028 6258 8193 - 028 6258 8195

eska.hainguyen@gmail.com

201 Nguyễn Xí, P. 26, Q. Bình Thạnh, TPHCM

Home Blog Page 2

Tiêu chuẩn dầu nhờn động cơ| PETRONAS kêu gọi nâng cấp khẩn cấp trên khắp châu Á.

0

“Tiêu chuẩn dầu nhờn động cơ quá thấp sẽ gây thiệt hại cho động cơ và tăng phát thải các khí độc hại ảnh hưởng đến môi trường”

Ngày 11/9, tại Triển lãm dầu nhờn châu Á ALIA/F&L ở Kuala Lumpur, Malaysia, ông Ravi Tallamraju, Giám đốc công nghệ của PETRONAS Lubricants International Sdn. Bhd., nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải nâng cấp chất lượng dầu nhờn trên khắp châu Á. Ông nhấn mạnh rằng các loại dầu nhờn động cơ chất lượng thấp hơn có thể gây ra thiệt hại đáng kể trong các động cơ hiện đại, đồng thời lưu ý vai trò quan trọng của dầu nhờn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải đang phát triển.

Ngoài các tiêu chuẩn khí thải Euro 4, lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2005 cho xe du lịch ở Liên minh châu Âu, việc giảm lượng khí thải trong động cơ không còn khả thi. Trọng tâm đã chuyển sang các phương pháp xử lý khí thải sau đốt như tuần hoàn khí thải (EGR) và giảm xúc tác chọn lọc (SCR). Euro 6 yêu cầu sự kết hợp của EGR, SCR, bộ lọc bụi (DPF) và chất xúc tác oxy hóa để đáp ứng các mục tiêu nghiêm ngặt. Euro 7 làm tăng thêm độ phức tạp, với chất xúc tác SCR kết hợp chặt chẽ bổ sung, đảm bảo xử lý khí thải nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Khi các tiêu chuẩn khí thải xe trở nên nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là với các quy định Euro 6 và Euro 7, Tallamraju nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của dầu nhờn như một yếu tố quan trọng của các công nghệ động cơ mới này. Các quy định này của EU đã được áp dụng rộng rãi ở châu Á, với một số điều chỉnh ở một số thị trường nhất định như Trung Quốc. “Một số công nghệ này không thể được giới thiệu trừ khi bạn có chất bôi trơn phù hợp để làm cho nó có thể”, ông giải thích.

Ông cũng nhấn mạnh một khoảng cách đáng kể về chất lượng dầu nhờn ở nhiều nơi ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Một phần lớn thị trường vẫn phụ thuộc vào chất bôi trơn có độ nhớt nặng, chẳng hạn như dầu SAE 20W-50, không tương thích với động cơ hiện đại. Những chất bôi trơn cũ này không chỉ không chảy đúng cách mà còn góp phần làm tăng lượng khí thải và carbon dioxide. Tallamraju đặt câu hỏi tại sao hơn một nửa thị trường vẫn sử dụng các loại có độ nhớt cao, lưu ý đến sự tồn tại của các sản phẩm lỗi thời như API CF-4, một tiêu chẩn dầu nhớt động cơ đã tồn tại 35 năm tuổi và đã lỗi thời trong hơn 20 năm.

Tại Malaysia, chỉ có 6% chất bôi trơn đáp ứng yêu cầu Euro 5 trở lên đối với dầu diesel hạng nặng, với 94% sản phẩm còn lại có hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho cao. Những yếu tố này có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các hệ thống phát thải hiện đại, ông nói. “Chúng tôi đang sử dụng phần cứng được thiết kế cho các ứng dụng phát thải thấp, tiết kiệm nhiên liệu cao, nhưng chúng tôi không sử dụng đúng chất bôi trơn”, Tallamraju lưu ý. Là một ngành công nghiệp, chúng tôi có trách nhiệm suy nghĩ nghiêm túc về điều này, ông nói thêm.

Trước đây, tiêu chuẩn dầu nhớt động cơ chất lượng thấp hơn được sử dụng bởi các động cơ cũ, nhưng đây không phải là trường hợp của thế hệ xe mới. Nâng cấp chất lượng dầu nhớt là một trong những cách tiết kiệm chi phí nhất để đảm bảo tuổi thọ và hiệu quả của động cơ hiện đại.

Tallamraju đã chỉ ra Bolivia là một ví dụ, nơi hơn 10 năm trước họ đã giới thiệu các tiêu chuẩn hiệu suất tối thiểu như API CH-4 cho động cơ diesel và API SL cho động cơ xăng, đã thúc đẩy những cải tiến đáng kể. Tuy nhiên, nhiều quốc gia ở châu Á vẫn không có bất kỳ yêu cầu hiệu suất tối thiểu nào, ông nói.

Tiêu chuẩn dầu nhờn động cơ tại Việt Nam thì sao?

Tiêu chuẩn dầu nhờn động cơ tại Việt nam được nâng cao đáng kể. Xuất phát điểm với các tiêu chuẩn dầu nhờn động cơ Việt nam khá thấp, từ những năm của thập kỷ 90s của thể kỷ trước, khi Việt Nam vừa chấm dứt cấm vận bởi cộng đồng quốc tế. Dầu nhớt Liên Xô được sử dụng nhiều kèm theo là chuẩn dầu nhớt dùng cho quân đội. Sự xuất hiện của các tập đoàn dầu khí như BP, Esso, Caltex, Total,…sau khi bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, sản phẩm hoá dầu được phát triển nhanh là dầu nhờn, kể từ đó.

Nhận thức người sử dụng được nâng cao, với sự chọn lọc chất lượng phù hợp với động cơ do truyền thông của các thương hiệu dầu nhờn nổi tiếng. Việt Nam đã nâng việc kiểm soát khí thải đối với ôtô mới chuẩn Euro 5, kể từ năm 2017. Theo đó, chuẩn chất lượng dầu nhờn động cơ cũng nâng theo để phù hợp. Xuất hiện các sản phẩm API CJ-4, CK-4 phù hợp với tiêu chuẩn xe mới và các bộ lọc khí thải kể trên, Việt nam dần dần loại bỏ các tiêu chuẩn dầu nhờn động cơ lạc hậu như API CF-4…

Tuy nhiên về mặt quản lý nhà nước, tiêu chuẩn dầu nhờn động cơ phù hợp với chuẩn quốc gia khá thấp. Những chỉ tiêu thậm chí quy định trong đó có giới hạn tương đương API CC, CD,… Rào cản kỹ thuật để ngăn chặn dầu nhờn có tiêu chuẩn thấp lưu hành ở Việt Nam không có. Tuy nhiên, tồn tại rào cản về thủ tục hành chính khi tất cả dầu nhờn động cơ phải “hợp quy”, đòi hỏi khoảng thời gian chờ đợi quá lâu cho dầu nhờn nhập khẩu và chi phí tốn kém quá cao cho từng lô dầu ngay cả sản xuất nội địa! Đó là rào cản của tư duy!

Xem thêm:

Dầu nhờn nhập khẩu. Cơ hội?

Nợ, thuế, phí, quy chuẩn quốc gia,…Bi ơi đừng sợ (Phần 2)

Theo ESKA Singapore, ngày 12-09-2024

Thị trường ôtô Việt nam: quá khứ, hiện tại và tương lai! (Bài 1)

0

Trong quá khứ, sở hữu một chiếc ôtô là niềm tự hào, thể hiện đẳng cấp của người giàu sang. Hiện tại, ôtô không còn coi là tài sản mà là phương tiện phục vụ công việc và cuộc sống. Tương lai, ôtô có thể coi là của..nợ, khi đường sá vốn chật hẹp và đông đúc.

Mô hình TOD (Transit-Oriented-Development) định hướng phát triển giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch đô thị. Đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư. Từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán, được áp dụng trong tương lai. Các phương tiện giao thông công cộng càng tăng lên, nhu cầu sở hữu xe cá nhân càng giảm xuống. Nhưng chắc chắn, cơ sở hạ tầng càng phát triển, sở hữu ôtô đối với hộ gia đình càng tăng. Nhất là giá xe ôtô ngày càng giảm so với mức thu nhập.

Thị trường ô tô Việt nam là một thị trường có doanh số nhiều tỷ Mỹ kim (USD) hàng năm. Thị trường ôtô Việt nam là một dòng chảy lịch sử hàng trăm năm nối tiếp, cả xe mới hay cũ. Liệu có kết thúc khi xu hướng điện hoá bắt đầu bùng lên? Đôi khi “nhanh như điện” chưa chắc đã hay, vì cái cảm giác “ru ngủ” của xe điện làm cho người lái buồn chán. Cảm giác được lái xe trên các cao tốc của Việt nam với chiếc F-150 bên dưới là cỗ máy “gầm gừ” của Henry Ford được bôi trơn bởi dầu nhớt ESKA Singapore là trãi nghiệm hứng thú! Vậy nên, nói về ô tô từ những năm…

Quá khứ: thị trường ô tô nhìn từ năm 2013…

Trong năm 2013, cả nước tiêu thụ được gần 120 ngàn cả xe thương mại cơ giới và ô tô con. Nhưng thời kỳ đó là tâm điểm hồi phục sau cuộc suy thoái kinh tế diễn ra trên diện rộng cả thế giới. Nền kinh tế Việt nam bị ảnh hưởng nặng nề vì lãi suất có thời điểm chạm 21%/năm vào năm 2010, lạm phát tăng 16% và giảm dần còn khoảng 12%/năm lãi vay sản xuất kinh doanh, tỷ lệ lạm phát ở mức 6,5%. Tỷ giá USD/VNĐ giao động quanh mức 21,000 VND/USD trong năm 2013.

