốc có độ nhớt thấp và các dạng EPDM (Ethyl-Propyl Dimer) để tăng chỉ số độ nhớt. Dầu thuỷ lực được pha chế theo kiểu này cũng có thể gọi là dầu thuỷ lực giá rẻ. Các dạng dầu thuỷ lực giá rẻ như vậy khi sử dụng dễ sinh cặn bùn do tính tương thích cấu trúc phân tử dầu gốc và chuỗi polymer thấp, đồng thời, mạch bị ôxy hoá bởi nhiệt và không khí/ nước.

Có thể nhận ra một khuynh hướng về chế tạo máy/thiết bị càng ngày càng nhỏ gọn hơn, chiếm ít không gian hơn, hệ thống thủy lực cũng trong xu hướng đó. Như vậy, dầu sẽ ở trong bồn chứa thời gian ngắn hơn, dẫn đến ít có thời gian thoát khí hơn (không khí xâm nhập trong dầu sẽ làm giảm sự chính xác của đầu cuối nhận năng lượng cơ học). Tương tự, phụ gia trong dầu có ít thời gian để tách nước/khử nhũ hơn, nước trong dầu là tác nhân gây oxy hóa, bùn làm bít lọc, ăn mòn và mài mòn cánh, trục bơm.

Một hệ thống thủy lực thường hoạt động ở áp suất cao và nhiệt độ cao thường là nguyên nhân gây đóng cặn vec-ni  trên thành kim loại, gia tăng tỷ lệ điện hao hụt, giảm vòng tuần hoàn dầu.

Thời gian thay dầu thủy lực là bao lâu?

Thời gian thay dầu thuỷ lực phụ thuộc và chỉ tiêu PRVOT hay TOST (thử nghiệm thời gian ôxy hoá của dầu). Tham khảo thêm tại : Có phải TOST là tiêu chuẩn để thay dầu thuỷ lực?

Theo quan sát của ESKA, thời gian sử dụng dầu thuỷ lực giá rẻ được pha chế theo cách trên không làm mài mòn cánh/trục bơm một cách tức thì mà quá trình sẽ diễn ra dần dần. Thời gian ôxy hoá theo TOST thông thường khoảng 2500-3000 giờ, tức chỉ 1/3 thời gian thay dầu thuỷ lực tiêu chuẩn! Vậy dầu thuỷ lực đó có phải là dầu thuỷ lực giá rẻ?

Trước những nghiên cứu về thị trường và thói quen sử dụng dầu thủy lực tại Việt nam, ESKA Singapore khuyến cáo khách hàng và người sử dụng dần dần chuyển sang dầu thủy lực ISO 6743/4 HV, chỉ số độ nhớt rất cao và phụ gia không chứa kẽm, không tạo cặn. Hay thấp nhất cũng là loại dầu thủy lực thông dụng hiện nay ISO 6743/4 HM hay DIN 51524-2: HLP. Không nên sử dụng dầu thuỷ lực có tiêu chuẩn thấp hơn.

Dầu thuỷ lực giá rẻ thì cũng tuỳ theo quan điểm. Khi giá dầu gốc đang rẻ như hiện nay thì sự chênh lệch giữa giá thành sản xuất của dầu thuỷ lực theo tiêu chuẩn và dầu thuỷ lực giá rẻ không đáng kể. Trừ trường hợp pha chế bằng dầu gốc “tái sinh – re/refinery” để sản xuất dầu thuỷ lực giá rẻ nhiều như hiện nay tại Việt Nam. Dầu thuỷ lực được pha chế từ nguồn dầu gốc cao cấp như từ Singapore, Korea …có giá thành gần như nhau về chi phí, nhưng bán có rẻ hay không là do từng hãng và cách phân phối đến người sử dụng.

Khi giá dầu thuỷ lực chính hãng như ESKA Singapore hay MaxPro1 đang rẻ thì mua dầu thuỷ lực giá rẻ kém chất lượng làm gì?

Theo ESKA Singapore, 09-10-2023

Tài liệu tham khảo:

  • Lube magazine số 49 : Lube Tech Not all Hydraulic Fluids are created Equal
  • Link : lubrizol.com.
  • Số liệu độ nhớt : www.viscopedia.com

Fuchs mở nhà máy pha chế dầu nhớt tại Việt Nam.

0

Fuchs vừa khánh thành nhà máy pha chế dầu nhớt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ, BRVT. Liệu nhãn hiệu này tìm thấy tiềm năng phát triển ngành dầu nhớt tại Việt Nam trong giai đoạn đầu tư nhà máy khá muộn? Việc xây dựng thương hiệu riêng tại Việt Nam có lợi thế?

Fuchs xây dựng một nhà máy pha chế dầu nhớt 20.000 tấn/năm tại Việt Nam để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng trong khu vực và đáp ứng thị trường địa phương. Nhà máy là liên doanh của hãng dầu nhớt độc lập CH Đức và một doanh nghiệp địa phương vừa được công bố hoàn thành giai đoạn 1 vào ngày 14-09-2023.

Fuchs cho biết khoản đầu tư 9 triệu euro (9,6 triệu đô la Mỹ) vào cũng sẽ mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm Fuchs tại Việt Nam để phù hợp với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường tại đây. Nhà máy tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, KCN Phú Mỹ, Việt Nam có diện tích 2 hecta và sẽ được thực hiện 2 giai đoạn. Danh mục sản xuất của Fuchs Việt Nam bao gồm dầu ô tô, dầu công nghiệp, dầu gia công kim loại và các sản phẩm cho ngành khai thác mỏ.  Fuchs Việt Nam sẽ có thể cung cấp cho khách hàng của mình từ một nguồn duy nhất trong tương lai. Việc sản xuất sẽ bắt đầu vào quý IV.

Liên doanh Việt Nam của chúng tôi với chủ sở hữu của STD &; S Co., Ltd. đã mở đường cho Fuchs Group tại thị trường quan trọng này và đặt nền móng cho một cơ sở quan trọng khác ở châu Á.”

Fuchs có văn phòng kinh doanh tại Việt Nam từ năm 2013. Năm 2021, Fuchs Group mua lại 70% mảng kinh doanh dầu nhớt của STD &S Co. Ltd., nhà phân phối dầu nhớt chuyên dụng có trụ sở tại Việt Nam. Doanh nghiệp được sáp nhập vào công ty con Fuchs Lubricants Vietnam Co., Ltd., trong đó chủ sở hữu của STD &S nắm giữ 30% cổ phần. Đến cuối năm nay, Fuchs Lubricants Việt Nam sẽ tăng lực lượng lao động lên 35 nhân viên. Trong năm tài chính 2022, doanh số bán hàng của công ty nằm trong khoảng giữa một chữ số triệu USD.

Năng lực sản xuất dầu nhớt của Việt Nam.

Cho đến năm 2020, Việt nam có 18 nhà máy sản xuất pha chế dầu nhớt chính, không kể một số “xưởng” pha chế nhỏ. Tổng công suất sản xuất đáp ứng xấp xỉ 540 Kt/năm (ngàn tấn). Hầu hết các nhà máy lớn tập trung gần cảng chính như Hải phòng hay địa phương xung quanh Tp.HCM.

Năng lực sản xuất tổng cộng 306 Kt, năm 2020, chiếm 57% tổng công suất. Tỷ lệ khả dụng cao hơn trung bình trên đối với các nhà máy thương hiệu quốc tế, với công suất gần 84% năm 2018, trong khi đó nhà máy thương hiệu nội địa chỉ sản xuất 30-50% công suất.

Cho đến hiện nay, lượng dầu nhớt tiêu thụ xấp xỉ 450 ngàn tấn/năm tính cho tất cả các nhãn hiệu quốc tế và nội địa, nhưng chưa kể nguồn dầu nhớt được pha chế không chính thống khác được tiêu thụ. Năng lực sản xuất của Việt Nam cao hơn lượng tiêu thụ trung bình 30%, chưa kể lượng hàng hoá nhập khẩu. Việc Fuch xây dựng nhà máy dầu nhớt tại vùng trọng điểm kinh tế thuộc Đông Nam bộ cho thấy định hướng cạnh tranh rõ ràng vào phân khúc công nghiệp cốt lõi, vốn là thế mạnh của nhãn hiệu dầu nhớt Đức.

Một thực tế là các nhà máy nội địa và quốc tế tại Việt Nam đang tìm kiếm các hợp đồng gia công thương hiệu riêng để tăng công suất. Việc Fuchs đầu tư chậm trễ vào Việt nam có thể đánh giá là bài toán với đáp án thành công cho một tương lai khá xa. Nhất là Việt Nam đang chững lại về kinh tế sau thời gian dài phát triễn khá mạnh. Đây là điều tất yếu của tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Đi tìm động lực để phát triển kéo dài là điều khó khăn trong khi đó sự thay đổi công nghệ và tiêu chuẩn về sản xuất thay đổi chóng mặt.

Đi tìm nhãn hiệu riêng trong dầu nhớt được không?

Rất dễ, miễn có tiền! Nhưng làm thương hiệu riêng chưa bao giờ dẽ dàng cả, nhất là tầm nhìn gói gọn trong một nhóm khách hàng địa phương. Từ trước đến nay, tại Việt Nam chưa có thương hiệu riêng nào thành công, để phát triển thành thương hiệu được phổ biến trong nội địa. Ngay cả những nhãn hiệu nổi tiếng nhập khẩu như GS vào thị trường rất sớm, 2006, nhưng hiện tại cũng thu hẹp khá nhiều. Một số nhãn hiệu nhập khẩu khác duy trì vì có sự xây dựng tính hệ thống như Eska Singapore, Kixx/GS hay sau này Huyndai, S-Oil…

Nhãn hiệu dầu nhớt duy trì bởi một lịch sử lâu đời như Castrol, Shell, Fuchs… Nhãn hiệu dầu nhớt được sinh ra kiếm lợi nhuận trong thời gian ngắn sẽ mất đi vì nhiều yếu tố: tính chuyên nghiệp, quản lý và kỹ thuật. Mất mát lớn nhất chính là lượng khách hàng càng ít  khi những nhãn hiệu riêng không đáp ứng tiêu chuẩn của một nhãn hiệu dầu nhớt có chất lượng.

Sự khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong ngành liên quan đến công nghiệp dầu nhớt rất nhiều. Tuy nhiên, sự khó khăn đó sẽ tiếp tục tồn tại qua nhiều năm nữa vì động lực phát triển đã gần cạn, đối với nền sản xuất công nghiệp truyền thống. Sự đầu tư vào hạ tầng, nhà máy, nhãn hiệu gần như là quá tải so với nhu cầu hiện nay. Cả thế giới đang ngập trong hàng hoá. Vậy sự linh hoạt trong sản xuất bằng cách tận dụng nguồn lực, lợi thế cạnh tranh của các quốc gia đang có sẳn thay vì tự đi tìm lợi thế nhân công rẻ ở nhà máy Việt Nam. Eska SingaporeMaxPro1 vẫn sản xuất tại CH Singapore, nhập khẩu trực tiếp vào Việt Nam với chi phí hợp lý. Đó là lựa chọn thông minh để xây dựng thương hiệu riêng.

Thời gian qua nhiều thương hiệu riêng đã biến mất đáng kể!

Theo Eska Singapore

Có sử dụng “ Fuchs Opens Vietnam Blending Plant” George Gill – 15-9, 2023, trên tạp chí Lubes’n’Greases

Trung thu và bụi tre!

0

Ở miền Nam, trung thu mới có cảm giác như trời vừa mới vào thu. Nắng vàng len lỏi được chút giấc trưa, trời chiều đã man mác giăng tơ. Trăng vừa nhú lên khỏi ngọn cây bên đường thì mây ùn ùn kéo đến, đêm rả rích tiếng mưa…

Đường ngoài lộ từ khi giải toả được trải nhựa thẳng thớm, vỉa hè lát gạch tươm tất. Đêm gió mát vài quán cà phê cóc, quán nhậu đầy kín người. Cũng nhờ đó mà bụi tre được ra “mặt tiền”, trông thật hiền lành nhưng …vô duyên! Có lẽ hồi đó, bụi tre được trồng ven bờ rào của một con đường đất. Con đường đất đỏ ngoằn ngoèo ven đường ray xe lửa từ Tân Cảng qua Cầu Đỏ, nối tới ga Gò Vấp, rồi ra tận miền Trung, miền Bắc!

Sau bụi tre có thể là sân nhà ai đó? Trung thu, trăng đầu hôm tròn vo vừa lên ngang ngọn tre thì cả không gian đã nhuộm thứ ánh sáng vàng vọt, huyễn hoặc. Tụi con nít đốt đèn đi loanh quanh réo gọi chị Hằng, chú Cuội. Hồi xưa ở Sài Gòn điện cũng chập chờn, đâu có đèn đường. Mấy ông nhà đèn cứ đêm trung thu là cúp điện để tiết kiệm và cho tụi nhỏ hả hê rước đèn. Cuộc vui chỉ mấy chốc, mây đen cuộn về, trời tối thui, nghe trong gió là hơi nước. Mưa!

Sau bụi tre có thể là một cái ao? Trung thu, ánh trăng dát vàng lung linh trên mặt nước. Chuồng vịt kế bên nghe im thin thít, khác với mọi ngày. Bóng bụi tre đổ dài xuống hẻm nhỏ dẫn vô xóm trong, hun hút. Những đêm trăng tròn, có người con gái hay đi ra ngõ, cạnh bụi tre như đứng chờ ai. Có thể, chỗ này, thời khắc như vậy, người đó đã tiễn một người đi, cũng chẳng biết đi đâu. Chiến trận? Đi làm ăn hay đi theo người khác?

Tất cả những giả định đó không biết có thật hay không. Nhưng bụi tre “mặt tiền” vẫn tồn tại lâu rồi, ở vị trí đó. “Ông cây xanh đô thị” không thay thế bụi tre bằng một loại cây trồng phổ biến ở phố, âu cũng có lý do! Sáng mấy con chim sẻ tíu tít tỉa lông trên ngọn, mặc cho mấy bàn cà phê ở dưới xôn xao tiếng người.

Chánh là tài xế chạy xe công nghệ. Nói cho oai, chứ thật ra chẳng khác chi xe ôm thuở trước. Chánh cũng có bằng đại học, nhưng xin việc làm khó trụ nổi ở thành phố phồn hoa này. Trong khi đó, Chánh có vợ con dưới quê, 3 miệng con chim non lúc nào cũng há mỏ chờ mồi! Cuốc xe đầu tiên, Chánh ngồi cà phê dưới bụi tre chờ “áp nổ”. Khuya, trước khi về “ổ trọ” Chánh ngồi đây ăn tô mỳ lấy sức. Có những đêm thấy trăng Chánh chạnh lòng nhớ…

Sáng sớm mùa thu, sau một đêm mưa, cả thung lũng tràn ngập hơi sương. Phía xa là dãy núi chắn ngang, đi xa hơn nữa là biển, nhưng xa lắm! Nhà Chánh trên đồi nhìn xuống là cả vùng đất thấp ngập màu xanh. Thung lũng trồng toàn cây ăn trái có múi, cam, quýt, bưởi. Vùng này vốn nổi tiếng về sầu riêng! Những đêm trăng, thung lũng tràn ngập ánh trăng. Những đêm trời tối, có thể thấy đom đóm bay ra từ bụi ven đường, đó là những lúc người dân không xịt thuốc sâu. Mà cũng lâu lắm rồi ít thấy đom đóm quay về!

Mai Chánh qua cái văn phòng  bên bụi tre nộp đơn xin vô làm nhân viên bán nhớt! Nghe nói chủ công ty đó nhập nhớt bên Singapore, chắc cũng “êm”. Chứ chạy “gáp” hoài chắc thân tàn ma dại, bào mòn sức khoẻ!

Trưa, Chánh chạy về phía núi, về nhà mong kịp giờ rước đèn với tụi nhỏ. Bánh trung thu giảm giá mua vài cái, không quên nửa con vịt quay tối nay làm vài chai bia với vợ…Đêm trung thu năm nay phải ở nhà!

ESKA Singapore và MaxPro1 đang tuyển nhân viên bán hàng trực tiếp tất cả các khu vực!

ESKA Singapore, viết cho ngày trung thu, 28-09-2023

Dầu thuỷ lực: sự khác nhau giữa tiêu chuẩn HLP/HM và AW (Phần 1)

0

Dầu thủy lực là một sản phẩm quan trọng trong tổng thể công nghiệp dầu nhớt. Dầu thủy lực được phân loại trong phân khúc dầu nhớt công nghiệp. Tuy nhiên, cũng được xếp chung trong phân khúc vận tải vì được sử dụng nhiều trong máy móc cơ giới, vận tải. Hai chức năng chính của dầu thủy lực: bôi trơn thiết bị và truyền lực (năng lượng điện sang cơ học ). Các chức năng hỗ trợ như: ổn định áp suất, làm mát hệ thống thông qua quá trình trao đổi nhiệt với môi trường, chống mài mòn chi tiết kim loại, giảm ma sát, chống gỉ và chống ăn mòn..và làm kín khít các mối nối (seal). Nên, dầu thuỷ lực có nhiều câu hỏi cần giải đáp…

Tại Việt nam, dầu thủy lực chiếm 40% sản lượng dầu công nghiệp, tương đương 6,1% ngành công nghiệp dầu nhớt chính thống (không kể những nhãn hiệu không được khảo sát, hay phân khúc dầu nhớt giá thấp). Hàng năm, dầu thủy lực được tiêu thụ trung bình khoảng 38 ngàn tấn sản phẩm các loại. (TheoBáo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam- Bài 16: 2022, ngoại truyện!)