Thị trường bắt đầu hồi phục từ năm 2013 kéo dài cho đến năm 2016. Năm đó, số lượng xe bán ra lên đến gần 340 ngàn ôtô, nhưng giảm xuống 300 ngàn xe năm 2017. Kể từ sau năm 2017, 300 ngàn ô tô tiêu thụ hàng năm là chốt chặn cuối cùng. Dung lượng thị trường cho thấy, sản lượng xe ngấp nghé mức sản xuất lắp ráp ở Việt nam có thể đầu tư chuỗi cung ứng phụ tùng kèm theo thay vì nhập khẩu. Nếu vậy tỷ lệ nội địa hoá sẽ tăng theo với nền công nghiệp ôtô phát triển… Nhưng đó là trên các báo cáo và định hướng của nhà hoạch định chính sách. Thị trường vốn dĩ đi theo tư bản, mức lợi nhuận quyết định suất đầu tư. Cho nên, càng về sau thay vì có nền công nghiệp sản xuất ô tô nghiêm túc, Việt nam dần chuyển sang thị trường xe nhập khẩu chi phối.

Mức tăng trưởng thị trường ô tô so với thu nhập

Nếu như lấy mẫu xe quốc dân : Toyota Vios, là mẫu xe có doanh số lớn nhất thị trường kể từ năm 2013-2023. Với phiên bản cao cấp nhất, có giá bán 602 triệu VNĐ, năm 2013, tỷ giá 21,000 VND/USD. Nhưng năm 2023, có giá bán 545 tr VNĐ, ở tỷ giá 24,000 VND0/USD, giảm 9,47%. Trong khi đó thu nhập trung bình của người dân từ 21 tr Đồng/năm lên 59 tr Đồng/năm (tăng 178%). Đây cũng là một trong những lý do chính về mức tăng thị trường ô tô lên đến 239% (400 ngàn xe, năm 2023 so với 120 ngàn xe, năm 2013)

Với so sánh trên có thể thấy hàng hoá ngày càng sản xuất dư thừa, giá giảm. Đôi khi lương, thu nhập không tăng nhanh như giá cả hàng hoá, nhưng năng suất lao động của xã hội tăng nhanh kéo theo sự phân hoá mạnh đến các tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp trung lưu. Xã hội phân hoá rõ rệt, không có ngưỡng nghèo, đa số người dân đủ sinh hoạt cho nhu cầu tối thiểu, mức chi tiêu cao hơn thì chỉ còn vay nợ. Vậy nên, mức nợ của dân luôn ở mức cao nhất. Đến nay, tổng dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng tại Việt Nam đã đạt khoảng 2,8 triệu tỷ đồng. Hay tương đương 20% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, trở thành một phần quan trọng (lớn) trong cơ cấu tín dụng.

Mức tăng nhanh của tầng lớp trung lưu luôn ảnh hưởng đến tăng trưởng thị trường ôtô ở Việt nam. Trên thế giới cũng vậy!

Sự trỗi dậy của một số thương hiệu.

Thành công nhất về lắp ráp ô tô có lẽ phải kể đến ô tô Thành Công (HTC, Hyundai Thanh Cong). Đây là thương hiệu lắp ráp và nhập khẩu xe thương mại và ô tô con thương hiệu Hyundai (Hàn quốc). Nếu như năm 2013, thị trường chiếm ưu thế bởi 27,9% sản lượng xe Toyota. Trong khi đó, Hyundai chiếm vị trí thứ 2 với thị phần bị bỏ xa 7,5%. Thì cho đến hiện tại, HTC có thể gọi là nhà bán xe thương hiệu Hyundai có thị phần cao nhất Việt nam ( 16,7% năm 2023 so với 14,2% của Toyota).

Một nhà lắp ráp ô tô nổi tiếng khác là Trường Hải (Thaco). Khác với HTC, Thaco có chiến lược đa thương hiệu, lắp ráp xe Nhật (Mazda), Hàn (KIA), Pháp (Peugeot), và cả xe thương mại Trung quốc… Thaco hình thành cả một khu công nghiệp vệ tinh (Chu Lai) phục vụ cho sản xuất nội đại hoá ôtô. Thị trường ôtô, xe cơ giới có ảnh hưởng mạnh đến nguồn thu ngân sách (thuế) của cả tỉnh Quảng nam do chi phối bởi Thaco.

Nhưng sự bền bỉ với kiên định từ tập đoàn quốc tế  có thể kể đến sự đầu tư FDI từ Honda và Ford. Hai thương hiệu giữ mức thị phần từ 6-9% trong suốt 10 năm qua. Mitsubishi là trường hợp thú vị vì biết thích nghi nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng hợp túi tiền với phân khúc tần trung, đa dụng MPV, đưa thị phần lên đến 7,6% (2023)

Thương hiệu xe thuần điện (EV- Electric Vehicles).

Nói đến ô tô không thể không đề cập đến Vinfast. Là trường hợp khá đặc biệt với xuất thân từ không phải thương hiệu về ô tô mà từ bất động sản. Quan điểm toàn cầu hoá sản xuất ôtô gắn với triết lý “dòng tiền lớn” có thể cuốn bay các rào cản về kinh nghiệm. Có thể Vinfast khơi gợi tính tự hào dân tộc ở Việt nam, nhưng Vinfast vươn ra thế giới điều này mất đi. Thương hiệu Vinfast giờ đây là xe thuần điện (EV- Electric Vehicles). Có thể thời gian sẽ trả lời cho sự kiên định của Vinfast. Ông tổ ngành ô tô Henry Ford đã nói:

OEMs ôtô liên quan đến dầu nhớt ôtô

Thị trường ôtô Việt nam đều có liên quan đến thị trường dầu nhớt. Cho đến nay, các thương hiệu ô tô tại Việt nam đều sử dụng các thương hiệu dầu nhớt quốc tế. HTC sử dụng Shell. Honda, Toyota sử dụng Genuie Oil từ Idemitsu. Thaco, Ford từ Castrol và v,v.. Thị trường OEMs khó chen chân vào các thương hiệu nhỏ hay dầu nhớt nhập khẩu. Đó là điều tất yếu trong nhà máy sản xuất (first-fill), tuy nhiên sau đó. Câu chuyện rất khác khi thị trường vốn dĩ minh bạch về thông tin, xuất xứ, chất lượng và giá. Các trạm dịch vụ vốn dĩ có chi phí vận hành cao thì các loại dầu nhớt thay ở đây cũng có giá cao.

Nhưng người tiêu dùng thông minh có thể sử dụng các nhãn hiệu nhập khẩu khác. Thị trường như MaxPro1 từ CH Singapore có đăng ký trên trang API. Cũng có thể sử dụng Mobil, hay cũng có thể sử dụng Hyundai Genuie Oil,…Dầu nhớt ôtô quan trọng đối với ôtô, là mạch máu trong động cơ. Dầu nhớt ôtô tốt cần phải am hiểu động cơ của mình cần chất lượng như thế nào?. Độ nhớt cũng là yếu tố chính để chọn dầu nhớt cho ôtô phù hợp.

Xem thêm:

Dầu nhớt ô tô tiêu chuẩn API SP phù hợp cho động cơ nào?

Dầu nhớt ô tô|Thị trường ô tô Việt cuối năm: khó kỳ vọng!

Khuynh hướng dầu nhớt cho ôtô nhìn từ thị trường ô tô Việt nam.(Phần 2)

…còn tiếp

Theo Eska Singapore, ngày 4-9-2024

Động cơ YUCHAI khi khởi công cùng lúc 2 nhà máy tại Thái Lan và Việt Nam?

0
Yuchai Thailand Plant Put into Operation (PRNewsfoto/Yuchai)

Quảng Tây Yuchai Machinery Co, Ltd (Yuchai) là nhà sản xuất hàng đầu Trung Quốc về động cơ đốt trong. Được thành lập vào năm 1951 và có trụ sở chính tại Ngọc Lâm, Quảng Tây. Yuchai chuyên phát triển, sản xuất và phân phối nhiều loại động cơ. Đặc biệt là cho xe thương mại, máy móc xây dựng, thiết bị nông nghiệp và các ứng dụng hàng hải.

Yuchai Power System (Thailand) Co., Ltd., một công ty con của Guangxi Yuchai Machinery Co., Ltd. Bắt đầu hoạt động tại Samut Prakan, một tỉnh miền trung Thái Lan, phía đông nam Bangkok. Đây là nhà máy mới tạinước ngoài đầu tiên của Yuchai, mở rộng hiện diện ở Đông Nam Á.

Nhà máy Thái Lan sẽ  tập trung vào sản xuất động cơ diesel, khí đốt và năng lượng sạch. Động cơ K08, S06 và S04 là các sản phẩm ban đầu, mở đường để sản xuất loạt động cơ 2-11L.

Đồng thời một liên doanh giữa Kim Long Motor (Huế) và Yuchai (Trung Quốc) khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ Kim Long Huế. Mức đầu tư công bố lên đến 260 triệu USD,  tại KCN Kim Long Huế. Sản phẩm sử dụng trong sản xuất ô tô, động cơ thuỷ, động cơ cho máy phát điện, động cơ dùng sản xuất nông nghiệp và động cơ cho các máy dùng trong sản xuất các công trình dân dụng.

Giai đoạn 1 tập trung sản xuất, chế tạo các loại động cơ Yuchai phục vụ ngành công nghiệp ô tô. Ưu tiên sản xuất, lắp ráp các dòng động cơ đốt trong (Diesel), động cơ CNG và động cơ điện với công suất hơn 12.000 động cơ/ năm. Giai đoạn tiếp theo sẽ tập trung đầu tư sản xuất, chế tạo cầu, hộp số hệ thống truyền động xe ô tô…

Liệu Việt nam có phải là là cơ sở lắp ráp, sử dụng động cơ Yuchai Thái Lan?

Việc sản xuất động cơ đốt trong (ICE) hoàn chỉnh đòi hỏi một hệ sinh thái bao gồm nhiều nhà máy vệ tinh xung quanh. Liên quan đến luyện kim, cơ khí, kỹ thuật nhựa,… Trong xu hướng toàn cầu hoá có thể sử dụng các “chi tiết- spare parts” của các quốc gia khác. Cho tới hiện tại, Việt nam chưa có khả năng sản xuất một động cơ ICE hoàn chỉnh. Nhưng biết đâu được Kim Long Motor làm được?. KimLong Motor cũng là nhà sản xuẩt ôtô Bus, xe thương mại …sử dụng động cơ Yuchai. Với chiến lược trên, Việt nam tất nhiên sẽ trở thành thị trường của động cơ Yuchai, Trung quốc

Nhưng xem khuynh hướng điện hoá ô tô xe ra còn là mục tiêu xa vời. Dầu nhớt cho động cơ xe và máy móc Trung quốc vẫn còn …tiềm năng lắm!

Xem thêm:

1.Sắp thông qua tiêu chuẩn dầu nhớt động cơ diesel Trung Quốc!

2.Dầu nhớt cho xe tải Trung quốc. (Phần 3)

Theo Eska Singapore, ngày 24-08-2024.

 

Dầu nhờn nhập khẩu. Cơ hội?

0
Nhãn hiệu Eska Singapore và MaxPro1, nhập khẩu từ Singapore

Dầu nhờn nhập khẩu được đề cập là các sản phẩm đã hoàn thiện. Vì nguyên liệu sản xuất dầu nhờn bao gồm dầu gốc và phụ gia đều được nhập khẩu. Các nhãn hiệu quốc tế cũng nhập khẩu dầu nhờn, các sản phẩm đặc biệt không được sản xuất tại Việt nam. Đó là các loại dầu phục vụ trong công nghiệp, dầu động cơ cao cấp, mỡ… Ngược lại một số công ty Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm dầu động cơ, thuỷ lực thông dụng!

Thị phần dầu nhờn nhập khẩu.

“Việt nam vẫn nhập khẩu 100% dầu gốc và phụ gia để sản xuất trong nước. Tuy nhiên, vì các Hiệp định thương mại ưu đãi thuế xuất trong ASEAN, Hàn Quốc, Châu Âu,..nên Việt nam vẫn nhập khẩu một lượng lớn dầu nhờn thành phẩm. Một phần, năng lực sản xuất nội địa ở Việt nam thiếu đầu tư về R&D (nghiên cứu và phát triển) về ngành khoa học dầu nhớt hay bôi trơn (tribology) nên các sản phẩm về chuyên dụng cho các ngành công nghiệp: thực phẩm, thép, xi măng,..phải nhập khẩu. Thêm nữa, chi phí sản xuất tại nhà máy Việt nam có phần cao hơn ở các nước xung quanh. Chi phí logistic và nhiều chi phí “lo lót” không tên khác. Nên có vẻ như giá sản phẩm dầu nhờn tại Việt nam cao hơn một số nước trong khu vực.

Năm 2020, Việt nam nhập khẩu xấp xỉ 117 kT (ngàn tấn) sản phẩm dầu nhờn thành phẩm, thấp hơn 3 kT năm 2019.

Dầu vận tải nhập khẩu vẫn chiếm ưu thế với 60%, còn tất cả các sản phẩm phi vận tải khác chiếm 40%. Đều này dễ hiểu vì các sản phẩm dầu nhờn vận tải chiếm đa số tại thị trường Việt nam, dễ có hệ thống phân phối, nhưng lợi nhuận mảng này không tốt, ngoại trừ dầu cho xe máy và mô tô (MCO)

Việt nam cũng dựng lên các hàng rào về kỹ thuật để ngăn dầu nhập khẩu, nhất là đối với dầu động cơ đốt trong, như QCVN 14:2018/BKHCN là Quy chuẩn quốc gia về dầu động cơ đốt trong sản xuất tại Việt nam và nhập khẩu.

Ngoài ra, một số công ty sản xuất trong ngành: điện tử, nhựa, may mặc, và giày da cũng nhập khẩu dầu nhờn trực tiếp, chiếm 40%. Trong khi đó, các công ty dầu nhờn, thương nhân, nhà phân phối uỷ quyền nhập khẩu 60% lượng hàng hoá thành phẩm nhập khẩu.”

Theo : Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam, năm 2020- Bài 5: Nhập khẩu – Xuất khẩu: dầu gốc, phụ gia, dầu nhớt và cả …thương hiệu.

Imported from country

Nền kinh tế Việt nam năm 2023

Năm 2023, nền kinh tế Việt nam tăng trưởng 5,02% thấp hơn mục tiêu đề ra. Nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt đơn hàng do tình trạng tồn kho, dư thừa hàng hoá. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2023 chỉ tăng 3,02% so với năm trước. Là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2023.

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn trên. Ngoài sự tăng trưởng thấp của công nghiệp, lĩnh vực vận tải trong 11 tháng đầu năm, nhất là vận tải hàng hóa tăng cao (12,9%), đã tạo đà cho nền kinh tế phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, ngành vận tải nói chung đã tăng trưởng trở lại. (theo Bộ GTVT)

Mức tăng trưởng thấp nền kinh tế có ảnh hưởng đến dầu nhờn nhập khẩu?

Theo báo cáo của Eska Singapore, nghiên cứu của IHS Markit, năm 2020 là năm có ảnh hưởng dịch Covid. Nhưng tác động dịch bệnh ảnh hưởng những tháng cuối năm, thấp. Trước đó, năm 2019, Việt nam đã có sự phát triển kinh tế xã hội vượt bậc, GDP tăng 7,02%. Cho đến hết năm 2023, sau giai đoạn bùng nổ kinh tế hậu dịch bệnh (2022), kinh tế Việt nam chững lại vì các lý do đã nêu trên. Mức tăng trưởng kinh tế thấp tất nhiên có sự ảnh hưởng đến dầu nhớt nhập khẩu.

Dầu nhớt nhập khẩu, năm 2023 bị tác động trong phân khúc dầu công nghiệp. Nhưng các sản phẩm phục vụ cho ngành vận tải vẫn tăng trưởng tốt. Có thể thấy, các Hiệp định tự do thương mại (FTA) của Việt nam và các nước, mở ra dòng chảy giao thương trong nhập khẩu nhất là các sản phẩm dầu nhớt từ khắp thế giới. Bằng chứng là xuất hiện nhiều nhãn hiệu nhập khẩu sản phẩm từ Châu Âu, Châu Á. Tuy nhiên, cũng vì sự khó khăn của thị trường, nhiều nhãn hiệu dầu nhớt nhập khẩu cũng biến mất. Nhiều nhất là từ U.A.E, Trung đông.

Theo Eska Singapore, năm 2023, dầu nhờn nhập khẩu không ít hơn sản lượng nhập năm 2020, 120 ngàn tấn.

Triển vọng nào cho dầu nhờn nhập khẩu?

Dầu nhờn nhập khẩu bị ảnh hưởng đến tỷ giá (USD/VND). Nguồn cung ngoại tệ được dự báo tiếp tục dồi dào, Việt nam xuất siêu 25 tỷ USD, năm 2023. Chưa kể khoảng 17-18 tỷ USD kiều hối. Nhưng Việt nam vẫn cạnh tranh với Trung Quốc trong hoạt động thương mại, nên buộc nhà nước điều hành tỷ giá theo hướng có lợi cho xuất khẩu. Như vậy có thể thấy tỷ giá sẽ không giảm, điều này tác động tiêu cực về giá cho dầu nhập khẩu.

Nguồn cung dầu gốc trên thế giới khá dồi dào và ổn định. Nhiều nhà máy lọc dầu đang sản xuất nhiều dầu gốc vì tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với nhiên liệu. Các nền kinh tế nổi bật như Trung quốc, Ấn độ đang gặp khó khăn trong động lực tăng trưởng. Nhu cầu tiêu thụ dầu gốc trên toàn cầu dự báo tiếp tục thấp trong cả năm 2024. Dự báo giá dầu gốc tại Đông á, Singapore, và Trung Đông tiếp tục ở mức ổn định. Giá dầu nhờn sẽ ổn định như hiện tại trong năm 2024.

Triển vọng từ nền kinh tế Việt nam?