Phân loại dầu thuỷ lực.

Phân loại dầu thủy lực theo độ nhớt (dầu công nghiệp) hay VG (viscosity grade) được xác định bởi độ nhớt động học ở 40oC. Dãy độ nhớt VG thông dụng nhất trong khoảng: …22, 32, 46, 68, 100…

Phân loại dầu thủy lực về tính năng theo ISO 6743/4 (Bộ tiêu chuẩn hóa  ISO, chương 6743 về dầu nhớt công nghiệp, phần 4 phân loại tính năng dầu thủy lực) bao gồm :

HH : dầu tuần hoàn, dầu gốc không chứa phụ gia

HL : dầu gốc tăng cường thêm tính chống gỉ và chống oxy hóa R&O

HM : dầu thủy lực có phụ gia chống mài mòn chứa kẽm (Zn), thông thường nằm dưới dạng hợp chất ZnDPP- Zinc Dithiophosphate; có thể bị tách ra thành kẽm tự do trong quá trình hoạt động, tạo nên cặn cơ học gây nên mài mòn

HV : dầu thủy lực có chứa phụ gia chống mài mòn và có chỉ số độ nhớt cao (HVI – High Viscosity Index) hay rất cao ( VHVI- Very High Viscosity Index)

HFC : dầu thủy lực gốc tổng hợp PAG (Poly alpha glycol) chứa hàm lượng nước đáng kể sử dụng làm dầu thủy lực chống cháy trong các nhà máy luyện thép hay hầm lò khai thác khoáng sản.

HFDU: dầu thủy lực gốc tổng hợp với dầu gốc ester cũng sử dụng trong các nhà máy luyện phôi thép hay hầm lò như dầu thủy lực chống cháy.

Ngoài ra có nhiều phân loại tính năng khác nhưng trong khuôn khổ bài viết chỉ đề cập đến các loại thông dụng nhất thường gặp tại Việt nam.

Có phải dầu thuỷ lực AW giống dầu thuỷ lực HLP/HM?

Dầu thủy lực HM là loại dầu thông dụng nhất hiện nay. Như đề cập ở trên, loại HM được quốc tế công nhận về tính năng chống mài mòn (Anti wear- AW), chống oxy hóa và chống gỉ (R&O). Nhưng hiện nay có sự nhầm lẫn giữa dầu HM và dầu AW vì dầu AW chỉ mô tả tính năng chống mài mòn nhưng chưa diễn tả đầu đủ tính năng của dầu HM. Thông thương đối với loại dầu HM thì phải thông qua các thử nghiệm trên các loại bơm của các hãng chế tạo như : Vickers (Vickers 35VQ25 hydraulic pump wear test comparision- so sánh mài mòn trong bơm tiêu chuẩn cánh gạt 35VQ25), hay Denison, MAG (trước đây là Cincinnati Machine), GM LS2, Bosch-Rexroth.

Thông thường phải thực hiện đầy đủ các thử nghiệm: hàm lượng kim loại (Zn), mài mòn 4 bi (four ball wear – ASTM D4172M), tuổi thọ do oxy hóa (RPVOT ASTMD 2272)…v.v.

Như vậy, nội hàm tiêu chuẩn dầu thủy lực theo ISO 6743/4 HM mang rất nhiều yếu tố về tính năng, AW là một trong đó tính năng. Tuy nhiên, diễn tả dầu AW như là HM thì thiếu đầy đủ. Cũng có thể do cách đặt tên, mặc dù là AW nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn HM (chỉ thường thấy ở các nhãn hiệu lớn).

Dầu thủy lực HM chứa kẽm như đề cập phía trên rất dễ tạo cặn (kẽm sẽ tách ra dưới dạng các oxýt  Zn hay dạng muối vô cơ gây mài mòn, ngoài ra, đối với các loại bơm có vòng bi bằng lớp mạ bạc (Ag) hay đồng (Cu) như nhãn hiệu bơm Lucas (Hoa kỳ)  thì kẽm dễ dàng gây mài mòn hơn. Đó là lý do ngày nay phụ gia chống mài mòn trong dầu thủy lực dần dần sử dụng KHÔNG CHỨA KẼM. Hay còn gọi là phụ gia không tro (ashless).

Tại sao có sự khác nhau về chất lượng giữa các nhãn hiệu cùng sản xuất theo một tiêu chuẩn của dầu thủy lực?

Điều đầu tiên là dầu gốc. Không phải tất cả các loại dầu gốc cùng nhóm là có tính chất giống nhau. Tùy theo nguồn gốc sản xuất mà chất lượng dầu gốc cũng khác nhau. Cùng một nhóm dầu gốc, như được sản xuất đều từ nhóm II, nhưng dầu gốc từ ExxonMobil khác nhóm II từ Trung Đông. Hiện nay, có nhiều nhãn hiệu nội địa pha dầu thuỷ lực từ dầu re-refinery (tái sinh) cũng tiêu chuẩn nhóm II. Dầu thuỷ lực pha từ nhóm này cũng có màu trắng nhưng thời gian sử dụng sẽ kém nhiều vì sự oxy hoá dầu. Tiêu chuẩn để thử nghiệm thời gian thay dầu thuỷ lực là RPVOT hay TOST!

Phụ gia trong dầu thủy lực chiếm chưa đến 1%, thường thì do khuyến cáo. Nhưng cùng một phụ gia (đóng gói sẵn) với tỷ lệ và cùng nguồn dầu gốc thì tại sao dầu thủy lực của ESKA Singapore  tốt hơn hãng A. ? Vì tùy theo ứng dụng của dầu, Eska có thể cho thêm “một số loại phụ gia khác – components” để đẩy giới hạn về tính năng của dầu cao hơn, như tính tách nhũ tương (tách nước) và kháng oxy hóa, chống gỉ  tốt cho thiết bị/máy móc làm việc trong môi trường ẩm ướt. Cũng vì lý do đó, Mobil có dầu thủy lực cho hàng hải và dầu thủy lực cho công nghiệp…Sự nghiên cứu sản phẩm luôn mang lại danh tiếng và thành quả xứng đáng. Do đó, không phải dầu thủy lực nào cũng như nhau!

Thị trường dầu thuỷ lực tại Việt Nam.

Phải nói rằng, thị trường Việt nam (các thị trường các nước đang phát triển cũng như vậy) cạnh tranh về giá rất nặng nề. Đôi khi chọn sản phẩm cũng chọn sản phẩm rẻ nhất nhưng nếu không trả giá bây giờ thì sớm muộn gì cũng phải trả giá vì hư hỏng của máy móc thiết bị hay rò rỉ trong sử dụng.

Khi nói đến dầu thủy lực đa số các hãng điều khuyến cáo tiêu chuẩn HM cho rất nhiều ngành nghề và máy móc trong công nghiệp. Không nói chi đâu xa, trong ngành máy móc cơ giới, gần như 99% đều sử dụng HM, nhưng người sử dụng không biết rằng 100% máy móc cơ giới (off road) được khuyến cáo tiêu chuẩn HV (chống mài mòn và chỉ số độ nhớt cao). Người mua thì chỉ biết dầu thủy lực, người bán thì chỉ biết dầu thủy lực (thông thường AW/HM) mà không nghiên cứu khuyến cáo của hãng sản xuất (OEMs)  sử dụng cho máy đó là dầu gì? Ai cũng nghĩ xe/máy cũ (nhập dạng second hand) nên mua dầu thủy lực 68 là ổn.

Cũng chính vì cạnh tranh giá mà hãng dầu C. và nhiều hãng khác (nhiều nhất là nội địa) sản xuất ra loại “dầu thủy lực HH hay dầu VG”, tức không chứa phụ gia chống mài mòn. Đây chỉ là dạng dầu tuần hoàn được sử dụng bôi trơn theo kiểu “nhỏ giọt, mất dầu” hay trong phuộc nhún của xe máy (tùy độ nhớt),..