Việt nam đã vượt qua đáy của sự “chững lại” nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm 2022-2023. Các chính sách thắt chặt tiền tệ nay chuyển sang thả lỏng để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Nhưng sự hồi phục sẽ diễn ra “dần dần” khi thị trường nhà đất- BĐS, xây dựng hồi phục. Mặc dù, nhà nước thúc đẩy đầu tư công, nhưng khó khăn ở doanh nghiệp tư nhân vẫn còn nguyên. Có thể thấy, động lực phục hồi kinh tế trông cậy vào lĩnh vực FDI (đầu tư nước ngoài) rất cao. Đây cũng là điểm sáng cho hoạt động nhập khẩu sản phẩm phục vụ trong lĩnh vực công nghiệp như dầu gia công cắt gọt kim loại, mỡ và các loại dầu đặc biệt khác.

Lĩnh vực vận tải hàng hoá sẽ tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế năm 2024. Vận tải hành khách đường bộ bị cạnh tranh vì phương tiện di chuyển cá nhân. Dầu MCO cho xe máy và mô tô vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhất là với dầu nhớt nhập khẩu. Nông nghiệp sẽ tiếp tục là trụ đỡ cho kinh tế Việt nam. Dầu nhờn nhập khẩu phục vụ cho máy móc nông nghiệp cũng sẽ tăng trưởng như năm 2023.

Theo ESKA Singapore

Dầu nhớt của Chuyên gia.

Dầu nhớt ô tô tiêu chuẩn API SP phù hợp cho động cơ nào?

0

Dầu nhớt ô tô tiêu chuẩn API SP ngày càng được sử dụng nhiều. Nhất là các động cơ có kích thước nhỏ nhưng công suất cao. Đáp ứng khắc phục hiện tượng cháy sớm LSPI hay gặp trong động cơ kiểu này.

Nhu cầu của thị trường và những quy định an toàn và môi trường sống của các quốc gia đã bắt buộc các nhà sản xuất ô tô phải thay đổi. Sự thay đổi mạnh mẽ nhất là sử dụng nhiên liệu tiết kiệm hơn. Trong đó quan tâm nhất là nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch  như sản phẩm dầu mỏ. Theo sau đó, tiêu chuẩn về môi trường ngày càng khắt khe hơn khi sử dụng nguồn năng lượng này. Lượng khí CO2 thải ra gây hiệu ứng nhà kính và một số khí thải độc hại CO, NOx,…Cũng như bụi ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

Tiêu chuẩn API SP là tiêu chuẩn mới nhất của Viện Dầu mỏ Hoa kỳ (API). Tiêu chuẩn được áp dụng cho dầu động cơ sử dụng nhiên liệu xăng. Mục tiêu hướng đến dầu nhớt cho động cơ ô tô và tải nhẹ (PCMO). Hoàn toàn  KHÔNG PHÙ HỢP cho động cơ Xe máy và Mô tô (MCO).

Dầu nhớt ô tô tiêu chuẩn API SP, khắc phục hiện tượng LSPI trong động cơ.

Ưu điểm chính của API SP là khắc phục hiện tượng “cháy sớm” (hiểu nôm na). Theo kỹ thuật là LSPI (Low-Speed Pre-Ignition) trong các động cơ thế hệ mới với turbo, phun trực tiếp (DI- Direct Injection) sử dụng xăng. Trên thế giới, khuynh hướng ôtô được sản xuất và sử dụng có dung tích buồng đốt ngày càng nhỏ hơn. Trong khi công suất lại yêu cầu tăng cao hơn. Do đó, turbo được sử dụng để nén nhiều không khí hơn vào buồng đốt hơn. Khi so sánh với kiểu động cơ lớn hút và nạp khí tự nhiên kiểu truyền thống.

Tại Hoa kỳ, Ford MotorGeneral Motor sử dụng nhiều động cơ 3 xy lanh, dung tích 1L. Với kiểu nạp khí ở áp suất cao ( động cơ EcoBoost và Ecotec,…) sản sinh ra công suất tương đương công suất động cơ 1.6L với 4 xy lanh. Ngoài ra, động cơ nói trên cũng giảm 20% nhiên liệu tiêu thụ và lượng CO2 phát thải. Tuy nhiên, với kiểu phun nhiên liệu trực tiếp và đa điểm. Hiện tượng “LSPI-cháy sớm” trước khi đánh lửa khi nhiên liệu và không khí được trộn lẫn hay xảy ra. Hiện tượng này là bất thường và gây xáo trộn chu kỳ đánh lửa cũng như triệt tiêu công sinh ra chuyển đổi cơ năng.

LSPI cũng sinh ra hiện tượng tăng áp suất đột ngột trong buồng đốt. Trong trường hợp đó, tiếng ồn động cơ to hơn, cũng có khi gây hư hỏng động cơ. Ngày nay, một phần lớn động cơ có kích thước nhỏ và trang bị turbo tăng áp. Động cơ có xác suất xảy ra hiện tượng “cháy sớm” như vậy thường xuyên hơn.

Yếu tố kỹ thuật của dầu nhớt ô tô tiêu chuẩn API SP.

Một vài yếu tố là nguyên nhân xảy ra hiện tượng LSPI, trong đó dầu nhớt được chỉ đích danh. Đối với lý thuyết liên quan tới dầu nhớt, các chuyên gia tập trung vào các giọt “hơi dầu” xâm nhập vào buồng đốt thông qua vách xy lanh và khe hở piston. Các giọt dầu này “tự cháy” và gây nên “cháy sớm”. Lý thuyết thứ hai, tập trung vào hiện tượng cặn bám vào thành xy lanh và đỉnh piston sẽ … “tự cháy” . Calcium, kim loại có trong phụ gia tẩy rửa của dầu động cơ liên quan đến loại cặn này. Do đó, để khắc phục, hiển nhiên dầu nhớt được pha chế với dầu gốc tốt như Nhóm III hay Nhóm IV. Phụ gia cân bằng giữa tính tẩy rửa và hàm lượng Calcium là mục tiêu của tiêu chuẩn API SP.

MaxPro1 được API cấp chứng nhận API SP cho dòng P9000 Gold với độ nhớt SAE 0W-XX. Với dầu gốc chất lượng và đáp ứng phù hợp cho các động cơ như phân tích trên.  Cấp SAE 0W-16 đặc biệt phù hợp cho các loại xe có dung tích xy lanh nhỏ. Cùng với yêu cầu tiết kiệm nhiên liệu theo ILSAC-GF-6B ( Tiêu chuẩn Hoa Kỳ). Tại Việt nam, phù hợp hơn với cấp độ nhớt SAE 0W-20 hay 0W-30. Sản phẩm P9000 Gold lAPI SP là loại dầu động cơ cao cấp nhất. Đáp ứng tiêu chuẩn khí thải theo Euro V được áp dụng cho xe mới tại Việt nam từ năm 2022.

Xem thêm:

Tiêu chuẩn dầu nhớt Nhật Bản JASO- GVL là gì?

Theo ESKA Singapore, Made in Singapore.

Tiêu chuẩn dầu nhớt Nhật Bản JASO- GVL là gì?

0

Tiêu chuẩn dầu nhớt Nhật Bản JASO- GVL là gì?

Tổ chức Tiêu chuẩn Ô tô Nhật Bản (JASO) đã phát triển tiêu chuẩn kỹ thuật cho dầu động cơ ô tô (xăng) có chỉ số độ nhớt cực cao thế hệ mới. Tiêu chuẩn dầu nhớt Nhật Bản JASO GLV-2 sẽ thông qua vào tháng 10/2024.

Đặc điểm của tiêu chuẩn này là có độ nhớt động học cực thấp và chỉ số độ nhớt cực cao. Có thể gọi là “độ nhớt phẳng”, có nghĩa độ nhớt dường như biến đổi không đáng kể ở khoảng nhiệt độ hoạt động trong động cơ.

Phát triển tiêu chuẩn dầu nhớt Nhật Bản có độ nhớt thấp JASO GLV-1

Vài năm trước, một sự hợp tác trong ngành giữa Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA), Hiệp hội Dầu khí Nhật Bản (PAJ)Hiệp hội kỹ sư ô tô Nhật Bản (JSAE) để thực hiện nghiên cứu dầu động cơ xăng thế hệ tiếp theo JASO. Sự hợp tác đó đã tạo ra tiêu chuẩn kỹ thuật JASO SAE 0W-8SAE 0W-12 mới, đầu tiên tại Nhật Bản.

JASO đã giới thiệu tiêu chuẩn kỹ thuật JASO GLV-1 vào năm 2019. JASO GLV-1 là tiêu chuẩn được thiết kế cho dầu nhớt bôi trơn thế hệ mới. Đặc điểm tiết kiệm nhiên liệu, đặc biệt tập trung vào động cơ sử dụng dầu nhớt có độ nhớt thấp, làm giảm ma sát. Những loại dầu này được chế tạo để cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu, cải thiện lượng khí thải thấp.  Đáp ứng nhu cầu của các động cơ hiện đại hoạt động theo các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt. Đặc điểm kỹ thuật này là một phần hướng tới dầu nhớt ô tô thân thiện với môi trường hơn. Hỗ trợ sự thay đổi của ngành công nghiệp ôtô theo hướng bền vững, giảm lượng khí thải carbon.

JASO sắp thông qua tiêu chuẩn JASO GLV_2.

Dầu chỉ số độ nhớt cực cao JASO GLV-2 là dầu động cơ tiết kiệm nhiên liệu. Tương thích”thuận”, sử dụng không chỉ trong phương tiện mới mà còn trong các phương tiện đang sử dụng. Cũng góp phần giảm lượng carbon dioxide.

Khái niệm “dầu có độ nhớt phẳng“, có sự phụ thuộc nhiệt độ nhỏ hơn. Tiêu chuẩn kết hợp chỉ số độ nhớt cao và độ nhớt thấp. Phụ gia VII với dầu gốc chất lượng cao để giảm độ nhớt trong toàn bộ phạm vi nhiệt độ. Độ nhớt trong phạm vi nhiệt độ cao tương đương với SAE 0W-20 hoặc SAE 0W-16 để đảm bảo độ tin cậy. Độ nhớt trong phạm vi nhiệt độ thấp đến trung bình đã được giảm hơn nữa. Như để cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu.

Các Thử nghiệm NOACK, phát hiện có mối tương quan kém với mức tiêu thụ dầu động cơ ở 250°C. NOACK là thử nghiệm về độ bay hơi dầu nhớt. Điều kiện thử nghiệm điều chỉnh 150°C phù hợp với nhiệt độ màng dầu tại bề mặt thành động cơ. Tiêu chuẩn JASO GLV-2 kết hợp phương pháp kiểm tra độ ổn định độ nhớt (HTHS) mới theo ASTM. Cùng một số thay đổi đối với giới hạn trong các thử nghiệm thực tế và mô phỏng còn lại theo JASO. JASO dự kiến bổ sung JASO GLV-2, và áp dụng vào tháng 10/2024.

Xem thêm:

JASO sửa đổi tiêu chuẩn dầu xe máy (MCO):T 903:2023

Theo ESKA Singapore, ngày 8-8-2024

Nguyên nhân hiện tượng tụt áp trong động cơ! (Phần 2)

0

Tụt áp trong động cơ là một trong trong hiện tượng không thường gặp. Nhưng khi đèn áp suất dầu của xe bật sáng hoặc đồng hồ đo áp suất báo chỉ số thấp hơn bình thường. Nó có thể báo hiệu một vấn đề lớn, liệu vấn đề này có liên quan đến dầu nhớt?

Tại sao áp suất dầu lại quan trọng?

Hệ thống bôi trơn của động cơ về cơ bản được hình thành bởi máy bơm, bộ lọc dầu, ống dẫn mao mạch và các thành phần chi tiết của máy, động cơ. Áp suất trong hệ thống được tạo ra bởi trở lực mà dầu phải vượt qua trong các mạch dẫn để đến được các vị trí bôi trơn. Một máy bơm được sử dụng để cưỡng bức dầu nhớt chảy qua hệ thống. Khi một động cơ đang trong giai đoạn thiết kế, máy bơm dầu nhớt cũng được tính toán. Cần tạo áp suất, lưu lượng cần thiết để dầu nhớt lưu thông đến vị trí bôi trơn xa nhất.

Khi áp suất dầu thấp, hiển nhiên hiểu là cái gì đó không hoạt động đúng!. Cũng có nghĩa là có khả năng lưu lượng nhớt không đủ di chuyển qua hệ thống. Việc thiếu dầu nhớt bôi trơn sẽ dẫn đến tiếp xúc giữa các bề mặt kim loại và gây hỏng máy. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình huống, động cơ có thể bị hỏng trong thời gian ngắn. Việc sửa chữa cũng có thể tốn kém, và hầu hết các động cơ cần phải được thay thế.

Hậu quả của việc “tụt áp”

Giảm công suất: Khi động cơ bị tụt áp, nó không thể tạo ra lực cần thiết để đốt cháy hiệu quả. Điều này dẫn đến giảm công suất, khiến xe/ tàu cảm thấy chậm chạp và không phản hồi.

Hiệu quả nhiên liệu kém: Với áp suất thấp, động cơ phải vật lộn để đốt cháy nhiên liệu hiệu quả. Điều này dẫn đến tăng mức tiêu thụ nhiên liệu.

Tăng lượng khí thải:  Quá trình đốt cháy không hiệu quả cũng có thể dẫn đến lượng khí thải cao hơn. Gây hại về kinh tế và môi trường.

Quá nóng:  Mất áp suất động cơ có thể làm gián đoạn hệ thống làm mát. Hiện tượng quá nhiệt và có khả năng hư hỏng hay xảy ra.

Ảnh hưởng của độ nhớt

Độ nhớt ảnh hưởng đến áp suất dầu. Thực nghiệm đơn giản, nếu đổ dầu nhớt lên một bề mặt nghiêng, nó sẽ chảy xuống dốc do lực hấp dẫn. Độ nhớt càng cao, dầu nhớt sẽ chảy càng chậm. Do đó, độ nhớt có thể được định nghĩa là khả năng chống dòng chảy. Độ nhớt của chất bôi trơn thay đổi theo nhiệt độ, giảm khi nhiệt độ tăng và tăng khi nhiệt độ giảm. Độ nhớt của dầu động cơ  sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường trong quá trình khởi động cũng như nhiệt độ hoạt động bình thường của động cơ.

Hầu hết các chủ xe đều quen thuộc với các cấp độ nhớt do tổ chức SAE  phát triển, chẳng hạn như SAE 10W-30, SAE 15W-40, v.v. Các tiêu chuẩn này, dựa trên các hệ thống được chuẩn hoá. Một loại SAE, chẳng hạn như SAE 20W-50, không có giá trị độ nhớt duy nhất mà là một khoảng độ nhớt (độ nhớt động học:16,3-21,9 cSt, ở 100oC). Biểu thị một phạm vi độ nhớt với giới hạn tối thiểu và tối đa.

Các nhà sản xuất dầu nhớt có quyền tự do pha chế sản phẩm trong phạm vi độ nhớt được chấp nhận cho một loại cụ thể, như ví dụ trên.

Lý do áp suất dầu thấp, tụt áp trong động cơ.

Áp suất dầu trong động cơ có thể thấp vì một số lý do. Khi đồng hồ đo áp suất phát hiện áp suất dầu thấp, hãy lưu ý rằng nó có thể là thật hoặc chỉ là kết quả đọc không chính xác. Trong mọi trường hợp, nó giúp hiểu một số nguyên nhân phổ biến nhất.

1. Không đủ dầu trong động cơ

Ngay cả khi lượng dầu bôi trơn chính xác đã được thêm vào trong quá trình thay dầu. Dầu có thể bị tiêu thụ quá mức do bay hơi. Dầu bị cháy do vòng piston bị mòn và rò rỉ qua vòng đệm. Dầu nhớt tiêu hao dầu nhiều khi động cơ cũ đi, vì vậy kiểm tra mức dầu và nạp đầy có thể là một giải pháp đơn giản. Tuy nhiên, nếu rò rỉ rõ ràng bên ngoài động cơ hoặc phát hiện có giọt dầu dưới chỗ đậu xe, bộ phận rò rỉ nên được khắc phục càng sớm càng tốt.

Khi động cơ cũ, nó sẽ đốt cháy nhiều dầu hơn. Khi động cơ tiêu thụ một lít dầu mỗi 2.000-3.000 kms, việc đại tu là cần thiết. Nếu khoảng thời gian thay dầu bị kéo dài quá mức, mức dầu có thể khá thấp, ngay cả khi động cơ không cũ lắm do hiện tượng dầu bay hơi hay tạo bùn. Do đó, hãy tuân theo các khoảng thời gian thay dầu thích hợp và kiểm tra mức dầu định kỳ.

2. Độ nhớt quá cao hoặc thấp

Khi độ nhớt của dầu quá thấp hoặc cao, nó có thể được phát hiện “tụt áp” trong quá trình cung cấp dầu cho động cơ. Độ nhớt thấp tạo ra ít lực cản hơn để chảy qua các đường dẫn được cho là áp suất thấp hơn bởi đồng hồ đo áp suất hoặc cảm biến.

Độ nhớt quá cao có thể tạo ra lực cản lớn hơn từ dầu được bơm, dẫn đến thiếu dầu bôi trơn trong hệ thống và do đó áp suất thấp hơn.

Trong động cơ, độ nhớt của dầu bị ảnh hưởng bởi độ nhớt của chất bôi trơn ban đầu được chọn, nhiệt độ hoạt động, sự phân hủy các chất phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt và sự hiện diện của các chất gây ô nhiễm như glycol và bồ hóng. Sổ tay hướng dẫn sử dụng xe chỉ định các cấp độ nhớt được khuyến nghị theo thiết kế phù hợp với nhiệt độ môi trường xung quanh nơi xe hoạt động.

Lựa chọn độ nhớt cao hơn có thể là một mối quan tâm, đặc biệt là đối với các động cơ khởi động trong thời tiết lạnh. Độngcơ khởi động phát tiếng ồn nhiều hơn và đôi khi có tiếng “khua lọc cọc” của bộ cam truyền động khi nhớt chưa bơm lên kịp.

Độ nhớt thấp có thể là kết quả của nhiều yếu tố, chẳng hạn như pha loãng nhiên liệu. Hiện tượng nhiên liệu cháy không hết ở buồng đốt lọt vào cac-te chứa nhớt. Lựa chọn độ nhớt của dầu bôi trơn không chính xác hoặc cũng do nhiệt độ quá cao do quá tải hoặc lỗi hệ thống làm mát (quạt hoặc nước mát).

3. Áp suất thấp rõ ràng

Trong động cơ diesel, đồng hồ đo áp suất thường báo áp suất thời gian thực. Một số hãng sản xuất dầu bôi trơn có độ nhớt thấp nhưng vẫn nằm trong phạm vi của loại SAE quy định.