Một số hệ thống thiết bị/máy được lắp mới được mua từ nước ngoài có đầy đủ chuyên gia lắp máy, họ rất tuân thủ theo khuyến cáo của OEMs hay trong các hệ thống thủy lực có nhiệt cao yêu cầu sự ổn định áp suất. Dần dần theo khuynh hướng đó dầu thủy lực HV sẽ dần thay thế tiêu chuẩn HM nhưng …xa lắm!

Theo ESKA Singapore, 26-09-2023

Bài viết được thực hiện vào 30.7.2017 trên trang Dầu nhớt của Chuyên gia.

Giá dầu thô sẽ lên 100 USD/thùng, giá dầu nhớt tại Việt nam?

0

Giá dầu đã vượt 90 USD/ thùng trong những ngày gầy đây, là mức cao nhất trong vòng 10 tháng. Lo ngại lạm phát sẽ tăng và gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán giá dầu thô có thể tăng đến 100 USD/ thùng. Giá dầu nhớt tại Việt Nam liệu có bị ảnh hưởng?

Nguồn cung thắt chặt đẩy giá dầu lên cao.

Theo CNBC, chốt phiên thứ 6 tuần trước (15-9-2023), giá dầu Brent lên 93,93 USD/thùng, dầu WTI là 90,77 USD/thùng. Giá cả 2 loại dầu thiết lập mức cao mới của 10 tháng trong 5 phiên liên tiếp. Tính cả tuần giá dầu đã đạt mức tăng 4%. Không những vậy, giá dầu đã nới rộng đà tăng kéo dài suốt 3 tuần và hướng đến quý tăng mạnh nhất kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát.

Giá dầu tăng diễn ra trong bối cảnh nguồn cung dầu thắt chặt ngày càng tăng. NgaArap Saudi lần lượt thông báo gia hạn các biện pháp cắt giảm sản lượng tự nguyện cho đến cuối năm. Trong báo cáo hàng tháng về thị trường dầu thô, Cơ Quan năng Lượng Quốc Tế (IAEA) dự báo thị trường rơi vào tình trạng thiếu hụt đáng kể trong quý 4 năm nay.

Các nhà phân tích tại Bank of America cho biết, họ tin rằng giá dầu có thể sớm tăng lên trên 100 USD/thùng. Cùng lúc đó, dự báo về sản lượng dầu thô khai thác của Mỹ sụt giảm. Số giàn khoan dầu của Mỹ giảm 84 đơn vị so cùng kỳ năm ngoái, theo Baker Hughes.

Nhu cầu tiêu thụ dầu tăng cao trở lại.

Trong khi đó, triển vọng nhu cầu dầu thô được cải thiện khi các ngân hàng trung ương lớn, từ Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho đến Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đều được dự báo sẽ sớm chấm dứt chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ, qua đó giảm bớt áp lực lên nền kinh tế. Kinh tế Trung Quốc cũng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực sau thời gian trì trệ. Triển vọng nền kinh tế thứ 2 thế giới được coi là yếu tố quan trọng đối với nhu cầu dầu thô. Hoạt động chế biến tại các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đã tăng gần 20% so với năm trước.

Mức giá 100 USD/thùng liệu có thực tế?

Với sự kết hợp hàng loạt yếu tố, bao gồm nguồn cung thắt chặt và nhu cầu tăng cao. Chuyên gia Tamas Varga, công ty môi giới dầu mỏ PVM cho biết giá dầu thô 100 USD/thùng là “hợp lý”. “Tuy nhiên, đợt phục hồi như vậy sẽ kéo theo áp lực lạm phát mới“, ông chia sẻ với CNBC. Áp lực lạm phát cao dai dẳng khiến lãi suất duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn. Tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ. “Vì lý do này, tôi tin rằng bất kỳ mức tăng nào lên 100 USD/thùng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn”.

Chia sẻ quan điểm trên, ông Christyan Malek, người đứng đầu chiến lược năng lượng toàn cầu tại JPMorgan cho biết ông tin rằng giá dầu thô có thể giao dịch khoảng 80 USD đến 100 USD trong ngắn hạn và 80 USD/thùng trong dài hạn. “Khi chúng ta bước sang năm tới, mọi việc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách chúng ta nhìn nhận sự phát triển của kinh tế Trung Quốc. Chính phủ Mỹ sẽ làm gì? Và các nhà khai thác dầu đá phiến phản ứng thế nào?” Ông Malek cho biết, đồng thời lưu ý rằng chính phủ Mỹ dường như có rất ít lựa chọn nếu muốn đẩy giá dầu (diesel) và xăng xuống thấp hơn trước cuộc bầu cử tổng thống quan trọng vào năm tới.

Tuy nhiên, không phải ai cũng tin giá dầu thô sắp quay trở lại mức 100 USD/thùng. Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hoá tại ngân hàng Saxo, cho biết lĩnh vực dầu thô có vẻ ngày càng rơi vào tình trạng quá mua và dường như cần có sự điều chỉnh lại. Ông Hansen đề cập trong một báo cáo nghiên cứu được công bố ngày 8-9:” Chúng tôi không ủng hộ dự báo về mức giá 100 USD/thùng. Nhưng không loại trừ một khoảng thời gian tương đối ngắn dầu Brent có thể giao dịch trên 100 USD/thùng“.

Liệu giá dầu nhớt tại Việt Nam có bị tác động?

Kể từ đầu tháng 9, giá dầu gốc N500/N600, CIF tại các cảng Việt Nam lần đầu tiên vượt USD 950/ tấn. Dầu gốc tại khu vực Đông nam và Bắc Á tăng lần đầu tiên kể từ đầu năm 2023. Giá dầu gốc phản ánh một phần thị trường Trung Quốc hồi phục, sau thời gian dài suy thoái. Nhu cầu yếu của nền kinh tế trên toàn thế giới trong hơn một năm qua bắt đầu thoát đáy. Lượng tồn kho hàng hoá trên thế giới giảm, các đơn hàng mới bắt đầu cho mùa mua sắm mới. 

Tại Việt Nam, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 8/2023 đã tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm, cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất đã cải thiện. Các nhà sản xuất ghi nhận số lượng đơn đặt hàng mới tăng lần đầu trong 6 tháng. Sau một năm ảnh hưởng vì kinh tế không tăng trưởng, thị trường dầu nhớt Việt Nam có tín hiệu tích cực. Các phân khúc vận tải (HDEO) và xe máy (MCO) bắt đầu chuyển biến với nhiều đơn hàng. Phân khúc dầu nhớt công nghiệp (IO) tình hình sáng sủa vì các nhà máy đã bắt đầu hoạt động đều đặn hơn. Không có nhiều dự án nhà máy công nghiệp đưa vào hoạt động nhưng cũng có các dự án mở rộng hay chuyển đổi từ sản xuất phụ thuộc năng lượng hoá thạch sang năng lượng xanh phù hợp các yêu cầu của thế giới. Đây là xu hướng chuyển đổi cho tương lai, đặc biệt cho ngành công nghiệp dệt may.

Giá dầu thô là đầu vào của công nghiệp dầu nhớt trên thế giới và cả Việt Nam. Tác động có chậm hơn, nhưng chắc chắn ảnh hưởng. Dự đoán giá dầu nhớt tại Việt Nam sẽ tăng vào giữa quý 4 năm nay, phụ thuộc tồn kho của từng nhãn hiệu. Các chương trình giảm giá, khuyến mại sẽ kết thúc vào cuối tháng 9. Nhưng thế giới vốn khó đoán tình hình, mọi chuyện có thể xảy ra vì tình hình kinh tế mói chỉ “hừng đông”! Doanh nghiệp vẫn khó khăn vì lãi suất cao và nguồn lực hạn hẹp sau một năm khắc nghiệt! Quan điểm của ESKA Singapore là khó khăn sẽ dồn đập khó khăn khi giá dầu nhớt tăng!

Theo ESKA Singapore, 21-9-2023

Tham khảo:” Giá dầu sẽ lên 100 đô la/ thùng?” của Lạc Diệp, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, 21-9-2023.

Dầu nhớt công nghiệp và những điều hối tiếc!

0
Eska được sản xuất tại Singapore

Dầu nhớt công nghiệp là một phân khúc quan trọng trong ngành công nghiệp dầu nhớt trên thế giới. Dầu nhớt công nghiệp (Industrial Oil) tại Việt Nam chiếm khoảng 24-28% tổng lượng dầu nhớt tiêu thụ nội địa. Là một phân khúc rộng với nhiều loại dầu nhớt phục vụ trong công nghiệp như: dầu thuỷ lực, dầu bánh răng, dầu gia công kim loại, mỡ..v,v.

Dầu nhớt công nghiệp tồn tại ở đâu?