Độ nhớt thấp hơn mang lại tính lưu động tốt hơn thông qua các hệ thống bôi trơn. Tuy nhiên, có thể dẫn đến áp suất thấp hơn trong đồng hồ đo áp suất. Nếu áp suất nằm trong phạm vi bình thường, không có lý do gì để lo lắng. Cũng có thể thấy rằng một số loại dầu động cơ tạo ra áp suất cao hơn những loại khác. Do đó, độ nhớt ảnh hưởng đến áp suất tuỳ theo từng hãng sản suất.

Một số nguyên nhân do động cơ.

1.  Hao mòn động cơ

Nguyên nhân có thể gây ra áp suất thấp là do vòng bi động cơ bị mòn, đặc biệt nếu động cơ có quãng đường đi được rất cao. Hao mòn quá mức làm giảm hạn chế dòng chảy ban đầu, do đó làm giảm áp suất. Nếu đây là trường hợp, động cơ có thể sẽ cần phải được sửa chữa lại hoặc thay thế.

2.  Đồng hồ đo áp suất dầu bị lỗi

Nếu đèn cảnh báo áp suất dầu bật sáng nhưng bạn đã xác nhận rằng mức dầu là chính xác và động cơ đang chạy bình thường không có tiếng ồn bất thường hoặc nhiệt độ cao, vấn đề có thể là bộ phận cảm biến bị lỗi.

Bạn có thể muốn kiểm tra áp suất dầu bằng máy đo. Nếu áp suất bình thường, chỉ cần thay thế cảm biến áp suất dầu. Tuy nhiên, nếu đèn cảnh báo hoặc chỉ số đồng hồ đo thấp tiếp tục sau khi thay thế cảm biến, vấn đề có thể là do bơm dầu không tốt.

3.  Bơm nhớt bị mòn

Nếu mức dầu trên que thăm dầu ở mức bình thường nhưng động cơ chạy ồn ào, bơm có thể bị mòn. Một máy bơm bị mòn không thể tạo ra áp suất cần thiết do rò rỉ bên trong. Dừng động cơ cho đến khi sự cố có thể được khắc phục. Thay thế máy bơm sẽ là cần thiết.

4.   Bộ lọc nhớt bị tắc.

Trong hệ thống tuần hoàn nhớt, đồng hồ đo áp suất được lắp đặt sau bộ lọc. Nếu bộ lọc bị tắc với các chất gây ô nhiễm và van bypass không hoạt động chính xác, nó có thể dẫn đến thiếu nhớt bôi trơn.

Một bộ lọc bị tắc thường là kết quả của một loại dầu sử dụng quá lâu. Nó cũng có thể được gây ra bởi ô nhiễm nước và / hoặc bồ hóng. Nước thường đến từ rò rỉ hệ thống làm mát, trong khi bồ hóng quá mức có thể là kết quả của quá trình đốt cháy kém. Nếu van bypass không hoạt động bình thường, bộ lọc bị lỗi có thể là nguyên nhân.

Biện pháp giảm nguy cơ tụt áp trong động cơ.

Để giảm nguy cơ áp suất dầu thấp trong động cơ, thay nhớt và lọc theo đúng khoảng thời gian. Ngoài ra, sử dụng dầu bôi trơn chất lượng cao.  Chọn độ nhớt phù hợp và tiêu chuẩn chất lượng API phù hợp trong hướng dẫn sử dụng động cơ / xe.

Hãy chắc chắn kiểm tra mức dầu định kỳ. Kiểm tra động cơ (và sàn nhà để xe) xem có rò rỉ không. Ngoài ra, quan sát khói xanh phát ra từ ống xả, đặc biệt là với động cơ quãng đường dài. Đó là hiện tượng dầu nhớt bị cháy. Phân tích dầu theo định kỳ để xác định tình trạng của dầu và máy móc sẽ là dự đoán / chủ động tốt nhất.

Hiện tượng tụt áp trong động cơ do nhớt?

Có hay không hiện tượng tụt áp trong động cơ do nhớt? Câu trả lời là có! Sử dụng dầu nhớt có tiêu chuẩn rõ ràng và phù hợp sẽ khắc phục được hiện tượng này. Tuy nhiên, việc “tụt áp” bao gồm rất nhiều nguyên nhân như phân tích trên. Nguyên nhân về nhớt chỉ có thể là nhớt không có màng bôi trơn bền. Hay không đúng khuyến nghị của nhà sản xuất máy (OEMs). Màng bôi trơn mỏng quá có thể tiết kiệm nhiên liệu (độ nhớt thấp). Nhưng hay bị phá vỡ chế độ bôi trơn thuỷ tĩnh lý tưởng. Màng bôi trơn dày quá có thể “duy trì áp suất” nhưng động cơ có sức ỳ. Hiện tượng ô xy hoá dầu nhớt nhanh xảy ra, do công thức chứa nhiều phụ gia có EPDM (tăng chỉ số độ nhớt-VII).

Một số nguyên cứu của ESKA chỉ ra rằng, tuỳ theo tốc độ của động cơ mà chọn độ nhớt và màng bôi trơn (HTHS) phù hợp. Động cơ off-road khác với động cơ xe tải, và cũng khác nhau đối với động cơ tàu đánh cá.

Xem thêm:

Dầu nhớt động cơ tàu cá ở Việt nam ?

Dầu nhớt xe đầu kéo Mỹ (Phần 1)

Dầu nhớt cho xe tải Trung quốc. (Phần 3)

Theo ESKA Singapore, ngày 5-8-2024

Dầu nhớt xe đầu kéo Mỹ (Phần 1)

0

Dầu nhớt xe đầu kéo Mỹ cũng là lãnh vực nghiên cứu thú vị mà ít người quan tâm. Không chỉ người quản lý mà còn là người sử dụng. Vì xe đầu kéo Mỹ với công suất mạnh và linh hoạt trong vận hành. Nên đầu kéo Mỹ đang là lựa chọn hàng đầu cho các khách hàng vận tải tại Việt Nam…

Xe đầu kéo Mỹ tại Việt Nam và sản lượng tiêu thụ dầu nhớt.

Lượng xe tải và chuyên dụng, dầu kéo lưu hành đến tháng 3-2023, theo Cục ĐKVN

Theo số liệu trên thì có 90% xe tải và đầu kéo container, chuyên dụng có tuổi đời từ 7-20 năm. Trong đó theo nghiên cứu của Technavio thì lượng xe tải và đầu kéo trên 10 T khoảng 600 ngàn chiếc (35%). Lượng xe dầu kéo Mỹ nhập khẩu vào Việt nam trong khoảng 20 năm trở lại đây còn lưu hành khoảng 150 ngàn chiếc, đa số là xe cũng trung bình có tuổi thọ khoảng 15 năm. Mỗi năm lượng xe này tiêu thụ khoảng 35 ngàn tấn (35 KT). Bao gồm nhiều cấp chất lượng và độ nhớt sử dụng khác nhau! Nhưng cũng tuỳ năm tuỳ theo tình hình kinh tế!

Xe đầu kéo Mỹ sử dụng động cơ kiểu gì?

Hiện tại, trên thị trường có 2 dòng đầu kéo Mỹ được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.  Đầu kéo Mỹ Inernational MaxxForce và Freightliner Cascadia.

Đầu kéo Freightliner Cascadia.

Xe đầu kéo Mỹ Freightliner hay còn gọi là xe đầu kéo Mỹ Cascadia có tải trọng khá cao. Phù hợp với nhiều loại romooc đáp ứng được nhu cầu vận chuyển.

Đầu kéo Mỹ Cascadia sở hữu động cơ Detroit loại DD13DD15 cải tiến thế hệ mới. Nổi tiếng đứng đầu số 1 tại Mỹ, có độ bền cao, tiết kiệm dầu chỉ từ 30-35 lít/ 100Km. Những dòng xe đầu kéo Mỹ Freightliner được đánh giá có khả năng đạp rất vọt, chạy rất lướt, xử lý khí thải cao cấp triệt để phù hợp với dầu Diesel tại Việt Nam.

Xe đầu kéo Freightliner luôn được đánh giá cao với độ ổn định về máy,bền bỉ. Động cơ Detroit có sức mạnh và tiết kiệm nhiên liệu nhờ vào lực xoắn mô-men cao. Giảm lượng khí thải ra môi trường.

Detroit Diesel Corporation là nhà sản xuất động cơ diesel của Mỹ có trụ sở tại Detroit, Michigan. Nó là công ty con của Daimler Truck North America, thuộc sở hữu hoàn toàn của Daimler Truck AG.

 Đầu kéo Internatinal Maxxforce

Đầu kéo Mỹ Maxxforce ứng dụng được công nghệ kim phun nhiên liệu. Trang bị động cơ Cummins có công nghệ xử lý khí thải hiện đại. Động cơ Maxxforce có 2 loại dung tích xi lanh 11L và 13L có công suất cao (420 Hp)

Đầu kéo Mỹ International MaxxForce trong khoảng thời gian 2009 – 2014 có nhiều thay đổi, và nhiều lỗi. Vào năm 2014 là thời điểm toàn bộ xe đầu kéo Mỹ International MaxxForce đều đã bị tịch thu hoàn toàn và không cho sử dụng tại thị trường Mỹ. Nhưng vẫn được nhà cung cấp thu vào và phân phối tại Việt Nam?

Dầu nhớt xe đầu kéo Mỹ sử dụng chất lượng nào?

Dầu động cơ API CK-4, được API phê duyệt năm 2016. Cho đến năm 2018, Ford mới phê duyệt API CK-4 cho động cơ diesel thử nghiệm bởi xe tải nhẹ. Ford khuyến cáo khách hàng không nên sử dụng API CK-4 vì liên quan đến lo ngại mài mòn. Sau đó, Ford cho phép sử dụng CK-4/FA-4 trong một phần nhỏ các thế hệ động cơ tải nhẹ mới nhất với điều kiện hàm lượng Phospho không thấp hơn 1,000 ppm. API CK-4 sử dụng được cho các động cơ đời cũ với độ nhớt phù hợp và được hầu hết các OEMs khuyến khích sử dụng vì tính tương thích này(xe cũ)

Xe đầu kéo Mỹ đa số có tuổi đời trên 10 năm, đã qua nhiều lần trung tu và đại tu. Thế hệ xe này đa số được khuyến nghị sử dụng dầu động cơ API CJ-4. Là tiêu chuẩn dầu động cơ có S.A.P.S trung bình (hàm lượng tro Sulfates). S.A.P.S là nguyên nhân gây bịt kín bộ lọc bụi PDF trên các thế hệ động cơ có xử lý khí thải, bụi. Tuy nhiên không phải API CJ-4 là loại dầu nhớt phổ biến ở Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. Phổ biến nhất có thể trước đây là API CF-4, sau khoảng 5 năm trở lại đây thì API CI-4 chiếm ưu thế!

Dầu nhớt xe đầu kéo Mỹ sử dụng độ nhớt nào?

Dầu nhớt  xe đầu kéo Mỹ trước đây hay sử dụng API CI-4 với độ nhớt SAE 20W-50. Nhưng khuyến nghị cho dầu nhớt xe đầu kéo Mỹ trong khoảng thời gian gần đây là API-CK-4/ SAE 15W-40. Như vậy đối với các đầu xe cũ trước đây có thể dùng API CK-4 hay không? Câu trả lới là “ Được và không được”.

Vấn đề là lựa chọn độ nhớt đúng cho động cơ của mình!. Đối với các loại động cơ (xe) mới thì tuân theo khuyến nghị của nhà sản xuất (OEMs) và tuyệt đối tuân thủ chế độ bão dưỡng định kỳ sẽ tăng tuổi thọ và hiệu quả động cơ. Tại Mỹ, đối với xe tải và xe đầu kéo container, các OEMs đều khuyến nghị nên thay nhớt khi sử dụng khoảng 30,000 miles ( tương đương hơn 40 ngàn Kms) điều này được không? Được, dựa trên các theo dõi và thử nghiệm thực tế trên đường đối với một loại dầu nhớt chất lượng nhất định. Ở Việt nam, Chevron đã khuyến nghị như vậy!

Khoảng thập niên 1980s, Pennzoil (Mỹ) đã pha chế loại nhớt có SAE 15W-40 với hàm lượng tro Sulphates (S.A.P.S) cao: 1,5% và đã ghi nhận sẽ cho phép động cơ xe tải đi 1 triệu dặm (miles)  trước khi đại tu với khoảng thời gian thay nhớt từ 25.000 đến 35.000 dặm. Ngoài ra, dầu SAE 15W-40 làm giảm mức tiêu thụ dầu(thông dụng trước đây sử dụng SAE 20W-50). Dựa trên nghiên cứu của các nhà cung cấp phụ gia mô tả về tuyên bố tiêu thụ dầu thấp hơn dựa trên màng dầu mỏng hơn trong khu vực vòng séc-măng, dẫn đến ít dầu bị quét ra và cháy hơn.

Thực tế!

Các động cơ cũ tuổi thọ khoảng trên 10 năm. Trải qua vài lần sữa chữa trung tu và thậm chí đại tu thì tăng độ nhớt sử dụng là điều hiển nhiên. Nhưng tăng thế nào cho đúng? Cần nghe chính động cơ của mình và cảm nhận chiếc xe đang lái là điều tối quan trọng. Thông thường trước đây sử dụng SAE 15W-40, cũng có thể tăng lên SAE 20W-50 sau khi đại tu? Nhưng đó cũng là một lựa chọn khó khăn đối với người kỹ tính. Nên giữ độ nhớt SAE 15W-40 chạy thử nghiệm một thời gian!. Nếu động cơ hay mất “áp suất/tụt áp” thì có thể chuyển sang độ nhớt SAE 20W-50! Nhưng nếu đang sử dụng SAE 20W-50 mà động cơ ra nhiều khói và có “sức ỳ” khi leo dốc thì nên chuyển sang SAE 15W-40!

Dầu nhớt xe đầu kéo Mỹ ở Việt nam nên tránh xa chuẩn API FA-4! Vì sao?

Một khuyến nghị rất thật từ: Daimler Bắc Mỹ (Động cơ Detroit). OEM duy nhất KHÔNG phê duyệt API FA-4 với động cơ trước năm 2017. Tương đương các loại độ nhớt SAE 5W-30/0W-20. Cho nên, ở Việt Nam cũng vậy, đối với xe cũ không cứ phải nghe khuyến nghị từ “chỗ bán nhớt”. Với chất lượng “tuyệt đỉnh API CK-4” và “tổng hợp hoàn toàn- fully synthetic”. Và độ nhớt thấp SAE 0W-20 hay SAE 10W-30 thì xe sẽ chạy “ ngon”!

Thất bại là do không hiểu về kỹ thuật bôi trơn!

Xem thêm:

Dầu nhớt xe vận tải|Có nên sử dụng dầu nhớt có độ nhớt thấp?

Dầu động cơ cao cấp sử dụng tốt cho động cơ cũ?

Dầu động cơ API CK-4| Thời tới?

…còn tiếp:

Phần 2: Tại sao có hiện tượng “tụt áp” trên các xe đầu kéo Mỹ, xe tải và máy thuỷ tàu cá?

Theo ESKA Singapore, ngày 30-7-2024.

Dầu chống gỉ ESKA Singapore.

0

Dầu chống gỉ là một dạng ức chế chống ăn mòn hoá học. Tác dụng hình thành một lớp màng mềm bao phủ bề mặt kim loại. Ngăn bề mặt kim loại tiếp xúc với không khí ẩm hay môi trường ẩm mặn.

Khái niệm ăn mòn kim loại và tác hại của ăn mòn.

Ngày 24-4 mỗi năm, được chọn là ngày ăn mòn thế giới, để nhận thức hậu quả và hệ lụy của rỉ sét và ăn mòn. Rỉ sét, ăn mòn là một hiện tượng tự nhiên, đề cập đến sự xuống cấp của kim loại khi bề mặt bị oxy hóa. Hiện tượng thường do ẩm, hơi nước ngưng tụ trong môi trường trong đó.

Theo Hiệp hội Bảo vệ chất lượng vật liệu, (Association for Materials Protection and PerformanceAMPP),  ăn mòn chiếm khoảng 2,5 nghìn tỷ USD thiệt hại trên toàn thế giới — tương đương 3,4% tổng thiệt hại GDP toàn cầu.

Tuy nhiên, với biện pháp phòng ngừa, AMPP gợi ý rằng sự bảo vệ thích hợp và kiểm soát ăn mòn có thể làm giảm những chi phí đó khoảng 15% lên đến 35%, tương đương với khoảng 375 – 875 tỷ USD tiết kiệm mỗi năm. Không giải quyết đầy đủ sự ăn mòn là không chỉ gây tổn hại về mặt chi phí thời gian mà cũng ảnh hưởng đến máy móc, ảnh hưởng đến sản xuất và hiệu năng.

Chất ức chế ăn mòn hình thành một lớp để bảo vệ bề mặt kim loại. Hoạt động như một rào cản khi bề mặt tiếp xúc với nước, không khí hoặc môi trường nhất định.

Chất chống ăn mòn được sử dụng trong vô số các ứng dụng trong nhiều ngành. Trong vận chuyển, gia công kim loại, xử lý nước, sản xuất hóa chất cũng như lĩnh vực dầu khí. Không có nó, cơ sở hạ tầng sẽ vỡ vụn, đường ống sẽ vỡ và máy móc- thiết bị sẽ hư hỏng.

Khái niệm dầu chống gỉ

Dầu chống gỉ làm tăng tuổi thọ của kim loại bằng cách giảm tác hại của ăn mòn. Các ngành công nghiệp như ô tô, sơn, thép, xây dựng và sản xuất sử dụng dầu chống gỉ thường xuyên…

Dầu chống gỉ có ba loại: gốc dầu, gốc nước và gốc dung môi. Vì vậy, cái nào là tốt nhất? Hiểu để giải quyết các vấn đề thường gặp về các loại chất chống gỉ để giúp chọn loại tốt nhất cho nhu cầu của mình.

Các loại dầu chống gỉ tiêu chuẩn

Có ba loại chất chống gỉ thường gặp trên thị trường:

Dầu chống gỉ gốc dầu:

Chất ngăn ngừa gỉ sét này dựa trên công thức dầu khoáng và phụ gia. Loại màng và độ dày là từ 2 đến 6 micron, và Điểm chớp cháy thường là khoảng 200°C.  Những loại dầu này thường cung cấp khả năng chống gỉ trong tối đa sáu tháng. Cũng được xem như dầu bảo quản trong lòng máy các động cơ chưa được lắp ráp hoàn chỉnh.  Và cần bảo quản vận chuyển trong khoảng thời gian khá dài. Trước đây, khi vấn đề toàn cầu hoá sản xuất còn gặp khó khăn về chuỗi cung ứng hay logistic. Một động cơ từ nước này cần lắp ráp hoàn chỉnh ở một nới sản xuất khác đôi khi cần vài tháng để vận chuyển, chưa kể thời gian tồn kho.