Câu trả lời đơn giản. Dầu nhớt công nghiệp tồn tại trong các công xưởng hay nhà máy xí nghiệp. Các nhà máy này nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp hay độc lập ở khu nào đó. Cả nước có khoảng 563 khu công nghiệp (KCN) nằm trong quy hoạch tại 61/63 tỉnh thành. Hiện nay, 5 tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động nhất là Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM, Long An và Bắc Ninh.

Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại các tỉnh phía Nam là khoảng 85%. Một số KCN tại Hà Nội, Tp.HCM, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương được lấp đầy gần như hoàn toàn. Đồng Nai là tỉnh có số KCN đang hoạt động nhiều nhất cả nước với 31 KCN. Bình Dương là tỉnh có diện tích KCN lớn nhất cả nước với tổng diện tích 12.721 ha từ 31 khu công nghiệp, chiếm 1/4 diện tích KCN toàn miền Nam, 13% diện tích KCN của Việt Nam, tỷ lệ lấp đầy đến 95%. Cho nên dầu nhớt công nghiệp được bán ở vùng trọng điểm kinh tế công nghiệp nhiều nhất. Ngược lại, Bình Thuận có 6 KCN đã đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh nhưng tỷ lệ lấp đầy chỉ 37%. Hay Ninh Thuận có KCN Du Long, Thuận Bắc được xây dựng đã 14 năm nhưng tỷ lệ chỉ 0%.

Có một thời người dưng vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long dùng cụm từ “đi Bình Dương” có nghĩa là đi tha hương cầu thực, làm việc trong các KCN để …trốn cái nghèo khó ở quê nhà! Nhưng vẫn tồn tại một vấn đề còn nhức nhối trong đời sống an sinh xã hội. Đó là tình trạng người dân mất đất để “hy sinh” làm KCN. Trong tất cả đề án phát triển kinh tế địa phương ở quy mô cấp tỉnh, có vẻ tìm thấy hướng phát triển KCN là dễ dàng nhất. Phát triển KCN đồng nghĩa là mất đất đai gieo trồng, đặc biệt Việt Nam là một nước thuần nông. Trong đó thiệt hại lớn nhất vẫn là người nông dân. Nhưng cũng tuỳ theo địa phương, tuỳ đất đai thổ nhưỡng mà quy hoạch KCN. Có những vùng khô cằn sỏi đá, khí hậu khắc nghiệt, kết nối giao thông thuận lợi, gần các trung tâm kinh tế thì nên đầu tư KCN. Nhưng cũng có vùng khí hậu hiền hoà, đất đai màu mỡ cũng đầu tư KCN? Đó là thực trạng “tham bát, bỏ mâm”, đất đai như vậy đầu tư cho nông nghiệp là thượng sách. Giá trị sinh lợi ít hơn tiền thu từ cho thuê đất, nhưng về môi trường, người dân?

Hiện nay, Hậu Giang là một tỉnh nông nghiệp chỉ có 2 KCN với tổng diện tích 492 hecta. Đến năm 2030, Hậu Giang muốn lập mới 7 KCN. Với việc thành lập mới thêm 7 KCN có tổng diện tích 1.741 ha, tỉnh Hậu Giang sẽ nâng tổng diện tích KCN đến năm 2030 lên khoảng 2.233 ha… cũng ngần ấy đất ruộng, xóm làng biến mất.

Theo quốc lộ 61 đi xuyên qua Hậu Giang về Kiên Giang, đoạn từ Ngã 3 Cái Tắc (Châu Thành A) về Vị Thanh. Hai bên đường là bạt ngàn đồng ruộng. Mùa hè thì lúa trổ đòng mơn mởn, khi thu sang lúa chín vàng ươm, trải dài. Khói lam chiều đốt đồng mịt mù như sương khói. Mùi khói ám ảnh ký ức tuổi thơ chỉ biết rong chơi với đồng ruộng. Mai kia bạc đầu, khó tìm lại mùi của hương xưa… Đó là sự “hối tiếc đạo đức – moral regrets” theo Daniel Pink, trong:” The power of Regrets” – Sức mạnh của sự hối tiếc. Hầu hết chúng ta đều muốn cuộc sống trở thành tốt hơn. Nhưng lại thường phải đối mặt với những lựa chọn cám dỗ dẫn đết kết quả thấp kém. Khi quyết định khi chưa có đầy đủ luận chứng, thông tin hoặc thỏa hiệp niềm tin vào của quyết định sai lầm, sự hối tiếc có thể tích tụ và sau đó tồn tại lâu dài.

Những chủng loại dầu nhớt công nghiệp.

Dầu nhớt công nghiệp đa dạng về chủng loại. Mỗi ngành công nghiệp khác nhau lại có những loại dầu đặc biệt phụ vụ cho riêng mình. Ngoài ra, một số loại dầu nhớt được sử dụng chung cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: dầu thuỷ lực, dầu bánh răng, dầu máy nén khí, mỡ bôi trơn,..v.v

Đối với các ngành công nghiệp nhẹ, các công xưởng, nhà máy chiếm tỷ trọng chủ yếu ở Việt Nam. Dầu nhớt công nghiệp phục vụ gia công cơ khí, chế tạo: dầu cắt gia công kim loại có nhiều sản phẩm đặc thù. Đây là phân khúc đặc biệt đòi hỏi tính kỹ thuật cao trong ngành sản xuất dầu nhớt. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thì yêu cầu các sản phẩm dầu nhớt bôi trơn khắc khe với các tiêu chuẩn an toàn như NSH (Mỹ), Kosler (Do thái) hay Halal (Cộng đồng Hồi giáo). Ngành công nghiệp nhựa thì sử dụng nhiều dầu thuỷ lực cho máy ép, đùn.

Ngành công nghiệp nặng như khai thác chế biến mỏ, công nghiệp thép, xi măng, xây dựng. Các loại dầu nhớt công nghiệp phổ biến như dầu bánh răng, mỡ, dầu gia công kim loại. Ngoài ra, các nhà máy công nghiệp nặng sử dụng lượng lớn dầu động cơ cho đội khai thác vận chuyển.

Trong tất cả nhà máy ngành công nghiệp luôn sử dụng dầu máy nén khí để cung cấp khí nén. Mỡ bôi trơn cũng được sử dụng tại các vị trí không thể bôi trơn bằng dầu nhớt. Riêng chủng loại mỡ cũng đa dạng vì phụ thuộc nhiệt độ, tốc độ và tải trọng.

Có thể nói dầu nhớt công nghiệp mang khái niệm chung, đại diện cho một nhóm dầu nhớt nhiều sản phẩm. Nhưng cũng đừng lầm tưởng loại “dầu công nghiệp ISO 150” có độ nhớt cao bán nhiều ở cây xăng. Đó là loại nhớt bôi trơn kém chất lượng sử dụng cho động cơ xe quá cũ vùng nông thôn.

Những hối tiếc.

Làm dầu nhớt công nghiệp rất ít người chịu khó đeo bám nghề. Ở Việt nam, kinh doanh dầu nhớt thường tập trung vào dầu động cơ và xe máy vì dễ bán. Mà cũng đúng khi thị phần dầu động cơ chiếm đến 75% tổng lượng dầu nhớt tiêu thụ. Bán dầu nhớt công nghiệp ở các hãng dầu nổi tiếng như Castrol, Shell, Total được đào tạo kiến thức bài bản. Trở thành nhà bán hàng cho các nhãn hiệu này cũng lắm trần ai vì áp lực.

“Chúng ta có nhiều khả năng hối tiếc về những cơ hội mà chúng tôi đã không nắm bắt hơn là những cơ hội chúng ta đã làm.” Theo Daniel Pink, trong đó đề cập đến sự nuối tiếc “táo bạo-boldness regrets”. Hối tiếc khi chúng ta quá an toàn và tự hỏi điều gì có thể xảy ra. “Giá như tôi bắt đầu công việc kinh doanh dầu công nghiệp sớm!”. “Giá như tôi gọi cho ESKA để mua dầu công nghiệp!:-)”. Sự hối tiếc làm điều gì đó táo bạo phát sinh từ việc không tận dụng tối đa các cơ hội như một bàn đạp vào một công việc có khả năng trọn vẹn hơn.

Vậy đó: dầu nhớt công nghiệp luôn mở ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh dầu nhớt. ESKA Singapore luôn đầu tư cho mảng kinh doanh về dầu công nghiệp. Các sản phẩm đặc biệt từ Singapore phù hợp cho ứng dụng trong các nhà máy tại Việt Nam.

Theo ESKA Singapore, 17/9/2023

Shell có thể bán nhà máy lọc dầu tại Singapore

0

Triển vọng cho tương lai nhà máy sản xuất dầu gốc của Shell tại Singapore có thể thay đổi khi công ty hiện đang xem xét bán nhà máy lọc dầu tại đây.

Sau khi thông báo vào đầu năm nay rằng họ đang loại bỏ việc xem xét nâng cấp nhà máy dầu gốc để sản xuất dầu Nhóm II, Shell cho biết vào tháng 6 rằng họ sẽ xem xét bán nhà máy lọc nhiên liệu cùng với các cơ sở hóa dầu gần đó.

Tuần này, Reuters và các hãng tin khác báo cáo rằng công ty đã tham gia với Goldman Sachs để thảo luận thương vụ và một số người mua tiềm năng đã bày tỏ sự quan tâm.

Shell được cho là chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc có nên bán các cơ sở này hay không và người phát ngôn của công ty đã đề cập đến một quan điểm được nêu vào ngày 14/6 từ New York.

“Đánh giá chiến lược của chúng tôi đang diễn ra và chúng tôi đang khám phá một số lựa chọn, bao gồm cả việc thoái vốn”, các quan chức cho biết sau đó.

Tổ hợp lọc hóa dầu Singapore của Shell bao gồm một nhà máy lọc nhiên liệu và sản xuất hóa dầu trên đảo Pulau Bukom và nhiều nhà máy lọc hóa dầu khác trên đảo Jurong lớn hơn gần đó. Nhà máy lọc nhiên liệu Pulau Bukom bao gồm một nhà máy sản xuất dầu gốc với công suất 386.000 tấn mỗi năm dầu gốc Nhóm I.

Triển vọng cho nhà máy dầu gốc đã thay đổi nhiều lần trong vài năm qua. Vào năm 2020, Shell cho biết nhà máy dầu gốc sẽ đóng cửa vào năm 2022 như một phần của kế hoạch rộng lớn hơn nhằm giảm công suất thông qua dầu thô của nhà máy lọc dầu chung nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Vào tháng 2/2022, các quan chức tiết lộ rằng họ đang xem xét giới thiệu sản xuất nhiên liệu sinh học và nâng cấp nhà máy dầu gốc để tạo sản xuất dầu gốc Nhóm II.

Tuy nhiên, vào tháng 3 năm nay, công ty cho biết việc nâng cấp và sản xuất nhiên liệu sinh học không còn được xem xét.

Shell cho biết họ đang xem xét xử lý các cơ sở tại Singapore vì nhiều lý do. Đầu tiên, công ty thường xuyên xem xét hiệu suất của các tài sản trên toàn thế giới – một thực tế đã dẫn đến việc thoái vốn, đóng cửa và chuyển đổi nhiều cơ sở trong vài thập kỷ qua.

Công ty hiện đang tăng gấp đôi sự giám sát như một phần của sáng kiến giảm lượng khí thải Carbon Dioxide toàn cầu và tập trung vào sản xuất vật liệu có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, điều kiện thị trường hiện đang thách thức đối với nhà máy.

Mặc dù đang xem xét loại bỏ các hoạt động lọc dầu của mình, Shell cho biết Singapore vẫn là trung tâm thương mại và tiếp thị quan trọng, cho thấy họ vẫn duy trì các hoạt động ở quốc đảo này.

 

ESKA Singapore lược dịch,

Theo Tim Sullivan – Aug, 25, 2023, Lubes’n’Grease magazine.

 

Tính tương đồng hay ảnh hưởng nền kinh tế Trung quốc đối với Việt Nam?

0

Áp lực giảm phát Trung Quốc đè nặng doanh nghiệp.

Các dấu hiệu về áp lực giảm phát ở Trung Quốc đang gia tăng khi nhiều doanh nghiệp chủ chốt đã lên tiếng cảnh báo rằng “nhu cầu yếu đang đẩy giá các sản phẩm công nghiệp chính từ hóa dầu, thép đến giấy và xi măng xuống thấp”.

Các công ty niêm yết, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp, đã đưa ra cảnh báo về lợi nhuận trong nửa đầu năm, đặt ra nhiều câu hỏi về các con số lạc quan của chính phủ.

Steven Sun, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại công ty chứng khoán HSBC Qianhai Securities nói rằng, trong tuần rồi, gần một phần ba các công ty niêm yết ở đại lục đã công bố bản dự báo thu nhập trong sáu tháng đầu năm và chưa đến 50% trong số này đưa ra các thông báo tích cực. Ông nói “dữ liệu cho đến nay cho thấy sự phục hồi vẫn còn yếu.”

Một trong những dấu hiệu cảnh báo lớn nhất liên quan đến nhu cầu thép, vật liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất xe và xây dựng.

Công nhân làm việc ở một nhà máy của tập đoàn thép Shandong Iron & Steel Group tại Tế Nam, Trung Quốc. Đây là một trong số các nhà sản xuất thép lớn của Trung Quốc với dự báo thua lỗ trong nửa đầu năm 2023. Ảnh: Reuters

Việt Nam: Lạc quan vì các số liệu về kinh tế?

Ngày 10/8 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố bản cập nhật mới nhất về tình hình kinh tế với tựa đề “Để đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng”.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Sài Gòn khu vực 1. Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN

Báo cáo cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại từ 8% năm 2022 xuống còn 3,7% trong nửa đầu năm 2023. Nền kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 4,7% trong năm 2023 và sẽ phục hồi dần lên 5,5% vào năm 2024 và 6% vào năm 2025. Tuy nhiên sẽ có sự chững lại. Nhu cầu trong nước dự kiến vẫn là động lực tăng trưởng chính trong năm 2023. Tiêu dùng tư nhân sẽ vẫn đứng vững, với tốc độ tăng 6% so cùng kỳ năm 2022, tuy có giảm nhẹ xuống dưới mức tăng trước đạt dịch là 7% hồi năm 2019.

Về tổng thể, đầu tư sẽ đóng góp 1,8 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP. Đầu tư tư nhân dự kiến sẽ giảm nhẹ, với tốc độ tăng 4,3% so cùng kỳ năm 2022 và so với mức 8,2% hồi cùng kỳ năm 2019, do những bất định ở môi trường bên ngoài, đóng góp 1.2 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP. Đầu tư công dự kiến sẽ được đẩy mạnh, tăng 9,5% so cùng kỳ năm 2022, đóng góp 0,6 điểm phần trăm cho tăng trưởng; tuy nhiên, cũng chỉ bù đắp được phần nào cho tình hình đầu tư tư nhân đang giảm xuống.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang gặp thách thức từ các yếu tố bên trong và bên ngoài. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ có thể hỗ trợ tổng cầu thông qua đầu tư công hiệu quả, qua đó tạo việc làm và kích thích hoạt động kinh tế. Ngoài các biện pháp hỗ trợ ngắn hạn,

Nhìn từ bên ngoài thì tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở các nền kinh tế phát triển và nhu cầu từ thị trường Trung Quốc có thể tiếp tục giảm đối với khu vực xuất khẩu của Việt Nam, với quy mô ước bằng khoảng 50% GDP.

Những bất định kéo dài trên thị trường tài chính toàn cầu có khả năng làm dấy lên căng thẳng trong khu vực ngân hàng trên toàn cầu, càng khiến cho các nhà đầu tư né tránh rủi ro và không khuyến khích đầu tư – bao gồm cả đầu tư vốn FDI vào Việt Nam. Chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh mẽ hơn ở các nền kinh tế phát triển quy mô lớn nhằm chống lạm phát kéo dài có thể nới rộng chênh lệch lãi suất giữa thị trường trong nước và quốc tế. Điều này có thể gây áp lực về tỷ giá đối với đồng nội tệ.

Hơn nữa, thiên tai liên quan đến khí hậu có thể làm gia tăng rủi ro theo hướng không khả quan cho Việt Nam, bao gồm cả thông qua giá lương thực thực phẩm và nhiên liệu tăng lên.

Tính tương đồng hay sự ảnh hưởng?.

Trung Quốc luôn là nền kinh tế kiểu mẫu mà Việt Nam học hỏi từ trước đến nay. Các chính sách về kinh tế Trung Quốc cũng được xem như học thuyết được áp dụng tại Việt Nam. Tuy có những bất đồng về kiểu đàn áp của nền kinh tế anh cả về các khoản hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam hay gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt xuất khẩu vào đại lục. Kinh tế Trung Quốc luôn được xem là kim chỉ nam và là chỉ báo cho các nền kinh tế trong khu vực, mà trong đó Việt Nam chịu sự chi phối rất cao với lý do hàng hoá nhập khẩu phụ thuộc Trung Quốc rất nhiều.