Dầu chống gỉ gốc nước:

Những loại dầu chống gỉ này hòa tan trong nước, hoạt động tốt cho yêu cầu bảo vệ ngắn hạn. Loại màng và độ dày có thể là 2/3 micron hoặc tổng hợp <1 micron. Những loại dầu này thường cung cấp bảo vệ ngắn hạn và có những hạn chế ứng dụng nhất định.

Dầu chống gỉ gốc dung môi:

Loại dầu này thường dễ sử dụng và có thể được ứnp dụng cho tất cả các kim loại. Loại màng và độ dày phụ thuộc vào yêu cầu.  Và thường nằm trong khoảng từ 1 micron đến 2/3 micron hoặc 3/4 micron. Có những sản phẩm có điểm chớp cháy khác nhau từ 40°C đến 80°C. Dầu chống gỉ gốc dung môi tốt nhất có thể bảo vệ các chi tiết kim loại lên đến 18 tháng.

Dầu chống gỉ gốc dung môi linh hoạt và bảo vệ lâu hơn so với gốc dầu hay nước. Phụ gia sẽ tạo thành một lớp phủ để ngăn nước hoặc oxy ăn mòn kim loại. Phương pháp tốt nhất để sử dụng dầu chống gỉ là nhúng, lau hay phun sương các chi tiết bảo vệ. Dầu chống gỉ gốc dung môi cũng hoạt động hoàn hảo trong điều kiện khắc nghiệt với hơi ẩm mang muối.

5 ưu điểm hàng đầu của Dầu chống gỉ gốc dung môi

  1. Màng mỏng: Có thể đạt được ít nhất độ dày màng của lớp phủ chống gỉ với chất chống gỉ gốc dung môi. Do đó tính thẩm mỹ của các thành phần được duy trì, nhất là không thay đổi độ sáng của bề mặt kim loại.
  2. Bảo vệ trong môi trường mặn: Vì dầu phòng ngừa tạo thành một lớp màng bảo vệ mềm, nhờn trên bề mặt kim loại, nó ngăn muối hoặc độ ẩm xâm nhập vào các bộ phận kim loại, tăng hiệu quả và giảm chi phí.
  3. Cung cấp bảo vệ lâu dài: Tuổi thọ điển hình của màng dầu khoảng 2-3 micron lên đến 12 tháng trong điều kiện đóng gói. Là thời gian cao hơn nhiều so với bất kỳ loại gốc dầu hoặc dầu chống gỉ gốc nước nào.
  4. Không nhuộm màu: Khô nhanh, màng mỏng và khử nhờn. Là một trong số tính năng chống lại sự hình thành vết bẩn trên bề mặt kim loại. Có thể loại bỏ màng bằng dung môi và để kim loại có được ánh kim như ban đầu.
  5. Khả năng tương thích: tương thích 100% với hầu hết các loại dầu bôi trơn. Không cần phải loại bỏ màng dầu bề mặt để gia công bề mặt kim loại hoàn chỉnh.
  6. Kinh tế : Có thể ứng dụng chất chống gỉ này trên bất kỳ bề mặt kim loại nào. Nên sẽ tiết kiệm hơn các chất chống gỉ khác. Nhất là phương pháp mạ tạm thời bề mặt với chi phí cao.

 Dầu chống gỉ trên thị trường Việt nam hiện nay

Với ứng dụng đa dạng trong công nghiệp và dân dụng. Dầu chống gỉ gốc dung môi có thể dùng như chất tẩy rửa xích (sên) cho mô tô và xe máy. Bảo vệ các chi tiết (spare parts) xe máy trước khi được vào công đoạn sơ và lắp ráp hoàn chỉnh. dầu chống gỉ gốc dung môi ứng dụng bảo vệ các trục in trong công nghệ in ấn bao bì. Dầu chống gỉ được dùng nhiều nhất trong sản xuất ống thép đen. Không tạo các vết ố trên ống trong môi trường ẩm ướt là yêu cầu bắt buộc.

Thị trường nổi tiếng trước đây với sản phẩm chống gỉ của Shell RustKote 943/945, nhưng sau khi chuyển giao mảng MWF cho Houghton thì các sản phẩm này cũng ít tìm thấy tên thị trường. Một sản phẩm đáng lưu ý của Total  Osyris HLS4 cũng thông dụng trong công nghiệp sản xuất linh kiện xe máy. ESKA Singapore với Antirust WX500 cũng là một sản phẩm ưa chuộng và được tìm kiếm nhiều trên thị trường với dạng chống gỉ gốc dung môi và nhẹ mùi.

Xem thêm:

Dầu chống gỉ (rỉ) ANTIRUST WX 500

Theo ESKA Singapore, ngày 20-7-2024

Dầu nhớt động cơ tàu cá ở Việt nam ?

0

Dầu nhớt động cơ tàu cá hay gọi chính qui hơn là tàu đánh bắt thuỷ hải sản. Thông thường đối với máy thuỷ, dầu động cơ cũng sử dụng chung cho dầu hộp số. Lượng tiêu thụ dầu nhớt tàu đánh bắt thuỷ sản chiếm khoảng 20 ngàn tấn/năm như trước đây, tương đương khoảng 7% tổng lượng dầu động cơ tiêu thụ tại Việt Nam, và 18% dầu HDEO.

Đến cuối năm 2021, cả nước có gần 91.720 tàu cá hoạt động trên các vùng biển. Trong đó tàu cá khai thác ven bờ hơn 42.640 chiếc; tàu khai thác xa bờ 30.391 chiếc… Nhưng cho đến tháng 7 năm 2023, số lượng tàu cá còn 86,130 chiếc. Trong đó có 71,706 tàu cá đã đăng ký, còn lại hơn 14,000 tàu chưa đăng ký trên phần mềm cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia Việt Nam, VNFISHBASE. (Theo báo Thuỷ sản)

Mỗi năm khai thác thủy sản đảm bảo việc làm, thu nhập cho 600.000 ngư dân trực tiếp trên biển. Cũng như gần 4 triệu lao động ngành dịch vụ thủy sản ven bờ.

Nhiên liệu (diesel) thường chiếm 45-60% chi phí đầu vào của tàu cá khai thác thủy sản. Nhiên liệu tăng liên tục trong vòng 3 năm qua. Giá các mặt hàng khác phục vụ khai thác tăng theo 10-15%, như dầu nhớt tàu đánh bắt thuỷ sản. Kết quả là chi phí đầu vào khai thác thủy sản đội lên 35-48%. Trong khi giá bán đầu ra lại tăng không đáng kể, thiếu ngư dân và tài nguyên biển cạn kiệt. Hiện tượng tàu cá nằm bờ vì chi phí cao hơn doanh thu đánh bắt xảy ra nhiều ở các cảng cá quan trọng.

Dầu nhớt động cơ tàu cá sử dụng loại gì?

Thông thường tàu đánh bắt thuỷ sản sử dụng máy thuỷ có tuổi đời khá cao. Trước đây hay sử dụng các loại máy Second-hand (nghĩa địa). Là  máy bãi nhập từ Nhật và các nước lân cận Hino, Cummin, Caterpillar. Sau này có trào lưu sử dụng máy mới của Yanmar hay Mitsubishi (Nhật) đối với chủ ghe có tiền. Một số cảng ngư dân chuyển nhiều qua sử dụng máy Trung Quốc: WeiChai, Jichai.. Vì tiền đầu tư ít và có sẵn linh kiện thay thế.

Dầu nhớt động cơ tàu cá hay sử dụng có độ nhớt SAE 20W-50. Riêng các máy Mitsubishi V12/V16 thường sử dụng SAE 15W-40 vì vòng tua khá cao và máy mới. Về cấp chất lượng các hãng dầu nhớt hay khuyến cáo sử dụng API CI-4. Điều này cũng đúng tuy nhiên cũng hơi lãng phí, tuy vậy cũng có hãng khuyến nghị API CK-4?

Đối với dầu nhớt động cơ tàu cá xa bờ thì API sử dụng phải cao hơn API CF_4, tốt nhất là CH-4 hay CI-4. Lý do nguồn dầu diesel sử dụng trên biển có hàm lượng lưu huỳnh rất cao 0,25% mua trôi nổi ngoài vùng khơi. Hàm lượng kiềm Tổng (TBN) trên 10 mgKOH/g. Nhưng điểm lưu ý của loại dầu nhớt này là không “tụt áp” có nghĩa là màng dầu bôi trơn trên thành piston không bị phá vỡ. Do đó, để sản xuất loại nhớt như vậy thì dễ mà rất khó trong bối cảnh nguyên liệu hiện nay trên thị trường…

Một số cảng biển rất chuộng Shell Rimula R1/20W50 (trước đây) hay ESKA TRAX MILER 20W50/ CH-4 là lý do đó. Độ ổn định HTHS cao sử dụng cho các máy có khe hở lớn (máy cũ) và động cơ trung tốc… Hạn chế sử dụng nhiều phụ gia tăng Chỉ số độ nhớt (VII) để ngăn trượt bánh răng hộp số!

Xem thêm:

Dầu động cơ diesel TRAX MILER

Đờn ông cũ liệu có “cưng”?

Theo ESKA Singapore, cập nhật 12-07-2024