Sau đại dịch, nền kinh tế Trung Quốc trở nên khó khăn vì năng lực dư thừa trong sản xuất, đồng thời kết hợp với sự giảm tốc các nền kinh tế thế giới. Đây là điều nguy hiểm cho doanh nghiệp Việt Nam vì tính cạnh tranh về hàng hoá vốn dĩ Trung Quốc có thế mạnh rất cao về công nghệ sản xuất, chi phí và giá thành thấp.

Tất cả những yếu tố đó góp phần làm bức tranh sản xuất công nghiệp của Việt Nam không mấy khả quan trong giai đoạn sắp tới.

Theo ESKA Singapore, tổng hợp, ngày 11-8-2023.

 

Thị trường dầu nhớt Việt nam: mưa bão!

0

Thật kỳ lạ: ngoài muốn vào, trong muốn ra!

Sự bất thường thị trường dầu gốc nguyên liệu trong năm 2023 trên thế giới.

Thị trường dầu gốc đang trải qua một năm bất thường, nghe có vẻ kỳ lạ sau những năm đối diện với đại dịch, nhưng năm nay kỳ lạ theo những cách khác, có lẽ vì các yếu tố cung cầu và giá cả! Và cả một năm đáng thất vọng, ít nhất là về nhu cầu

Tại các nước Tây Âu và Mỹ, nhu cầu thường tăng từ tháng 2,3 của năm khi các nhà máy pha chế dầu nhớt dự trữ dầu gốc để sản xuất dầu động cơ đáp ứng cho nhu cầu vào mùa hè, là mùa du lịch nên lượng xe lưu thông tăng nhiều trong năm.

Ở châu Á, nhu cầu khá tốt trong vài tháng đầu năm. Cho đến khoảng tháng 5 hoặc 6, nhu cầu ở hầu hết các nước châu Á là khá mạnh mẽ và hai thị trường trọng điểm Ấn Độ và Trung Quốc có mức tiêu thụ khá ổn định, nhưng cũng đã thay đổi. Đó là hiện tượng bất ngờ ở Ấn Độ bởi vì thông thường hầu hết các nhà máy cố gắng có được nguồn cung cấp dầu gốc trước khi mùa mưa bắt đầu, những cơn mưa gió mùa thực sự gây khó khăn về hậu cần và vận chuyển với e ngại lũ lụt và các vấn đề khác, thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9. Năm nay không có sự dự trữ đó, đẩy dầu gốc bị dư thừa trên toàn bộ các vùng trên thế giới.

Giá dầu gốc trong nửa đầu năm là điều thú vị. Trong những năm trước không phải năm nào cũng điển hình như nhau, có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến giá cả. Trong lịch sử, giá cả tăng đều đặn từ đầu năm cho đến mùa hè vì nhu cầu bắt đầu tăng, nhưng mùa xuân năm nay giá thực sự bắt đầu giảm. Tại Mỹ, các nhà sản xuất giảm giá trong tháng 1, tháng 4 và tháng 6, đây cũng là một yếu tố bất thường.

So với năm 2022, có khá nhiều lần tăng giá, thậm chí hàng tháng bắt đầu từ tháng 2 cho đến gần tháng 9. Trong năm nay, thì ngược lại, điều này cũng phản ánh một chút về những gì đang diễn ra trên thị trường và rất khó để giải thích tại sao nhu cầu lại giảm trong năm nay. Có rất nhiều suy đoán, có thể là các yếu tố kinh tế vĩ mô. Do lo ngại về suy thoái, lạm phát, có rất nhiều tác động khác đang ảnh hưởng đến nhu cầu dầu nhớt… Nhưng điều thú vị là theo một số công ty nghiên cứu nhu cầu dầu nhớt, doanh số bán lẻ dầu nhớt tại một số chuỗi bán lẻ ô tô đã tăng 17% trong năm nay trong 52 tuần tính đến ngày 29/4. Đó là một mức tăng trưởng đáng kể hơn nhiều so với năm trước, nhu cầu tăng nhưng có thể là lý do tại sao lại có doanh số bán dầu gốc lại giảm?. Có thể lý giải vì các nhà máy pha chế đã có hàng tồn kho khá lớn và họ không cần phải mua thêm nguyên liệu?

Tất cả đều cho rằng các dự báo kinh tế đã xấu đi cho cả các khu vực quan trọng và trên toàn cầu là một trong những tác động lớn nhất đến nhu cầu dầu gốc nguyên liệu. Đặc biệt đối với Trung Quốc bởi vì sau khi họ dỡ bỏ tất cả các hạn chế về đi lại. Trung Quốc đã có những hạn chế thực sự nghiêm ngặt trong COVID với chính sách zero COVID, vì vậy khi những chính sách đó được dỡ bỏ vào tháng 12 năm ngoái, mọi người đều mong đợi Trung Quốc thực sự có sự phục hồi mạnh mẽ nhưng thực tế thấp hơn kỳ vọng dự kiến.

Dầu gốc có mức giá cao từ năm ngoái đó là sự thật, nhưng rất nhiều xu hướng tăng cũng được hỗ trợ bởi giá dầu thô và chi phí thực sự cao. Có thể nói rằng cuộc chiến của Nga vào Ukraine là yếu tố tác động đến giá kể từ tháng 2 năm ngoái và vì vậy giá dầu thô lên cao và tất nhiên các nhà sản xuất dầu dầu gốc cũng phải điều chỉnh giá cho phù hợp với chi phí.

Mọi thứ đang hình thành trong phần còn lại của năm khi thời gian gần như đã trôi qua 2/3 chặng đường.

Thông thường nhu cầu chậm lại vào thời điểm này trong năm ngay vào khoảng cuối mùa hè,  các nhà sản xuất bắt đầu nỗ lực giảm hàng tồn kho vì họ không muốn đến cuối năm tồn tại giá trị hàng tồn kho cao trên bảng cân đối tài sản của năm.  Vì vậy hầu hết mọi người sẽ mong đợi một chút chậm lại nhưng đồng thời cũng có những thứ khác các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị trường và thời tiết luôn là một ẩn số, như những cơn bão thường xuất hiện vào tháng 8,9 của năm có thể tác động đến giá cả  cũng có khả năng sự gián đoạn có thể xảy ra.

Thị trường dầu nhớt Việt nam hiện tại.

Ngành sản xuất của Việt nam có tháng thứ 5 liên tiếp với Chỉ số quản trị đơn hàng PMI dưới 50, ở ngưỡng các đơn đặt hàng mới bị thu hẹp. Kinh tế vĩ mô giống như một bánh răng bị mất trớn từ cuối năm 2022 vì sự siết chặt trong các lĩnh vực bất động sản, xây dựng liên quan đến ngân hàng. Để khởi động lại “bánh đà” cần thiết mất vài năm, không có kỳ vọng nhiều vì triển vọng kinh tế vẫn còn mờ mịt, mặc dù chính phủ đã thúc đẩy nhiều nỗ lực trên truyền thông, tivi…

 Ngành sản xuất và kinh doanh dầu nhớt Việt nam cũng chịu ảnh hưởng suy giảm vì chỉ số công nghiệp (IIP) qua từng tháng tăng chậm so với mọi năm. Lượng công xưởng đóng cửa nhiều vì mất đơn hàng tại thị trường nước ngoài đẩy người lao động vào lực lượng thất nghiệp cao. Người dân siết chặt chi tiêu, tiêu dùng…một phần cũng do giá cả sinh hoạt tăng cao nhưng thu nhập giảm. Phân khúc tiêu dùng như mảng dầu nhớt mô tô và xe máy (MCO) cũng sụt giảm được phản ảnh vào giá giảm trên diện rộng khi các hãng dầu nhớt muốn giữ thị phần bằng chính sách giá thấp. Một số anh cả như Castrol, Shell,…đã thấm đòn vì mảng dầu nhớt không còn thu hút kênh trung gian phân phối.

Mảng kinh doanh vận tải có vẻ khá lên vì lượng hàng hoá vận chuyển theo thống kê có tăng. Một số thị trường du lịch khởi sắc làm sống lại các đoàn xe vận tải đi theo. Phân khúc dầu vận tải (HDEO) vẫn có sản lượng tốt và duy trì đều đặn từ đầu năm. Tuy nhiên, dòng tiền từ phân khúc này có vẻ như khó cải thiện vì nợ nần nhà cung cấp dường như là văn hoá của ông chủ/ bà chủ này nọ… Tiền nằm trong đống bất động sản đang phơi nắng phơi mưa ngoài kia!

Giá cả dầu nhớt các phân khúc phản ảnh nhu cầu : giảm ở phân khúc tiêu dùng MCO (xe máy và mô tô), ít thay đổi ở phân khúc PCMO ( ô tô, tải nhẹ)  và IO (công nghiệp). Một số nhãn hiệu có giảm giá sản phẩm vì họ tận dụng được sự linh hoạt về chi phí (giảm chi phí hoạt động). Khó khăn cho các nhà máy sản xuất tại Việt nam vì gồng lỗ với chi phí vận hành cao trong khi nhu cầu và đơn đặt hàng giảm. Trong một thị trường suy giảm không khó nhận ra người mạnh và kẻ yếu…! Thị trường xuất hiện tràn lan các nhãn hiệu mới từ Trung Đông (UAE, Arap Saudi…) có thể vì giá thấp. Quan trọng là chất lượng, ESKA Singapore vẫn sản xuất tại Singapore với nguồn dầu gốc chất lượng và ổn định.

Có vẻ như giá dầu nhớt và nguyên liệu dầu gốc đã chạm đáy khi các dự báo về giá dầu thô sẽ tăng trong nửa cuối năm 2023. Thị trường bắt đầu xuất hiện những tiếng “rên”: trong muốn thoát ra, ngoài lại muốn nhảy vào. Thật kỳ lạ!

 

Theo ESKA Singapore, tổng hợp, ngày 4-8-2023

Dự báo giá dầu tăng trong những tháng cuối năm 2023

0

Giá dầu được dự báo sẽ tăng trong nửa cuối năm nay vì các kho dự trữ dầu mỏ, gồm dầu thô và nhiên liệu trên toàn cầu suy giảm trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt. Trong những tháng qua, Saudi Arabia, nước dẫn đầu tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác trong liên minh OPEC+ đã cắt giảm sâu sản lượng.

Các bồn chứa dầu thô ở trung tâm lưu trữ dầu Cushing ở bang Oklahoma, Mỹ. Ảnh: Reuters

Trong một báo cáo phát hành trong tháng này, các nhà phân tích của ngân hàng JP Morgan nhận định, dầu mỏ dự trữ trên thế giới, gồm dầu thô và các sản phẩm nhiên liệu sẽ đóng vai trò lớn hơn so với đô la Mỹ trong việc quyết định giá dầu. Thông thường, giá dầu sẽ tăng khi giá đô la suy yếu, giúp thúc đẩy nhu cầu của các nước nhập khẩu dầu.

Chúng tôi dự đoán tồn kho dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm tương đối mạnh trong tháng 7 và đến cuối tháng 8. Chúng ta đang đứng trước tình hình nguồn cung dầu ngày càng thắt chặt. Động thái cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia về cơ bản đang đẩy nhanh tốc độ suy giảm dầu dự trữ”, Christopher Haines, nhà phân tích của hãng tư vấn Energy Aspects nói.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA)OPEC dự đoán, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ vượt nguồn cung trong năm nay. Điều này sẽ khiến tổng lượng tồn kho dầu mỏ toàn cầu giảm 400.000-500.000 thùng/ngày, chủ yếu vào nửa cuối năm.

Theo IEA, dự trữ dầu mỏ toàn cầu trong tháng 5 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9-2021 do tồn kho tăng đáng kể ở các quốc gia không thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý, các dấu hiệu thắt chặt ở nguồn cung đang xuất hiện, đặc biệt là ở Mỹ.

Cho đến nay, việc dự trữ dầu mỏ giảm không đồng đều về mặt địa lý, tồn kho dầu giảm ở Mỹ và châu Âu hiện được bù đắp nhờ dự trữ dầu tăng ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Sự sụt giảm cũng nghiêng về nhiên liệu hơn là dầu thô, dù nguồn cung dầu thô chua (chứa hàm lượng lưu huỳnh cao), thường có giá thấp hơn dầu ngọt, đang thắt chặt do tác động các đợt cắt giảm của OPEC và các đồng minh.

Có vẻ như quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện của 8 nước thuộc liên minh OPEC + công bố vào tháng 4 và động thái của Saudi Arabia đơn phương cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày, bắt đầu vào tháng 7 đang có hiệu quả mong muốn, các thùng dầu chua trở nên khan hiếm hơn”, các nhà phân tích của JP Morgan cho biết.

Theo JP Morgan, các nhà máy lọc dầu trên thế giới đang tăng cường hoạt động để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu gia tăng trong mùa hè khi mọi người lái xe và đi máy bay nhiều hơn. Điều này cùng với sự sụt giảm xuất khẩu dầu của Nga trong tháng 7, giải thích phần nào cho xu hướng suy giảm tồn kho dầu mỏ.

JP Morgan dự báo, giá dầu Brent chuẩn quốc tế sẽ tăng lên 86 đô la/thùng vào cuối quí 3, trước khi giảm xuống trong quí 4 khi tồn kho dầu mỏ bắt đầu tăng trở lại. Trong khi đó, ngân hàng UBS dự đoán, giá dầu Brent sẽ tăng lên 85-90 đô la/thùng trong những tháng tới. Trong tuần qua, dầu Brent giao dịch quanh mức cao nhất trong ba tháng là 84 đô la/thùng.

Các kho dự trữ dầu thô tại trung tâm lưu trữ dầu Cushing ở bang Oklahoma (Mỹ) giảm 2,9 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 14- 7, mức giảm mạnh nhất trong hơn 18 tháng, theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Trong tuần tiếp theo, các kho dự trữ dầu thô ở đây giảm thêm 2,6 triệu thùng, đẩy mức dự trữ xuống thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm

Đối với nhiên liệu, dữ liệu của hãng tư vấn FGE Energy về các trung tâm lưu trữ chính ở Mỹ, Bắc Âu, Nhật Bản, Singapore và Fujairah ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), cho thấy tồn kho tổng thể giảm mạnh trong tháng 7, ở những điểm dự trữ ở trên bờ lẫn trên biển.

Theo Công ty phân tích dữ liệu vệ tinh Kayrros, tồn kho dầu thô lớn ở Trung QuốcNhật Bản cho đến nay giúp bù đắp cho sự sụt giảm ở vùng Vịnh Ba Tư ở Trung Đông. Điều này có nghĩa là chưa có dấu hiệu nào cho thấy tồn kho dầu thô toàn cầu giảm.

Trên thực tế, dữ liệu của Kayrros cho thấy, tồn kho dầu thô toàn cầu  trong tuần tính đến ngày 20-7 đạt mức cao nhất trong hai năm. Thế giới đã bổ sung 200 triệu thùng dầu thô vào các kho dự trữ kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2-2022. Con số này tương đương khoảng 400.000 thùng tăng thêm mỗi ngày trong khoảng thời gian đó.

Trung Quốc đóng góp phần lớn mức tăng thêm. Nước này đã bổ sung thêm 700.000 thùng mỗi ngày vào các kho dự trữ kể từ giữa tháng 4. Người đồng sáng lập Kayrros, Antoine Halff lưu ý, đây là lượng dầu dự trữ mang tính thương mại hơn là dự trữ chiến lược.Ông cho rằng, tồn kho dầu thô của Trung Quốc tăng lên là do hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước suy yếu, kết hợp với việc nước này đẩy mạnh nhập khẩu dầu thô giá rẻ  từ Nga, Iran và Venezuela.

Theo Kayrros, kể từ tháng 4, tồn kho dầu thô của Nhật Bản tăng thêm 25 triệu thùng, tương đương 8%, lên mức cao nhất trong gần hai năm. Tồn kho dầu diesel của Trung Quốc cũng tăng mạnh trong giai đoạn từ tháng 11-2022 đến tháng 2-2023 và vẫn duy trì ở mức cao kể từ đó.

Tôi nghĩ rằng dầu thô Iran đã đi qua các khu vực khác nhau của châu Á… và sau đó dừng lại ở Trung Quốc”, nhà phân tích Vikas Dwivedi của Macquarie nói.

Giống như quan điểm của nhà phân tích của JP Morgan, Dwivedi cho rằng, tồn kho dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm trong những tuần tới trước khi bắt đầu tăng trở lại vào quí 4 khi nhà máy lọc dầu giảm sản lượng và giá dầu cao hơn thúc đẩy một số thành viên OPEC+ sản xuất vượt quá hạn ngạch sản xuất để tối đa hóa doanh thu.

Hiện tại chúng tôi dự báo dầu sẽ tăng giá. Đây là lần đầu tiên chúng tôi dự báo như vậy sau khi giữ quan điểm bi quan về giá dầu trong khoảng 18 tháng qua”, Dwivedi nói.

 

Theo Khánh Lan, KTSGonline, nguồn Reuters. 31/7/2023.